1.001 nghề tạo sinh kế cho nông dân

Nguyễn Lân Hùng - Thứ Sáu, 27/09/2024 , 06:00 (GMT+7)

Thật vui khi thấy nông thôn mình chuyển biến quá nhanh. Rất nhiều nơi làng xã chả khác gì thành phố…

Hàng ngày, tôi thường xuyên nhận được điện thoại của bà con từ khắp nơi gọi tới. Câu hỏi phổ biến là làm gì để có thể thoát nghèo và có cách nào vươn lên giàu có được hay không…? Nhưng lúc ấy tôi chỉ muốn mình biến thành thánh để giúp mọi người….

Trước hết, mong bà con hiểu cho, đất nước có vô vàn các nhà khoa học ở rất nhiều cơ quan khác nhau. Họ là chuyên gia ở các viện, các trường, các trạm trại, các đơn vị nghiên cứu, thậm chí là những cá nhân có rất nhiều ý tưởng ứng dụng rất bổ ích và thiết thực… Đấy là những địa chỉ tin cậy mà bà con nên biết và nên quan hệ. Rất tiếc, việc quảng bá các thông tin này đôi khi còn bị hạn chế. Bà con mình không biết tới những địa chỉ hấp dẫn ấy.

Sự đa dạng ngành nghề ở nông thôn giúp nông dân ngày càng có điều kiện vươn lên làm giàu. Ảnh: NNVN.

Mặt khác, nhiều đơn vị khoa học chưa chú trọng tới việc quảng bá các thành tựu nghiên cứu của mình tới đông đảo bà con nông dân. Vì vậy, việc xích lại gần nhau giữa bà con nông dân với các nhà khoa học là hoạt động rất nên tăng cường.

Tôi luôn đặt nhiệm vụ cho mình phải đến các đơn vị để động viên các nhà khoa học xúc tiến việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu tới cho bà con. Việc này có lúc được, có lúc không.

Nhân việc huy động đông đảo các nhà khoa học tham gia viết cho bộ sách “1001 cách làm ăn”, chúng tôi có dịp động viên họ tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật đến cho nông dân. Việc làm này rất hiệu quả. Chúng tôi đã có gần 100 nghề đã được viết thành sách hướng dẫn cụ thể rồi. Chắc rằng, trong thời gian tới, hàng trăm nghề tiếp theo sẽ được giới thiệu đến với bà con.

Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề phải do chính bà con quyết định. Ta phải xem xét đầy đủ mọi điều kiện. Ngoài kiến thức do các nhà khoa học cung cấp, chúng ta cần cân nhắc rất nhiều vấn đề như: Đất đai, khí hậu, đặc điểm vùng, nguồn kinh phí, nguồn nhân lực và cả vấn đề tiêu thụ sản phẩm nữa...

Khi chọn một nghề nào thì phải tính toán đủ các điều kiện để thực hiện. Một trong những tiêu chí hấp dẫn chính là hiệu quả của những công việc đó. Cái mà bà con quan tâm nhất lại là… tiền! Đưa đối tượng nào vào canh tác thì kết quả sẽ thu được nhiều tiền nhất? Tôi cho rằng, đó là nguyện vọng chính đáng. Có lẽ các nhà khoa học cũng đều mong giúp cho nông dân làm những công việc mà sẽ thu được nhiều tiền.

Hiện nay có rất nhiều nghề có thể giúp nông dân có thu nhập tốt ngay tại quy mô hộ gia đình. Ảnh: NNVN.

Ngày xưa, việc sản xuất của bà con chủ yếu chỉ trông vào lúa, lợn... Nhưng tới nay, khi phong trào OCOP nở rộ, ở nông thôn rộn rã hàng trăm nghề với biết bao đối tượng khác nhau. Thật vui khi thấy nông thôn mình chuyển biến quá nhanh. Rất nhiều nơi làng xã chả khác gì thành phố…

Báo chí đã góp phần to lớn trong việc cung cấp thông tin cho nông dân. Một trong những nguồn tin ấy chính là hiệu quả của các đối tượng được đưa vào sản xuất. Có những loài cây, con cho nông dân thu nhập tới mức… bất ngờ! Chúng tôi xin nêu một vài ví dụ qua các báo, đài đã đưa tin để bà con tham khảo. Tất nhiên, có những đối tượng cho thu nhập thấp nhưng nó nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước thì chúng ta phải chấp nhận.

Số liệu theo thông tin đại chúng (báo, đài)

Đối tượng

Thu lãi (triệu đồng/ha/năm)

Đơn vị thông tin

Ngày

Dứa

30

VTV1

23/03/2024

Lúa hè thu

26 - 32/ha/vụ

NTNN

25/07/2024

Lúa

45

VTV1

12/3/2024

Lạc

70 - 90

Báo NNVN

2/4/2024

Tôm xen lúa

90

Báo NNVN

21/03/2023

Gai xanh

80 - 100

Báo NNVN

25/07/2024

Khoai lang

90 - 100

Báo NNVN

2/4/2024

Dâu tằm

130

Báo NNVN

2/4/2024

Lê Tai nung

150

Báo NTNN

23/07/2024

Rau ngót

200

Báo Hải Dương

8/11/2024

Mắc ca

250

Báo NNVN

4/5/2023

Ổi Đài Loan

270

Báo NNVN

29/02/2024

Nhãn hữu cơ

200 - 400

Báo NNVN

17/07/2024

Táo

340

Báo NTNN

29/02/2024

Ốc nhồi

400

Báo NTNN

20/3/2024

Dẻ ván

400

Báo NNVN

9/4/2024

Na

400 - 500

Báo NTNN

19/07/2024

Sá sùng

445

Bản tin khuyến nông

08/2022

Dâu tây

600

Báo NTNN

19/7/2024

Rau công nghệ cao

700 - 750

Báo NTNN

21/03/2024

Măng cụt

1 tỷ

Báo NTNN

31/05/2024

Mận trái vụ

1 tỷ

Báo NTNN

11/6/2024

Nho hạ đen

16 tấn/ha (1,6 tỷ đồng/ha)

