| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bộ NN-PTNT

Thứ Sáu 27/12/2024 , 13:45 (GMT+7)

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bộ NN-PTNT vì những nỗ lực và thành quả nổi bật trong năm qua.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành NN-PTNT.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành NN-PTNT.

Ngày 27/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành NN-PTNT.

Năm 2024, ngành NN-PTNT thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; trong đó, có yếu tố tác động mạnh của biến động thị trường, của những hình thái khí hậu cực đoan.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, với nỗ lực vượt khó đương đầu với mọi thử thách, thích ứng với mọi thay đổi, ngành NN-PTNT đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng Thủ tướng sản phẩm thủ công của làng đậu bạc Định Công (Hà Nội) với nội dung là chữ Nông trong câu 'Dĩ nông vi bản' được Vua Lê Đại Hành nói trong dịp đến núi Đọi Sơn cày ruộng vào Tết Nguyên đán năm Đinh Hợi (987).

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng Thủ tướng sản phẩm thủ công của làng đậu bạc Định Công (Hà Nội) với nội dung là chữ Nông trong câu "Dĩ nông vi bản" được Vua Lê Đại Hành nói trong dịp đến núi Đọi Sơn cày ruộng vào Tết Nguyên đán năm Đinh Hợi (987).

Quang cảnh Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành NN-PTNT.

Quang cảnh Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành NN-PTNT.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan điều hành phần tham luận của các địa phương, hiệp hội ngành hàng tại Hội nghị.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan điều hành phần tham luận của các địa phương, hiệp hội ngành hàng tại Hội nghị.

Các Thứ trưởng Bộ NN-PTNT tham dự hội nghị tổng kết tại trụ sở Bộ.

Các Thứ trưởng Bộ NN-PTNT tham dự hội nghị tổng kết tại trụ sở Bộ.

Lãnh đạo một số Bộ, ngành tham dự hội nghị tại điểm cầu Số 2 Ngọc Hà (Hà Nội).

Lãnh đạo một số Bộ, ngành tham dự hội nghị tại điểm cầu Số 2 Ngọc Hà (Hà Nội).

Thành tựu của ngành NN-PTNT năm 2024 tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, đảm bảo an sinh xã hội quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Hội nghị tổng kết ngành NN-PTNT diễn ra ngày 27/12/2024, tại Hà Nội.

Hội nghị tổng kết ngành NN-PTNT diễn ra ngày 27/12/2024, tại Hà Nội.

Tại hội nghị tổng kết ngành NN-PTNT, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, cùng đại diện các hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng sẽ trình bày về kết quả công tác năm 2024 và định hướng, nhiệm vụ cho năm 2025.

Hội nghị tổng kết ngành NN-PTNT được tường thuật trực tiếp trên nền tảng điện tử của Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng các Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Võ Văn Hưng, Hoàng Trung và các đại biểu tham quan các gian hàng nông sản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng các Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Võ Văn Hưng, Hoàng Trung và các đại biểu tham quan các gian hàng nông sản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan các gian hàng nông sản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan các gian hàng nông sản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo, đại biểu tham quan khu vực chuyển đổi số nông nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo, đại biểu tham quan khu vực chuyển đổi số nông nghiệp.

Chàng trai người Mông thổi bài sáo truyền thống khi Thủ tướng tham quan gian hàng trà shan tuyết cổ thụ, có nguồn gốc từ khu vực sinh sống của người Mông trên miền núi Yên Bái.

Chàng trai người Mông thổi bài sáo truyền thống khi Thủ tướng tham quan gian hàng trà shan tuyết cổ thụ, có nguồn gốc từ khu vực sinh sống của người Mông trên miền núi Yên Bái.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thưởng thức trà shan tuyết cổ thụ do các nghệ nhân pha.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thưởng thức trà shan tuyết cổ thụ do các nghệ nhân pha.

Tất cảTổng thuật

16 giờ 00 phút

Thủ tướng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bộ NN-PTNT

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị tổng kết ngành NN-PTNT năm 2024.16:13/-heart/-heart/-strong/-heart:>:o:-((:-h

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết ngành NN-PTNT năm 2024.

Trong lần thứ tư tham dự Hội nghị tổng kết ngành NN-PTNT, Thủ tướng đã bày tỏ sự xúc động và trân trọng trước những nỗ lực không ngừng của toàn ngành trong năm 2024.

