Sức khỏe đất, thực tiễn và hành động:

Bắt bệnh, bồi bổ sức khỏe cho đất

Lê Bền - Văn Việt - Thứ Tư, 04/11/2020 , 08:16 (GMT+7)

Đất như một thực thể sống. Đất khỏe thì cây khỏe. Đất suy kiệt thì cây ốm yếu, vi sinh vật có hại theo đó cũng có thời cơ bùng lên tàn phá cây trồng.

TS Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ Thực vật (BVTV) cho rằng cần phải sớm có điều tra, đánh giá về “tình hình sức khỏe” của đất nhằm kịp thời có giải pháp bồi bổ cho đất.

Nguy cơ suy kiệt đất

Theo TS Liêm, việc giảm độ phì nhiêu của đất có nhiều nguyên nhân, khiến đất bị mất cân bằng dinh dưỡng, suy yếu. Ví dụ việc canh tác độc canh một loại cây trồng trong một thời gian dài như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày... khiến sức khỏe đất bị suy giảm.

TS. Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ Thực vật. Ảnh: Lê Bền.

Khi đất không được quản lí tốt, sức khỏe yếu, thì khuynh hướng sẽ có sự tích lũy và gia tăng hoạt động và sự gây hại của nhóm các vi sinh vật có hại cho cây trồng, đặc biệt là các loại nấm đất như Fusarium, Phytophthora..., hay các loại tuyến trùng. Sức khỏe đất bị suy yếu, cộng với sự hoạt động mạnh của các vi sinh vật có hại, sẽ càng khiến cho cây trồng không còn lấy được dinh dưỡng từ đất, dần kiệt quệ và chết.

Bên cạnh đó, một số đối tượng côn trùng, vi sinh vật hiện nay càng ngày càng có xu hướng hoạt động, gây hại rộng hơn, ở nhiều môi trường khác nhau. Ví dụ như rệp sáp gây hại rễ cam – chanh, trước đây thường chỉ xuất hiện và gây hại cây trồng ở trên mặt đất. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Viện BVTV thì những năm gần đây, đã có hiện tượng rệp sáp xuất hiện và gây hại rễ cam, chanh (cục bộ tại Hòa Bình).

Rõ ràng, việc cải tạo đất, bảo vệ đất khỏi sự suy thoái, phục hồi sự phì nhiêu của đất là yêu cầu hết sức cần thiết không chỉ nhằm đáp ứng cho sinh trưởng, phát triển, cho năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng tốt nhất, mà còn giúp kìm hãm các vi sinh vật có hại, cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật trong đất...

“Bài thuốc” nào tăng sức khỏe cho đất?

Việc phục hồi độ phì nhiêu của đất, hiện nay có nhiều giải pháp. Điều cần thiết đầu tiên là phải tiến hành một cách bài bản hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình, hiện trạng, mức độ suy thoái đất, trong đó có đánh giá về suy thoái độ phì nhiêu của đất xem đủ dinh dưỡng hay thiếu dinh dưỡng, thiếu những thứ gì...?

Ở Mỹ, dân trồng bơ trên luống đảm bảo thoát nước tốt. Ảnh: Nguyễn Minh Châu.

Trên cơ sở đó, tìm ra nguyên nhân, giải pháp để kịp thời khôi phục, trong đó có giải pháp xem xét về năng suất, sản lượng/diện tích của vụ trước mà cây trồng đã lấy đi để có sự bù đắp dinh dưỡng tương đương cho các vụ sau.

Giải pháp thứ hai mà hiện nay, chúng ta cũng đã và đang đẩy mạnh, đó là tăng cường việc bổ sung hàm lượng hữu cơ cho đất như phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh hữu cơ, bổ sung các chế phẩm sinh học đa chức năng, trong đó có cả các vi khuẩn, nấm đối kháng, ức chế với các loại vi sinh vật có hại cho cây trồng; tăng cường, bổ sung các nhóm vi sinh vật chức năng như vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân... nhằm tăng độ phì nhiêu và khả năng kháng bệnh của đất cho cây trồng.

Giải pháp thứ ba, đó là về tưới tiêu cho cây trồng trong quá trình canh tác, cần phải thiết kế vườn nhằm đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa, giữ ẩm tốt vào mùa khô. Thực tế nhiều nơi thiết kế hệ thống tưới tiêu cho vườn cây chưa được đảm bảo, gây hiện tượng nước chảy tràn bề mặt trong quá trình tưới hoặc gặp mưa lớn.

Điều này không chỉ làm rửa trôi, ngập úng cục bộ, mà còn là điều kiện hết sức thuận lợi để các dịch bệnh nguy hiểm trong đất có thể nhanh chóng lây lan. Điển hình một số nấm trong đất như Phytophthora là nấm thủy sinh, lan truyền rất nhanh qua con đường nước chảy, mưa. Vì vậy các vườn thoát nước kém, có nước chảy tự do thì tốc độ lây lan rất nhanh, nhất là trong mùa mưa.

Giải pháp nữa nhằm hạn chế sự bùng phát, gây hại của các vi sinh vật trong đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, đó là thực hiện luân canh cây trồng. Đặc biệt là luân canh với các loại cây họ đậu, có khả năng cố định đạm tự nhiên rất tốt. Việc luân canh cây trồng cũng giúp cắt được các nguồn bệnh tồn tại trong đất trong quá trình canh tác một loại cây trong nhiều năm.

