Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu

Trọng Linh - Thứ Hai, 18/11/2024 , 09:44 (GMT+7)

Anh Ðinh Vũ Hải (49 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao sang nuôi ốc hương biển, thu hơn tỷ đồng mỗi năm.

Anh Ðinh Vũ Hải (49 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao sang nuôi ốc hương biển. Ảnh: Trọng Linh.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại nuôi ốc hương thương phẩm rộng 40ha, anh Hải bắt đầu kể lại về hành trình khởi nghiệp, sự tò mò về loài vật nuôi này đã giúp gia đình ông thành công ở nhiều vụ nuôi như hiện nay. Từ mô hình này đã mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân trên địa bàn muốn chuyển đổi mô hình sản xuất mới thay thế con tôm trong bối cảnh giá tôm sụt giảm, sản xuất không hiệu quả.

Trò chuyện với chúng tôi tại ao nuôi ốc hương, trong tâm thế đầy lạc quan, anh Hải kể, quê anh ở Phú Yên, tốt nghiệp Kỹ sư Đại học Thủy sản Nha Trang. Sẵn đam mê nghề nuôi trồng thủy sản, nNăm 2000, anh đưa gia đình về vùng ven biển Sóc Trăng thuê đất nuôi tôm. Đến năm 2007 anh tiếp tục thuê đất nuôi tôm ở ven biển Bạc Liêu với nhiều mô hình khác nhau từ quảng canh đến công nghệ cao, đến nay, quy mô nuôi tôm đã lên đến 40 ha.

Đến đầu năm 2022, lúc này tình hình nuôi tôm trở nên khó khăn, tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh, lúc nuôi đạt thì giá tôm lại bấp bênh, thua lỗ liên tục. Anh Hải đau đáu tìm đối tượng nuôi mới để chuyển đổi.

Anh Hải là một trong ít người nuôi ốc hương thành công tại Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

"Tôi nghiên cứu rất nhiều đối tượng nuôi khác nhau và đã từng nuôi thử trước đó để dự phòng, sau này không còn nuôi tôm được nữa thì sẽ chuyển đổi ngay, quan trọng là tìm được đối tượng nuôi phải phù hợp với vùng đất miền Tây. Tôi đã thử nuôi qua các loài cá như cá dìa, cá nâu, cá đối mục, cá mú... nhưng chưa có loài nào thấy phù hợp với mình và tính hiệu quả không cao, tỷ lệ thành công thấp... Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, tình hình nuôi tôm trở nên khó khăn hơn do biến động của thị trường trong nước và thế giới", anh Hải chia sẻ.

Theo anh Hải, lúc này phải nhanh chóng tìm ra đối tượng để phát triển lâu dài thay thế con tôm, nếu tiếp tục nuôi tôm nữa thì không ổn. Trước đây giá tôm ở mức trung bình thì ao này có thể bù lỗ qua ao kia vẫn có lời, tuy nhiên lúc đó tôm bị rớt giá sâu và kéo dài, trong khi chi phí nuôi tăng cao. Bên cạnh đó, tác động biến đổi khí hậu ngày càng xấu,

Sau nhiều năm gắn bó với con tôm, thị trường đầu ra ngày càng khó khăn, giá cả bấp bênh, dịch bệnh triền miên nên anh quyết định phải chuyển đổi sang vật nuôi khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Anh Hải kể lại quá trình gắn bó với nghề nuôi ốc hương với PV NNVN.

Qua tìm hiểu, anh Hải tình cờ biết đến mô hình nuôi ốc hương biển ở các tỉnh miền Trung. Nhận thấy đây là vật nuôi tiềm năng, giá trị kinh tế cao, địa phương chưa ai nuôi, anh cất công ra tận Ninh Thuận, Khánh Hòa không biết bao nhiêu lần để học hỏi mô hình, tích lũy kinh nghiệm nuôi ốc hương. Tuy nhiên, việc đưa ốc hương biển về nuôi tại vùng đất Bạc Liêu là điều không tưởng, bởi chính những chủ trại nuôi cũng khẳng định do điều kiện tự nhiên không phù hợp, từ độ mặn của nước biển tại địa phương thấp hơn chuẩn nuôi ốc hương ở miền Trung, cộng thêm mưa nhiều sẽ rất khó nuôi…

Dù biết là khó, nhưng với quyết tâm chọn ốc hương biển để chuyển đổi mô hình, anh Hải tiếp tục hành trình nghiên cứu, miệt mài tham quan nhiều mô hình nuôi ốc hương ở khắp nơi. Sau thời gian dài tích lũy kinh nghiệm, tự tin có thể thành công từ mô hình này, anh quyết định cải tạo đất nuôi thử nghiệm. Để có con giống như mong muốn, anh thuyết phục cơ sở nhân nuôi ốc giống đồng ý hạ độ mặn để có thể phù hợp đưa về vùng đất Bạc Liêu nuôi. Sau khi nhận được sự đồng ý từ nơi bán con giống ở Ninh Thuận, Nha Trang, anh chi hơn 200 triệu đồng mua hơn 3 triệu con giống về thả nuôi và đã có được thành công.