“Có nhiều sự kiện mang lại cho chúng ta niềm vui, ấn tượng sâu sắc; nhưng cũng không ít điều khiến chúng ta phải băn khoăn, trăn trở về ngành nông nghiệp,” Thủ tướng chia sẻ.

Có thể khẳng định, cả nước đã vượt qua nhiều thách thức và tháo gỡ được các khó khăn. Các mục tiêu kinh tế - xã hội do Trung ương và Quốc hội giao đều được hoàn thành. Năm 2024, chúng ta đã đạt 15/15 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, vượt trội so với năm 2023 khi chỉ đạt 14/15 chỉ tiêu. Đây là kết quả quan trọng, khẳng định sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và quản lý hiệu quả các khoản nợ công, nợ nước ngoài.

Nhờ đó, ngân sách Nhà nước tiếp tục được đảm bảo, thu chi cân đối với mức thặng dư cao. Thị trường lao động đáp ứng tốt nhu cầu, góp phần củng cố nền tảng kinh tế - xã hội của đất nước.

Về quốc phòng - an ninh, tiềm lực được tăng cường mạnh mẽ nhờ nguồn đầu tư lớn. Trong những năm qua, ngân sách thu luôn vượt chi, với mức thặng dư trên 10 tỷ USD (tương đương 300.000 tỷ đồng). Điều này đã tạo điều kiện đầu tư cho quốc phòng - an ninh, thể hiện qua các sự kiện như Triển lãm Quốc phòng Quốc tế vừa qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham quan triển lãm quốc phòng - Ảnh: NAM TRẦNThủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham quan triển lãm quốc phòng - Ảnh: NAM TRẦN

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham quan triển lãm quốc phòng. Ảnh: Nam Trần/Báo Tuổi trẻ.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng bày tỏ lo ngại về các thế lực thù địch và tổ chức phản động luôn tìm cách làm suy yếu đất nước. “Chúng ta cần xây dựng thực lực đủ mạnh để bảo vệ độc lập, tự do. Đặc biệt, sức mạnh kinh tế sẽ là nền tảng vững chắc để giữ gìn chủ quyền lãnh thổ”, người đứng đầu Chính phủ phát biểu.

Bên cạnh đó, vấn đề an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, Việt Nam hoàn thiện mục tiêu thiên nhiên kỷ về Không còn đói nghèo trước thời hạn 2030. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, người dân Việt Nam vẫn được sống trong hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Nhiều quốc gia bày tỏ mong muốn thiết lập và nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Đặc biệt, chúng ta đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 4 quốc gia, với Trung Quốc đã xây dựng quan hệ Cộng đồng chia sẻ tương lai, khẳng định vị thế và vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong khu vực và thế giới.

Tổng kết lại, năm 2024, đất nước đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được cải thiện đáng kể so với năm 2023, góp phần tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ từ nhân dân trong nước cũng như sự hỗ trợ quý báu từ bạn bè quốc tế.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bộ NN-PTNT vì những nỗ lực và thành quả nổi bật trong năm qua. Một trong những dấu ấn tiêu biểu của ngành chính là công tác phục hồi sau bão Yagi - một thử thách lớn nhưng cũng là minh chứng cho tinh thần trách nhiệm và sự chỉ đạo hiệu quả.

“Cần nhìn lại và phân tích kỹ lưỡng để đánh giá đúng đắn tinh thần chỉ đạo của ngành trong công tác ứng phó với thiên tai. Việc tham mưu, tổ chức thực hiện, và điều phối an toàn hồ đập trong thời điểm lũ lụt nghiêm trọng đã thể hiện rõ bản lĩnh, trí tuệ của lãnh đạo Bộ NN-PTNT”, Thủ tướng bày tỏ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại cảng cá Tân Sơn (huyện Thái Thụy). Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại cảng cá Tân Sơn (huyện Thái Thụy). 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại cảng cá Tân Sơn (huyện Thái Thụy), hồi tháng 9/2024. 

Một điểm sáng trong công tác phòng chống bão Yagi là quyết định điều tiết lượng nước tại hồ Thác Bà và hồ thủy điện Hòa Bình. Các quyết định chính xác đã giúp tránh được nguy cơ phá đập, bảo vệ an toàn cho hàng triệu người dân khu vực hạ lưu. Đây là minh chứng rõ nét cho vai trò tham mưu sáng suốt và năng lực điều hành hiệu quả của Bộ NN-PTNT.