Lạm dụng thuốc trừ cỏ có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ sinh vật đất, rửa trôi đất. 

Đối với việc sử dụng thuốc BVTV, bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”, cần phải hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ. Đặc biệt với các cây ăn quả lâu năm hay cây công nghiệp, cần phải giữ được thường xuyên hệ thảm thực vật nhất định ở bề mặt đất, chỉ làm sạch cỏ ở khu vực gốc cây, chừa ra diện tích cho thảm cỏ tự nhiên nhằm hạn chế rửa trôi đất, giữ ẩm vào mùa khô. Đây cũng là môi trường để các vi sinh vật, thiên địch có ích trú ngụ.

Tăng độ pH của đất cũng rất cần thiết. Bởi một số loại nấm như Phytophthora gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng rất ưa thích ở môi trường đất chua, nên việc bón thêm vôi hàng năm cho đất là điều rất quan trọng để nâng cao độ pH của đất, tiêu diệt, kìm hãm các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng.

Hiện nay, nhiều đơn vị nghiên cứu đã có những chế phẩm sinh học xử lí các chất xanh, phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, vỏ dứa... thành phân bón. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học đa chức năng, các vi sinh vật có khả năng cải tạo đất là điều nên được khuyến cáo để sử dụng rộng rãi.

Đất phải được nghỉ ngơi

Trong các biện pháp kiểm soát sâu bệnh hại từ đất, trong đó có cây ăn quả, khuyến cáo chung về giải pháp canh tác là hết sức quan trọng. Trước hết là khâu vệ sinh đồng ruộng, nhất là các vườn trồng mới. Một số bệnh virus, vi khuẩn, nấm, có nguy cơ lây lan qua nguồn giống và các vật liệu trồng là rất nhanh và nguy hiểm.

Luân canh, hoặc cho đất nghỉ ngơi sau mỗi chu kỳ, là yêu cầu đặc biệt quan trọng nhằm cắt mầm bệnh, phòng ngừa bệnh từ đất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với các vườn đã xuất hiện các ổ bệnh, cần phải tập trung xử lí dứt điểm các ổ bệnh, nhổ bỏ, tiêu hủy toàn bộ cây bị bệnh, xử lí đất đối với vùng đất xung quanh khu vực có cây bị bệnh (đào hết đất tại khu vực cây bị bệnh để phơi khô), bón bổ sung vôi..., đồng thời không được tiến hành trồng cây lại ngay, mà phải cho đất nghỉ từ 6 tháng đến 1 năm, sau đó mới trồng mới lại.

Tương tự đối với các loại cây ăn quả, nhất là cây ăn quả lâu năm, nếu trồng sang chu kỳ thứ 2, thứ 3 thì trước khi trồng lại, nhất quyết phải có giai đoạn cho đất nghỉ để cách li dịch bệnh.

Khi trồng lại chu kỳ cây ăn quả mới, cần căn cứ vào tình hình điều tra về nguy cơ dịch bệnh của các vụ trước để có giải pháp tiêu diệt nguồn bệnh tồn tại sẵn trong đất, bổ sung độ phì, tăng cường sức khỏe và hệ vi sinh vật có lợi cho đất.

Lưu ý đất hố trồng phải được xử lí vôi, nếu bổ sung thêm phân hữu cơ được ủ với các chế phẩm sinh học (nhất là chế phẩm có nấm Trichoderma) sẽ rất có ý nghĩa trong việc tiêu diệt, hạn chế được nguồn lây nhiễm nguồn bệnh ban đầu tồn tại sẵn trong đất. Bên cạnh đó đối với các vùng có nguy cơ tồn tại tuyến trùng trong đất, còn phải xử lí đất bằng các chế phẩm để tiêu diệt tuyến trùng.

Trước đây, khi áp lực sản xuất còn chưa lớn, các vùng trồng cây ăn quả lâu năm, trước khi trồng lại chu kỳ mới, thậm chí phải trồng luân canh sang các cây trồng ngắn ngày khác từ 1-2 năm (nhất là cây họ đậu) mới triển khai trồng lại cây ăn quả.

Tuy nhiên hiện nay, do áp lực sản xuất, nên việc cho đất nghỉ, hoặc trồng luân canh giữa các chu kỳ cây ăn quả gần như rất ít được thực hiện. Đây chính là nguy cơ rất lớn khiến đất bị bào mòn, suy kiệt dinh dưỡng, đồng thời tồn tại, lưu cữu nhiều loại sâu bệnh hại trong đất không được xử lí dứt điểm từ chu kỳ trước sang chu kỳ sau.

Một số bệnh lan truyền qua vật liệu trồng, hoặc vết thương cơ giới, các biện pháp canh tác, chăm sóc cần phải đặc biệt lưu ý. Ví dụ một số bệnh virus trên cây có múi, trên chanh leo, có thể dễ dàng lây lan qua các dụng cụ cắt tỉa cành.

Vì vậy khi cắt tỉa cây, vệ sinh vườn ở những vùng đã có bệnh thì việc áp dụng các biện pháp khử trùng dụng cụ cắt tỉa, dụng cụ lao động là cần phải bắt buộc lưu ý nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tiếp xúc, truyền bệnh từ cây này sang cây khác, từ nơi này sang nơi khác.

Lê Bền - Văn Việt
Tin khác
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc
Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc

STP Group là doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc nghiên cứu và triển khai thành công mô hình nuôi trồng rong sụn tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.