Các nhà khoa học EU tiếp tục kiến nghị áp dụng kỹ thuật gen mới

Hà An - Thứ Hai, 19/02/2024 , 15:25 (GMT+7)

Trước tác động của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học EU cho rằng kỹ thuật gen mới sẽ là giải pháp giúp nền nông nghiệp ‘sang trang’.

Gần 30 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel cùng 1.000 nhà khoa học khác tham gia kêu gọi các thành viên Nghị viện Châu Âu ủng hộ công nghệ chỉnh sửa gen dựa trên khoa học.

Trong bản kiến nghị gửi lên Nghị viện, các kỹ thuật gen mới (New genomic techniques – NGTs) được cho là sự lựa chọn “đầy hứa hẹn cho nông nghiệp bền vững, thúc đẩy an ninh lương thực và giải pháp y tế cải tiến”.

Theo đó, đề xuất của EU liên quan quy định về NGT cũng được cho là một bước tiến đáng hoan nghênh để hiểu và chấp nhận những lợi ích to lớn mà nông nghiệp và xã hội dân sự có thể đạt được nhờ sự ra đời của công nghệ NGT trong nhân giống cây trồng.

Trong khi nhiều nông dân, các bên liên quan và các tổ chức phi chính phủ châu Âu ủng hộ công nghệ NGT và nhìn thấy những lợi ích mà công nghệ này mang lại, nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi.  

Một nông dân kiểm tra ngô vàng biến đổi gen trên mảnh đất của mình ở Pordenone, miền bắc nước Ý, tháng 8/2010. Ảnh: AP.

Một nông dân kiểm tra ngô vàng biến đổi gen trên mảnh đất của mình ở Pordenone, miền bắc nước Ý, tháng 8/2010. Ảnh: AP.

Theo bản kiến nghị, có rất nhiều bên liên quan đến công nghệ này. Trên phương diện thị trường toàn cầu, thất bại trong việc NGT ra đời tại châu Âu sẽ làm tổn thương không chỉ nông dân châu Âu mà còn vô tình ảnh hưởng đến nông dân châu Phi - vốn phụ thuộc vào thương mại với châu Âu.

“Điều chúng tôi không thể chấp nhận được đó là việc lặp lại sự từ chối tai hại của châu Âu đối với GMO, một công nghệ an toàn đã biến đổi nông nghiệp ở châu Mỹ và phần lớn châu Á, nơi nông dân được phép trồng nhiều thực phẩm thiết yếu hơn, chống lại sâu bệnh và xây dựng khả năng phục hồi khí hậu cho cây trồng”, bản kiến nghị ghi.

Theo lý giải của các nhà khoa học, công nghệ này có thể liên quan đến tất cả mọi người. Với NGT, các nhà khoa học cây trồng có thể đẩy nhanh quá trình nhân giống truyền thống chậm chạp mà nông dân đã sử dụng kể từ khi nông nghiệp ra đời trong quá khứ xa xôi. Họ nhận được kết quả nhanh chóng bằng cách thúc đẩy các gen sẵn có theo các hướng hữu ích, vượt qua các thí nghiệm thử và sai lỗi cổ xưa có thể mất nhiều thế hệ để hoàn thành.

NGT có thể giúp nông dân chống lại biến đổi khí hậu bằng cách trang bị cho cây trồng chống chọi với thời tiết nóng, lạnh cực đoan cũng như hạn hán, lũ lụt và bệnh tật. Giúp giảm sự phụ thuộc vào thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu, cải thiện năng suất và nuôi sống một hành tinh đang phát triển.

Công nghệ này cũng có thể liên quan đến tất cả mọi người, từ các nhà sản xuất hàng hóa lớn đến nông dân.

Ở châu Phi, nơi năng suất nông nghiệp đi sau phần còn lại của thế giới, NGT có thể giúp nông dân trồng trọt tốt hơn, tạo ra nhiều lương thực hơn và thúc đẩy cơ chế tự cung tự cấp kinh tế.