Ngay sau bão Yagi, Bộ NN-PTNT đã nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ kịp thời, đảm bảo không ai bị thiếu ăn, thiếu mặc, và các em nhỏ được tiếp tục đến trường. Đồng thời, ngành cũng khẩn trương khôi phục tình hình sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Cơn bão Yagi được xem là cơn bão lịch sử trong 70 năm qua, gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, Việt Nam đã có những giải pháp ứng phó hiệu quả, nhanh chóng phục hồi sản xuất và hỗ trợ đời sống nhân dân. Trong các cuộc họp Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn nhấn mạnh rằng nông nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều thiệt hại nhất trong thiên tai. Trước tình hình đó, Nghị quyết do Bộ NN-PTNT trình lên Trung ương và Chính phủ đã được ban hành kịp thời, đúng đắn, và phù hợp với thực tiễn, giúp giảm thiểu tổn thất và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.

15 giờ 50 phút

Toàn ngành NN-PTNT quyết tâm là trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế

avt moi 1

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với ngành nông nghiệp trong thời gian qua.

Thay mặt lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với ngành nông nghiệp trong thời gian qua.

Bộ trưởng đồng thời khẳng định nghiêm túc tiếp thu các chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ NN-PTNT sẽ có những giải pháp cụ thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Thủ tướng giao trong năm 2025. Bộ trưởng cũng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của các Bộ, ban, ngành Trung ương; sự chia sẻ của các doanh nghiệp, hiệp hội trong thời gian qua.

Năm 2025, Bộ mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban, ngành, cũng như sự chia sẻ của các doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã và sự đồng lòng của toàn thể nhân dân vì sự phát triển nông nghiệp.

Toàn ngành sẽ quyết tâm thực hiện việc đảm bảo an ninh lương thực trong cả nước và xuất khẩu, tiếp tục là “trụ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế.

Bộ trưởng cảm ơn sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ, các lãnh đạo Bộ, ban, ngành, địa phương; đại diện hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành NN-PTNT.

15 giờ 40 phút

Đẩy mạnh công tác ngoại giao nông nghiệp trong năm 2025

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu về sự hợp tác giữa 2 lĩnh vực nông nghiệp và đối ngoại tại hội nghị.15:58/-heart/-heart/-strong/-heart:>:o:-((:-h

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu về hợp tác giữa 2 lĩnh vực nông nghiệp và đối ngoại tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng bày tỏ cảm xúc ấn tượng với những con số, “kỳ tích” của ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm qua. Theo đó, ngành nông nghiệp nổi bật với con số ấn tượng về tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức tăng 18,7% trong bối cảnh kinh tế thế giới có đầy thách thức, cạnh tranh, xung đột, gia tăng giá logistics, năng lượng.

“Nhìn tổng con số xuất siêu là 25 tỷ USD, trong đó xuất siêu nông sản đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 72% tổng xuất siêu cả nước, khẳng định sự phát triển của ngành nông nghiệp và vai trò trụ đỡ đối với ngành kinh tế, vừa là nền tảng thiết yếu cho an sinh xã hội và nguồn lực mang lại ngoại tệ cho đất nước”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chia sẻ.

Từ góc độ đối ngoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đánh giá nông nghiệp là thế mạnh hàng đầu để nâng cao vai trò, vị thế, trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề toàn cầu. Trong quan hệ song phương, đa phương, ngành nông nghiệp là niềm tự hào của Việt Nam về tăng trưởng và phát triển.

Trong khuôn khổ G20, các quốc gia thành viên cũng mong muốn Việt Nam chia sẻ, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu về bảo đảm an ninh lương thực. Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng, để đạt được thành tựu này cần có nỗ lực, quyết tâm, ý chí toàn ngành, địa phương và doanh nghiệp, ngoài ra, nhấn mạnh vai trò của công tác đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại cấp cao.

“Trong tất cả các hoạt động đối ngoại cấp cao, các nội dung hợp tác về nông nghiệp, thúc đẩy mở cửa thị trường cho sản phẩm nông sản của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác về chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ luôn được Thủ tướng quan tâm hàng đầu và tích cực thúc đẩy trong các hoạt động thời gian vừa qua”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao chia sẻ.