Sau thời gian nuôi, anh Hải nhận định nuôi ốc hương không khó, lại nhẹ công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cho ăn một lần. Ảnh: Trọng Linh.

Để nuôi thành công ốc hương biển, anh tận dụng những ao nuôi tôm công nghệ cao trước đó để cải tạo lại và thả nuôi trong 4 ao rộng hơn 6.000m2. Ao nuôi được lót bạt, đổ cát ở đáy, bên trên che lưới. Nước biển phải được xử lý ở ao lắng, khi đảm bảo các điều kiện và độ mặn mới chuyển vào ao nuôi. Mật độ nuôi cũng sẽ được thay đổi tùy theo độ tăng trưởng của ốc. Mỗi lần giảm mật độ, ốc sẽ được chuyển ao nuôi để vệ sinh, kích thích sự phát triển và hạn chế dịch bệnh.

Nhu cầu thị trường với ốc hương hiện nay là rất lớn. Ảnh: Trọng Linh.

Nuôi ốc hương không khó, lại nhẹ công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cho ăn một lần. Có thể sử dụng thức ăn chế biến từ cá tạp thay thế thức ăn công nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí nuôi, tăng lợi nhuận. “Tôi mua cá, tôm, ghẹ biển tạp với giá chỉ từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, sau đó đem về rửa sạch, xay nhuyễn rồi cho ốc ăn. Nhờ tận dụng thức ăn tự nhiên nên chất lượng thịt ốc đảm bảo, giàu dinh dưỡng hơn so với thức ăn công nghiệp”, anh Hải cho biết.

Đầu năm 2023, anh Hải quyết định mở rộng quy mô lên hơn 20 ao. Mỗi ao 1.000m2, anh thả nuôi 500.000 con. Hiện ốc hương tại trang trại bán cho nhiều chợ đầu mối, nhà hàng, quán ăn, xuất sang Trung Quốc... Ốc loại 100 con/kg bán với giá 250.000 - 300.000 đồng; ốc cỡ 50 - 70 con/kg giá hơn 420.000 đồng. Với mô hình này, anh Hải thu lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.

“Với hơn 20 ao nuôi ốc hương, tôi ước tính có thể thu hoạch từ 70 - 100 tấn ốc thương phẩm bán sỉ, lẻ cho nhiều nhà hàng, quán ăn, chợ đầu mối trong nước. Ngoài ra, nhiều thương lái mua để xuất sang Trung Quốc. Nhờ nguồn thức ăn sạch, ốc hương của cơ sở có thịt dai, giòn, ngọt; trữ tươi sống được lâu nên thị trường rất chuộng”, anh Hải nói.

Ông Phạm Văn Mười, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, sau khi đến tham quan mô hình nuôi ốc hương biển của anh Hải ông khá bất ngờ, đây là mô hình mới của tỉnh, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, hứa hẹn khả năng mở rộng sản xuất giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình. Địa phương cũng có kế hoạch khuyến khích người dân ven biển nhân rộng mô hình này nhằm đa dạng hóa đối tượng, hình thức nuôi trồng thủy sản nước mặn, giúp tăng lợi nhuận cho nông dân.

Trọng Linh
Tin khác
Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg
Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg

Cần Thơ Một nông dân xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) phát triển cây na sầu riêng mới lạ, trái nặng đến 3kg, giá cao, nông dân thu ‘trái ngọt’ trên vùng lúa kém hiệu quả.

Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70
Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70

Cần Thơ Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở TP Cần Thơ đang sản xuất nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc

Đồng Tháp Với hương vị thơm dịu, thanh mát và có công dụng tốt cho sức khỏe, sản phẩm trà lá ổi túi lọc của anh Phan Hồi Hương đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay
Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay

Bằng lời ca, tiếng hát, nông dân phường Kim Sơn (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã lan tỏa kiến thức, bài học từ chương trình IPM, giúp nâng cao chất lượng đồng ruộng.

Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập
Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập

So với trồng quế độc canh, thâm canh trồng quế đa dạng sinh học cho thu nhập cao hơn, đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững và các quy định quốc tế.

Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao
Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao

Hải Phòng Thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất từ hỗ trợ của Nhà nước để trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao giúp ông Đào Quang Trịnh gặt hái nhiều thành công.

Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học
Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học

Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhiều chủ vườn cà phê là người BahNar, J’rai ở Gia Lai đã có thu nhập cao, kinh tế gia đình khá giả.

Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương
Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn càng ngày càng trở nên cấp thiết trước tốc độ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đó là quan niệm của doanh nhân Nguyễn Văn Hiển.

Đào tạo nghề không thể đưa lý thuyết suông cho nông dân
Đào tạo nghề không thể đưa lý thuyết suông cho nông dân

Đào tạo nghề cho nông dân, theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Lương Minh Cừ, phải đạt được hai tiêu chí thiết thực và hiệu quả, chứ không thể chạy theo phong trào.

Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’
Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’

Ông Mai Văn Quốc ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau) đã nuôi thành công mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp

Quả đồi dốc cao, cằn cỗi, nên nhiều năm bỏ hoang, chẳng ai muốn làm. Cho đến khi cặp vợ chồng già này đến lập nghiệp và thu tiền tỷ từ măng tre tứ quý.