Ở Ý, NGT có thể giúp nông dân vượt qua những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu và sự lây lan mất kiểm soát của sâu bệnh và nấm mà các phương pháp kiểm soát truyền thống không còn có thể đánh bại.

Trước đó, tháng 7 vừa qua, Ủy ban Châu Âu (European Commision – EC) đề xuất cho phép nới lỏng các quy định đối với thực vật được chọn tạo thông qua Kỹ thuật gen mới. 

Một số người chỉ trích rằng những kỹ thuật này là biến đổi gen kiểu mới, tuy nhiên, trên thực tế, đây là sự kết hợp của các công cụ chỉnh sửa gen làm thay đổi cấu trúc di truyền của thực vật mà không cần sử dụng thêm các gen ngoại lai - đây chính là điểm khác biệt với các sinh vật chuyển gen thông thường có chứa DNA từ các loài khác. Ủy ban cho biết các quy định hiện hành áp dụng cho sinh vật biến đổi gen, bao gồm việc cấp phép và đóng nhãn "không phù hợp" để áp dụng cho các sản phẩm chỉnh sửa gen theo công nghệ mới.

Hà An Theo Euronews
Tags:
Tags:
Hàn Quốc mở rộng quy mô ngành rong biển
Hàn Quốc mở rộng quy mô ngành rong biển

Nhu cầu về rong biển ăn được của Hàn Quốc đã tăng vọt, trong khi nguồn cung gặp khó và giá cả lạm phát.

Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày
Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày

Nhờ kỹ thuật thủy canh, chiếu sáng nhân tạo và các công nghệ khác, cây lúa được trồng ở Tân Cương (Trung Quốc) có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn đáng kể.

Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025
Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025

Ấn Độ đang tìm cách tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản thêm 4 tỷ USD để đạt mục tiêu 12 tỷ USD năm 2025.

'Cô lập' bể carbon ven biển gắn liền phúc lợi kinh tế và xã hội
'Cô lập' bể carbon ven biển gắn liền phúc lợi kinh tế và xã hội

Tăng cường các biện pháp bảo tồn và bảo vệ hệ thống ven biển có hàm lượng carbon cao, đảm bảo phúc lợi kinh tế và xã hội của các cộng đồng.

Giảm thiểu phát thải, tăng dự trữ carbon bằng cỏ biển
Giảm thiểu phát thải, tăng dự trữ carbon bằng cỏ biển

Hệ sinh thái tự nhiên ven biển gồm cỏ biển, đầm lầy thủy triều và rừng ngập mặn, cô lập và lưu trữ một lượng lớn carbon trong cả thực vật và trầm tích.

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông9

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất
7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất

Ngày Trái đất 2024 kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe cộng đồng.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen
Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

Nhiều nước Châu Á đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng chỉnh sửa gen và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

Phân vùng quản lý nước trong nuôi biển xa bờ: Nhìn từ Hoa Kỳ
Phân vùng quản lý nước trong nuôi biển xa bờ: Nhìn từ Hoa Kỳ

Vướng mắc lớn nhất của ngành nuôi biển Hoa Kỳ là thiếu khung pháp lý để quy hoạch phân vùng biển và đảm bảo an toàn môi trường.

Trang trại giữa sa mạc, sản lượng 3.000 tấn mỗi năm
Trang trại giữa sa mạc, sản lượng 3.000 tấn mỗi năm

'Tháp trồng cây' của IGS, trông giống bãi đậu xe nhiều tầng, là môi trường được kiểm soát, giám sát và điều chỉnh lượng nước, phân bón một cách cẩn thận.

6 lời khuyên cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thích ứng biến đổi khí hậu
6 lời khuyên cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thích ứng biến đổi khí hậu

Chuyên gia đưa ra 6 lời khuyên thiết thực cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, đặc biệt ở vùng nhiệt đới để chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.