Năm 2025, ngành nông nghiệp sẽ là ngành bị tác động đầu tiên trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, xu hướng mới về bảo hộ thương mại, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, thách thức về an ninh phi truyền thống…

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đề nghị Bộ NN-PTNT tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, sản phẩm chuỗi cung ứng nông sản, có kế hoạch cụ thể đưa sản phẩm vào các thị trường tiềm năng bên cạnh các thị trường lớn như Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á…

Bên cạnh đó, cần thiết lập, đẩy mạnh khuôn khổ hợp tác , thúc đẩy hợp tác mở cửa thị trường, thúc đẩy nông nghiệp thông minh, xanh, tuần hoàn, với tinh thần, lợi ích hài hòa giữa các quốc gia, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau đạt được lợi ích. Ngoài ra, chỉ đạo quyết liệt, tạo ra tư duy đột phá trong xúc tiến thị trường đối với sản phẩm Halal.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cũng đề nghị hai Bộ phối hợp nhằm thúc đẩy đóng góp trách nhiệm của Việt Nam vào các vấn đề toàn cầu. Quảng bá, xúc tiến hình ảnh nông sản Việt Nam ở nước ngoài, cần đi vào tổng thể, bài bản và tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành trong vấn đề này. Trong năm tới, bà Hằng cũng đề nghị hai bên xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy ngoại giao phát triển nông nghiệp bền vững.

15 giờ 25 phút

Không phải ngẫu nhiên mà nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại hội nghị tổng kết của ngành NN-PTNT./-heart/-heart/-strong/-heart:>:o:-((:-h

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Hội nghị tổng kết của ngành NN-PTNT.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, ông rất phấn khởi khi tham dự Hội nghị tổng kết của ngành nông nghiệp; đến với tâm trạng học hỏi, lắng nghe những thành quả mà Bộ NN-PTNT đạt được trong năm qua.

Với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ…, ngành NN-PTNT đã có bước tiến rất dài với 8 thành tựu nổi bật. "Nông nghiệp giữ vị trí trụ cột của nền kinh tế, đó không phải là ngẫu nhiên, đó là thành quả của cả một quá trình kiến tạo chính sách, động viên được lực lượng sản xuất của ngành nông nghiệp…", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ: Chúng ta đã có nhiều cuộc cách mạng, cách mạng nông nghiệp - nông dân - nông thôn; sâu xa hơn là đang đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp, công nghệ 4.0…

Chúng ta nhớ lại dấu ấn của một thời Việt Nam đi lên từ nền văn minh lúa nước - đó là cội nguồn văn hóa, không phải ngẫu nhiên mà biểu tượng bông lúa được chọn làm biểu tượng của các quốc gia ASEAN. Chúng ta không quên lễ hội Tịch điền vào mùa xuân; không quên lễ hội mừng cơm mới; lễ hội cầu mưa, cầu ngư… Rất nhiều lễ hội để thấy được chúng ta được bản sắc văn hóa riêng của Việt Nam gốc rễ từ văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước.

Nông nghiệp đi vào văn học nghệ thuật với những tác phẩm nổi tiếng Bài ca cây lúa; Hạt gạo làng ta… Người nông dân ngày nay sáng tạo ra các giá trị về nông nghiệp đa ngành hàng, đã nhìn thấy những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay; du lịch miệt vườn, chợ nổi Cái Răng, sen hồng Đồng Tháp.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với Bộ NN-PTNT 4 nhóm sản phẩm lớn, trong đó thúc đẩy du lịch sinh thái, du lịch vùng miền. Người nông dân không chỉ trồng lúa mà còn thể hiện những tri thức nông dân trong quá trình lao động sản xuất.

Năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế về du lịch Liên hợp quốc, có 3 làng nghề của Việt Nam được vinh danh trong tổ số 252 làng du lịch trên toàn thế giới. Đó là những làng quê đáng sống.

Tới đây, sự phối hợp giữa hai Bộ sẽ được triển khai ở nhiều nội dung, chương trình, trong đó đẩy mạnh du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn. Những sản phẩm du lịch đơn lẻ ở nhiều vùng miền sẽ được kết nối. Du lịch nông thôn sẽ là xu hướng phổ quát, chiếm tỷ trọng cao trong chiến lược phát triển ngành du lịch.

15 giờ 15 phút

Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu 16 tỷ USD

ong nguyen hoai nam

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, phát biểu tại hội nghị về tình hình phát triển ngành hàng thủy sản trong thời gian qua.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD. Đây là thành quả của nỗ lực từ cộng đồng doanh nghiệp, nông dân, sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT.

Thủy sản Việt Nam hiện đã có mặt trên 170 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, đáng chú ý là ngành hàng tôm với 4 tỷ USD; cá tra là 2 tỷ USD; các mặt hàng biển như cá ngừ, mực, bạch tuộc khoảng 4 tỷ USD.