Báo NTNN

24/02/2024

Sầu riêng

27 tỷ đồng/14ha (1,9 tỷ đồng/ha)

Báo NTNN

5/8/2024

Ghi chú:

NTNN – Báo Nông thôn Ngày nay

NNVN – Báo Nông nghiệp Việt Nam

Trên đây chỉ là một vài ví dụ mà báo chí đã nêu ra. Ta còn hàng trăm nghề khác với những con số rất đáng để bà con ta quan tâm. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, mỗi ngành nghề đều đòi hỏi những điều kiện nhất định. Mọi người phải hết sức thận trọng khi chọn cho gia đình mình những công việc phù hợp. Tốt nhất, nếu định làm thì nên tham khảo ý kiến của các đồng chí lãnh đạo và anh chị em khuyến nông ở địa phương. Phải hội đủ mọi điều kiện thì mới nên bắt tay vào công việc.

Hi vọng những gợi mở của báo chí sẽ giúp cho bà con tìm thêm được những hướng đi phù hợp để đưa gia đình chúng ta vượt lên.

Nguyễn Lân Hùng
Tin khác
Những điểm lưu ý về Thông tin EUDR trong chuỗi giá trị cà phê
Những điểm lưu ý về Thông tin EUDR trong chuỗi giá trị cà phê

Theo yêu cầu về Thông tin EUDR, mỗi nhà rang xay/thu mua cà phê tại EU phải thu thập thông tin về chuỗi giá trị của mình, từ nông dân và lô đất ban đầu...

Công nghệ chỉnh sửa gen: Một số kết quả nghiên cứu tại Viện Di truyền nông nghiệp
Công nghệ chỉnh sửa gen: Một số kết quả nghiên cứu tại Viện Di truyền nông nghiệp

Viện Di truyền nông nghiệp là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được giao thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen. Đến nay Viện đã hoàn thiện và làm chủ quy trình chỉnh sửa gen trên một số giống lúa chủ lực, giống đậu tương, giống sắn, giống ngô…

Thay đổi cách thức trồng xoài để bảo vệ sức khỏe
Thay đổi cách thức trồng xoài để bảo vệ sức khỏe

Việc nông dân trồng xoài thay đổi nhận thức chuyển từ sử dụng thuốc BVTV hóa học sang các thuốc BVTV sinh học giúp an toàn cho người sản xuất và sử dụng nông sản.

Sử dụng máy bay không người lái chăm sóc lúa, tiết kiệm 30% chi phí
Sử dụng máy bay không người lái chăm sóc lúa, tiết kiệm 30% chi phí

Nông dân tại Đắk Nông sử dụng máy bay không người lái vào canh tác, chăm sóc lúa, giúp tiết kiệm chi phí lên đến hơn 30% mỗi vụ.

Năng suất tăng 4 tạ/ha nhờ sử dụng mạ khay, máy cấy, chế phẩm sinh học
Năng suất tăng 4 tạ/ha nhờ sử dụng mạ khay, máy cấy, chế phẩm sinh học

Hà Tĩnh Hậu tích tụ đất đai, người dân áp dụng mạ khay, máy cấy kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, đưa năng suất tăng 4 tạ/ha.

'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới
'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới

Bằng nghị lực phi thường, cựu binh Tăng Tiến Huỳnh đã đưa sản phẩm mây tre đan đến với nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP
10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị.

Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài
Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài

Khi nước vừa mới rút cây chè đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Cắt tỉa các cành yếu, cành vượt, cành la để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng.

Các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng sau bão số 3
Các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng sau bão số 3

Chú ý bệnh bạc lá lúa, rầy và các đối tượng gây hại cuối vụ. Thoát nước triệt để, khẩn trương thu dọn vệ sinh các vườn cây. Sau mưa bão, rau xanh sẽ khan hiếm, bà con nên tận dụng cơ hội để gieo trồng càng sớm càng tốt.

Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa có tính chống chịu ưu việt cho ĐBSCL
Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa có tính chống chịu ưu việt cho ĐBSCL

Thông qua tài trợ của AFACI và nguồn vật liệu từ IRRI, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai Dự án SHR+ nhằm tìm ra các giống ưu việt.

Nâng tầm sâm Việt: Thiếu 2 điểm cốt lõi - Công nghệ chế biến sâu và thuốc chữa bệnh
Nâng tầm sâm Việt: Thiếu 2 điểm cốt lõi - Công nghệ chế biến sâu và thuốc chữa bệnh

Đại diện Hiệp hội Sâm Lai Châu mong muốn sớm tìm được thuốc chữa bệnh đối với củ sâm, bởi 'ai cũng gọi được tên bệnh mà chưa tìm được thuốc chữa'.