| Hotline: 0983.970.780

Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 5

Thứ Hai 21/05/2018 , 06:40 (GMT+7)

Sáng ngày 21/5 tại Hà Nội, Quốc hội khóa XIV khai mạc kỳ họp thứ 5. Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày và họp phiên bế mạc vào ngày 15/6/2018. 

* Trường hợp ĐBQH Đinh Thế Huynh, Bộ Chính trị có ý kiến mới xem xét

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tại cuộc họp báo

Trong đó, thời gian dành cho công tác xây dựng pháp luật là 12 ngày, chiếm tỷ lệ 60% tổng thời gian của kỳ họp. Thời gian dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là 3 ngày; giám sát chuyên đề và các vấn đề quan trọng khác 3,5 ngày; khai mạc 1,5 ngày.

Về công tác lập pháp, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án Luật khác.

Quốc hội tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, thời gian để mỗi ĐBQH nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 ĐBQH nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.

Tại cuộc họp báo diễn ra cuối tuần qua, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã thông báo rõ nội dung chương trình kỳ họp thứ 5 và trả lời nhiều câu hỏi của báo chí. Về trường hợp ĐBQH Đinh Thế Huynh đã 2 năm nay không tham gia các hoạt động của Quốc hội, về phía Đảng thì Bộ Chính trị đã đồng ý để ông được chữa bệnh dài ngày, bầu người khác làm Thường trực Ban Bí thư. Báo chí đề nghị cho biết ông Đinh Thế Huynh còn đủ điều kiện làm ĐBQH không? 

Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, ông Đinh Thế Huynh là cán bộ thuộc Bộ Chính trị quản lý, khi nào cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ có ý kiến thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét.

Về trường hợp bà Phan Thị Mỹ Thanh vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thôi nhiệm vụ ĐBQH được báo chí cho rằng, tại sao lại áp dụng cùng điều khoản như trường hợp ông Ngô Đức Mạnh đi làm đại sứ tại Liên bang Nga, mà không trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Mỹ Thanh như một hình thức kỷ luật? 

Vấn đề này ông Nguyễn Hạnh Phúc trả lời, về trường hợp bà Phan Thị Mỹ Thanh, ngày 4/5 Ban Bí thư đã có kết luận, thông báo đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành các thủ tục bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Phan Thị Mỹ Thanh. Ngay sau đó, bà Thanh có đơn đề nghị xin thôi nhiệm vụ ĐBQH. Có lẽ là việc bị kỷ luật đã ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của bà Thanh nên bà có đơn xin thôi.

Trên cơ sở này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo cơ quan quản lý cán bộ là Ban Bí thư. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ban Bí thư đã đồng ý để Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành thủ tục cho bà Mỹ Thanh thôi nhiệm vụ ĐBQH.

Xem thêm
Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.