Tuy nhiên, tình hình chung vẫn còn nhiều khó khăn với thủy sản. Đầu tiên là việc trong 5-6 năm qua, kết quả xuất khẩu thủy sản chỉ “loanh quanh 8-10 tỷ USD”. Chỉ số tăng trưởng lúc 2%, lúc 6%. Ngoại trừ năm 2022, thủy sản Việt Nam xuất khẩu được 11 tỷ USD, tăng 23%.

Theo Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, ngành này cần xuất khẩu được 16 tỷ USD. “Để đạt mục tiêu này, VASEP xin mạnh dạn kiến nghị Chính phủ, Bộ NN-PTNT một số vấn đề để tạo động lực cho ngư dân”, ông Nam nói.

Từ góc nhìn của VASEP, thì tạo động lực cho nông-ngư dân nuôi trồng và khai thác là vấn đề cốt lõi quan trọng. Nguyên liệu cho XK và tiêu dùng là vấn đề sống còn, và là tiền đề cho tăng trưởng. Nông-ngư dân là lực lượng lớn tham gia trong ngành, nhưng không ít trong số đó vẫn còn khó khăn, còn những bất cập khác nhau.

“Chúng tôi đề xuất lập chợ đấu giá để ngư dân bán được hàng với giá tốt nhất, Nhà nước truy xuất được dữ liệu. Thứ hai, là soát xét, sử đổi phù hợp các quy định liên quan đến vùng khai thác (bờ, lộng, khơi). Thứ ba, là soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến kích thước khai thác tối thiểu của một số loài - đặc biệt là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng và các loài di cư”, ông Nam nói.

Đề xuất thứ tư liên quan tới con ruốc, ông Nam kiến nghị Bộ NN-PTNT đàm phán với các đối tác EU, bởi đây là mặt hàng được người dân các nước này yêu thích. Cuối cùng, VASEP kiến nghị Chính phủ, Bộ NN-PTNT có chiến lược xây dựng mô hình các Tập đoàn/DN lớn về khai thác biển để hợp tác khai thác với các quốc gia có biển - không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tạo động lực mới cho ngư dân khai thác biển, cho nguồn nguyên liệu dồi dào bền vững hơn.

Đối với ngư dân, VASEP kiến nghị rà soát các quy định pháp luật để người dân nuôi trồng thủy sản (NTTS) có thể thế chấp, có thể vay vốn ngân hàng một cách bình thường; Cấp giấy phép mặt nước cho người dân (như dạng “sổ đỏ”) để người dân có thể vay vốn từ các quỹ hoặc ngân hàng.

Tập trung cho vấn đề “con giống”: kiểm tra chặt hơn việc lưu thông, tiêu thụ tôm giống kém chất lượng; còn với giống cá tra cần phải có quy hoạch cho phát triển giống & có cơ chế ưu tiên cho người làm giống, thu hút các bên tham gia; các tỉnh cần ưu tiên sử dụng các quỹ đất/mặt nước cho NTTS, bao gồm cả diện tích mới và diện tích hết hạn thuê, thay vì chỉ tập trung cho du lịch, phát triển đô thị.

“Chúng tôi mạnh dạn đề xuất chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu, gói tín dụng dành cho lâm-thủy sản như đã triển khai hiệu quả 2 năm qua sau Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với VASEP & Hiệp hội gỗ ngày 13/4/2023; đẩy mạnh bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ chia sẻ rủi ro với nhà nông, kinh nghiệm bão số 3 vừa qua cho thấy rõ nhu cầu này”, ông Nam nói.

Cuối cùng, đại diện VASEP kiến nghị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số và có quy chế ràng buộc các chủ thể tham gia ngành thủy sản phải quan tâm và có giải pháp kiểm soát, hạn chế và trung hòa phát thải để ngành phát triển ổn định, bền vững.

15 giờ 05 phút

Phấn đấu đưa Bạc Liêu giàu lên từ biển

Từ điểm cầu tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều vui mừng thông báo: Năm 2024, toàn ngành NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu tăng trưởng hơn 7%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, xuất khẩu thủy sản thu về cho tỉnh 1,2 tỷ USD; riêng tôm là 1,13 tỷ USD.

Nuôi tôm công nghệ cao tuần hoàn ở Bạc Liêu

Nuôi tôm công nghệ cao tuần hoàn ở Bạc Liêu.

Xuyên suốt trong năm 2024, tỉnh xác định trọng tâm phát triển là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất tôm - lúa gắn liền kinh tế biển và đảm bảo an ninh vùng biển.

“Sản xuất tôm - lúa đã giúp tỉnh đạt mục tiêu, năng suất ‘kép’, đời sống người dân cũng khá lên. Hiện nay, với tổng diện tích tôm - lúa đã vượt hơn 43.000ha, tỉnh đánh giá mô hình này rất hiệu quả. Giai đoạn tới, tỉnh phấn đấu tăng diện tích sản xuất tôm - lúa lên 70.000ha”, ông Thiều khẳng định.

Bên cạnh đó, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cho ra tăng suất cao gấp 15 lần. Tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng 2 khu nuôi tôm an toàn sinh học, có 5 tổ chức địa phương được chứng nhận nuôi tôm hữu cơ. Tuy vậy, ngành nuôi tôm còn đối mặt với khó khăn về giá vật tư đầu vào còn cao, ảnh hưởng đến thu nhập nông dân. Bên cạnh đó, hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến nguồn nước cho các ruộng tôm - lúa.

Do đó, tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Bộ NN-PTNT đẩy nhanh tiến độ các dự án hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước ngọt; công trình kè phòng, chống sạt lở bờ biển.

Cuối cùng, trong năm 2024 tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Bộ NN-PTNT xây dựng kế hoạch tổ chức Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. Tỉnh đề nghị Bộ tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ để sự kiện tổ chức thành công, khơi dậy tình yêu ngành nghề truyền thống.

Nhập chú thích ảnh

Bạc Liêu nổi tiếng là một trong những vùng sản xuất muối hàng đầu của Việt Nam.

Lắng nghe các kiến nghị của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề cao thương hiệu dân gian nổi tiếng từ lâu đời, gắn liền với diêm dân và trở thành nghề truyền thống của người dân xứ biển. Do đó, những nỗ lực của tỉnh sẽ không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, mà còn nâng cao kinh tế cho người làm muối.

15 giờ 00 phút

Sớm ban hành tiêu chuẩn cho các mặt hàng rau quả chủ lực

ong nguyen thanh binh

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh giá, rau quả là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, hiện có mặt trên hơn 60 thị trường. Nhiều sản phẩm chủ lực như xoài, chuối, sầu riêng… và đang đứng thứ nhì về xuất khẩu sang Trung Quốc - thị trường rau quả lớn nhất thế giới.

“Năm 2023, rau quả tăng trưởng xuất khẩu 67%. Năm 2024, tiếp đà tăng trưởng 27%”, ông Bình nói và khẳng định, rằng ngoài sản phẩm tươi, rau quả Việt Nam còn có các mặt hàng như chế biến, chế biến sâu.

Kết quả xuất khẩu 7,2 tỷ USD của năm 2024, theo ông Bình, là do sự tích lũy thành quả của các năm trước. Các loại cây ăn quả đa số đều cần thời gian đầu tư dài, từ 3-5 năm. Số lượng rau quả xuất khẩu chính ngạch ngày càng tăng. Ví dụ, Trung Quốc hiện cấp phép 15 mặt hàng rau quả, góp phần những sản phẩm như sầu riêng, chuối, dừa… tăng trưởng tích cực.

Cuối cùng, thị phần của rau quả Việt Nam tiếp tục tăng, chẳng hạn từ vị trí thứ 3 lên thứ 2 ở Trung Quốc, hay Hoa Kỳ tăng trưởng hơn 30%, Thái Lan tăng hơn 80%.

Các hoạt động xúc tiến thương mại về rau quả được các cấp, các ngành, hiệp hội ngành hàng ngày càng quan tâm, đầu tư. Kết hợp với 16 FTA thế hệ mới, ngành rau quả ngày nay có rất nhiều cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng.

Theo đánh giá của ông Bình, trong thành công của ngành rau quả có sự đóng góp không nhỏ của Bộ NN-PTNT, cũng như các đơn vị trực thuộc như Cục Trồng trọt, Cục BVTV… Nhờ đó, thông tin thị trường, các yêu cầu về kiểm dịch, vai trò cầu nối… được duy trì, ổn định.

Trong năm 2025, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả cho rằng, chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, xung đột địa chính trị toàn cầu… là những thách thức lớn. Để xuất khẩu bền vững hơn, ông Bình cho rằng cần quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực tuân thủ của doanh nghiệp. “Đi cùng nhau, chúng ta sẽ đi được xa hơn”, ông nhấn mạnh.

Tại hội nghị, đại diện hiệp hội kiến nghị Bộ NN-PTNT tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường, hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về các mặt hàng chủ lực. Cùng với đó, có những thiết chế luật pháp chặt chẽ hơn, giúp bảo vệ những nhà sản xuất chân chính.

14 giờ 55 phút

Phú Yên đề xuất được hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển thủy sản bền vững

Báo cáo về kết quả thực hiện cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là đẩy mạnh khai thác xa bờ và chế biến hải sản, ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên, nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh.

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên, được tập trung triển khai hằng năm theo đề án, kế hoạch của tỉnh. Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, đạt 4,26% trong năm 2024, vượt chỉ tiêu đề ra là 37%.

phu yen

Phú Yên có bờ biển dài 189km với nhiều đầm, vịnh như vịnh Xuân Đài, Vũng Rô, đầm Ô Loan thuận lợi phát triển nghề đánh bắt hải sản. Ảnh: PLO.

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu cây trồng, vật nuôi được tổ chức linh hoạt, thích ứng với nhu cầu thị trường và biến đổi khí hậu, phù hợp với tiềm năng lợi thế của từng địa phương, áp dụng công nghệ vào khoa học sản xuất, tăng cường sự cạnh tranh của sản phẩm của tỉnh. Tại các huyện miền núi của Phú Yên đã hình thành nhiều vùng trồng cây có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập từ vài trăm triệu đến nửa tỷ đồng/ha.

Nhìn chung, trong năm 2024, giá cả thị trường, giá bán các sản phẩm chủ lực của tỉnh khá ổn định, ở mức có lợi cho người sản xuất. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng đạt khoảng 110 triệu đồng, tăng 1,3% so với năm 2023. Giá trị sản phẩm thu được trên các ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 1,2 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2023.

Về kết quả thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản, tỉnh Phú Yên tiếp tục cơ cấu lại đội tàu khai thác thủy sản, giảm dần khai thác vùng ven bờ, gắn với chế biến xuất khẩu. Tỉnh cũng tập trung duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi liên kết trong khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương.

Đến năm 2024, tỉnh có 672 tàu khai thác vùng khơi, sản lượng khai thác ước đạt 65 nghìn tấn, trong đó cá ngừ đại dương ước đạt 4.000 tấn.

Có 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 9 doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ đại dương. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2024 tăng 11,9% so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vượt 0,6% kế hoạch.

Theo lãnh đạo tỉnh Phú Yên, định hướng phát triển ngành nông nghiệp, thủy sản trong thời gian tới, tỉnh dự kiến tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, tiếp tục cơ cấu lại đội tàu khai thác thủy sản, mục tiêu giảm dần tàu thuyềnm, khai thác vùng ven bờ, phát triển khai thác xa bờ. Đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản và thủy sản.

Ông Hổ cũng đề xuất Chính phủ, Bộ NN-PTNT quan tâm, hỗ trợ tỉnh Phú Yên thực hiện các dự án phát triển thủy sản giai đoạn 2026-2030, như dự án Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại thị xã Sông Cầu và dự án nâng cấp Cảng cá Đông Tác.

14 giờ 45 phút

Hưng Yên: Nông nghiệp tăng trưởng bình quân 2,43%; giá trị kinh tế đạt 245 triệu đồng/ha

Nhập chú thích ảnh

Đầu cầu Hưng Yên báo cáo trực tuyến tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, cho biết: Sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XIX về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp ở tỉnh Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Tỉnh đã ban hành chương trình hành động các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp ở tỉnh Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và đã ban hành 52 đề án, dự án, kế hoạch, cơ chế, chính sách, nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản... theo chuỗi giá trị.

Ngành trồng trọt chuyển sang sản xuất theo hướng chất lượng cao; đến nay, đã có hơn 3.100ha cây rau, củ, quả sản xuất theo quy trình VietGAP và sản xuất hữu cơ; đã chuyển hàng nghìn ha đất trồng cây hiệu quả thấp sang trồng cây lâu năm, cây hằng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có giá trị cao; nâng tổng số diện tích đã chuyển đổi lên 19 nghìn ha, đưa diện tích nhiều loại cây trồng có giá trị thu nhập cao tăng nhanh, nhất là: cây nhãn đạt khoảng 5000ha, vải hơn 1.100ha, cây có múi hơn 4.600ha; diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao đạt 70,1%.

Nhiều mô hình sản xuất rau, quả, cây dược liệu... cho thu nhập cao gấp 3-5 lần so với sản xuất lúa; giá trị sản xuất trên một ha canh tác năm 2024 đạt 245 triệu đồng.

Ngành chăn nuôi, thủy sản từng bước chuyển sang chăn nuôi an toàn sinh học, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản chiến tỷ lệ ngày càng cao, hơn 52% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong đó, nuôi thủy sản chuyển dần từ nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình sang hình thức nuôi theo tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Phát triển công nghệ “nuôi cá sông trong ao nước tĩnh”, “nuôi lồng bè trên sông” và “nuôi thủy sản trong ao bán nổi” với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao.

Tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh và khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Tỉnh đã xây dựng được khoảng 180 mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, quy mô lớn với tổng diện tích hơn 3.790ha... Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh bình quân 2,43%/năm; 245 triệu đồng/ha; tỉ lệ hộ nghèo giảm 0,44%; 98% hộ dân hưởng nước sạch; thu nhập trung bình hơn 80 triệu đồng/người/năm.

Hưng Yên đầu tư ngân sách trên 3.000 tỷ đồng cho ngành nông nghiệp; cải thiện thu nhập đời sống người nông dân; 100% xã đạt chuẩn NTM; 1 huyện đạt huyện NTM kiểu mẫu nâng cao; Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; chuyển đổi 800ha đất trồng kém hiệu quả; xây dựng duy trì 180 mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu Mỹ, Úc và các nước châu Âu…

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp của Hưng Yên vẫn tồn tại một số hạn chế như doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế; diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tiêu thụ nông sản đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.

14 giờ 05 phút

Nông nghiệp Việt Nam 2024 - Điểm tựa và niềm tin

z6171427685693_ce56300d4d223f05e14abcd6d9045a53

Bộ phim “Nông nghiệp Việt Nam 2024 - Điểm tựa và niềm tin” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện đã cung cấp góc nhìn toàn diện về sự phát triển của ngành giai đoạn 2020-2024.

Đặc biệt, trong 5 năm qua, năm nào Thủ tướng Chính phủ cũng dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm trước, triển khai nhiệm vụ năm sau của ngành NN-PTNT. Điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng đối với nông nghiệp - nông dân - nông thôn nước nhà.

Năm 2024, toàn ngành đã hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân bằng những giải pháp hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ kép: “Vừa ứng phó với biến động, vừa tổ chức sản xuất”. Nhờ đó, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch, điều chỉnh phù hợp, tích hợp đa giá trị, hiệu quả hơn gắn với thị trường, tăng tỷ trọng các tiểu ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và giá trị cao, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Năm 2024, tăng trưởng Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp bứt phá, đạt nhiều kết quả ấn tượng.

Bộ phim gửi gắm thông điệp: Nhìn lại lịch sử quốc gia dân tộc, mọi công cuộc Đổi mới của đất nước đều khởi nguồn từ nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Những kỳ tích mà ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được trong năm 2024 và cả giai đoạn 2020-2024 sẽ là điểm tựa, là niềm tin để Việt Nam tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh, kinh tế xanh trong kỉ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

14 giờ 00 phút

thu truong phuc duc tien

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến báo cáo tóm tắt với Thủ tướng kết quả hoạt động của ngành năm 2024 và giới thiệu phóng sự tóm tắt thành tựu ngành nông nghiệp trong năm qua.

Phát biểu mở đầu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến giới thiệu và kính mời Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu chính ở trụ sở Bộ NN-PTNT, có Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm… cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành Trung ương.

Tại đầu cầu các địa phương, có Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Hùng Nam; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ; Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều… cùng nhiều địa phương khác.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nông nghiệp năm 2024 gặp nhiều khó khăn, trong đó có cơn bão số 3. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, ngành nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nổi bật có kỷ lục xuất khẩu hơn 62 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 3,2%.

Xem thêm
Tổ chức Đảng đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Phúc thành lập theo mô hình mới

Ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Bãi bỏ thủ tục hành chính khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai

Hà Nội Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN-PTNT bị bãi bỏ từ ngày 25/2/2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Khai hội chùa Hương năm 2025

Sáng 3/2 (mùng 6 tháng Giêng), huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tổ chức khai hội chùa Hương và công bố Quyết định công nhận 'Khu du lịch cấp thành phố'.

Bình luận mới nhất