Khuyến nông cộng đồng - Cầu nối tri thức

'Cánh tay nối dài' thực chất trong chuỗi sản xuất

Trung Quân - Thứ Hai, 29/07/2024 , 08:21 (GMT+7)

Các tổ khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang trở thành điểm tựa vững chắc dẫn dắt nông dân tổ chức lại sản xuất, phát triển liên kết với doanh nghiệp.

Dẫn dắt nông dân tổ chức lại sản xuất

Tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi là một trong 17 tổ KNCĐ mở rộng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tổ được ra đời trên cơ sở nhu cầu bức thiết từ sản xuất của địa phương.

Theo anh Bùi Văn Viên, Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Mường Chiềng (bên trái), tổ KNCĐ đã giúp các hộ sản xuất xích lại gần hơn với doanh nghiệp, thị trường thông qua các chuỗi liên kết. Ảnh: Trung Quân.

Ông Hà Công Tiến, Chủ tịch UBND xã Mỵ Hòa hào hứng chia sẻ, tổ KNCĐ của xã được hình thành với nòng cốt là các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trưởng ban ngành đoàn thể xã, HTX nông nghiệp tại địa phương. Hơn ai hết, họ là những người am hiểu lợi thế, tập quán sản xuất trên địa bàn tới từng “chân tơ, kẽ tóc”.

Từ khi ra đời, những nhiệm vụ như chuyển giao công nghệ, khuyến nông; hỗ trợ, tư vấn phát triển HTX; cung cấp thông tin thị trường; phát triển liên kết sản xuất; hướng dẫn chuyển đổi số trong nông nghiệp… đều được tổ thực hiện bài bản, hiệu quả; trở thành địa chỉ tin cậy để nông dân tìm đến mỗi khi cần.

Chẳng thế mà nhiều hộ từ chỗ mạnh ai người nấy làm, sau các chương trình tập huấn, vận động, tuyên truyền đã tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế tập thể, chuỗi liên kết với thương lái, doanh nghiệp gần xa. Những ruộng bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, lặc lè đua nhau mọc lên xanh tốt. Công ty Đồng Giao, Fusa… kéo nhau về xây chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ ngô ngọt, ớt, dâu tằm. Các đại lý lớn từ Hà Nội đặt điểm thu mua nông sản ngay trên địa bàn. Điệp khúc “được mùa, mất giá” đeo bám nông dân hàng chục năm qua đã từng bước được xóa bỏ.

Nửa tin, nửa ngờ lời vị Chủ tịch xã, tôi tìm đến HTX Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Mường Chiềng đóng chân trên địa bàn để được mắt thấy, tai nghe. Anh Bùi Văn Viên, Giám đốc HTX vừa tất bật chuẩn bị nguồn hàng dưa chuột cho các đối tác theo hợp đồng đã ký kết vừa vui vẻ chia sẻ, từng mảnh vườn “thay áo”, thu nhập người sản xuất nâng lên, ngoài sự cố gắng của chính bản thân còn có đóng góp rất quan trọng của tổ KNCĐ trong việc đưa các hộ lại gần hơn với doanh nghiệp thông qua các chuỗi liên kết.

Hiện nay, lực lượng lao động trẻ trong nông nghiệp đang có xu thế chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ. Việc hỗ trợ, hướng dẫn nông dân thay đổi tập quán canh tác theo hướng chuyên nghiệp, thuận lợi áp dụng cơ giới hóa, tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường là điều rất cần thiết. Bài toán sản xuất với nông dân không khó, nhưng bài toán thị trường tiêu thụ luôn là “tử huyệt”. Họ là những người yếu thế, luôn cần một người đồng hành đích thực để khi gặp bất cứ vấn đề khó khăn gì về chính sách, kỹ thuật, tiêu thụ có thể dựa vào. Những điều này tổ KNCĐ lại có đủ nhờ sự đa dạng trong thành phần tham gia.

Các Tổ KNCĐ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang đồng hành cùng nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả. Ảnh: KNHB.

Không cần nói đâu xa, bản thân HTX trước đây mỗi khi tới vụ lại cuống cuồng đi tìm nơi tiêu thụ. Bây giờ mới vào đầu vụ dưa chuột đã ung dung xuất bán trung bình 10 tấn/ngày, dự kiến khi vào chính vụ hơn 20 tấn/ngày. HTX cũng tự tin tham gia chuỗi liên kết dứa, ngô ngọt với Công ty Đồng Giao trên quy mô gần 40ha. Những yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, hữu cơ; cách thức đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử chào hàng cũng được các thành viên nắm chắc trong lòng bàn tay.

Kéo nông dân lại gần hơn doanh nghiệp, thị trường

Đa Phúc là xã thuần nông thuộc huyện Yên Thủy (Hòa Bình). Địa phương có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại cây nguyên liệu như mía, ớt, dược liệu (diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn xã khoảng 500ha, cây dược liệu trên 100ha).

Tuy nhiên, những lợi thế đó vẫn chưa được phát huy khi đa phần các hộ trên địa bàn có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cách làm dựa trên kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế thu được không cao. Trong khi đó, rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản đã tìm về địa phương với mong muốn xây dựng chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu, thu mua sản phẩm.

Theo lời của Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Kiên, giai đoạn trước đây, xã có cán bộ khuyến nông viên thường xuyên bám sát các hoạt động sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân. Khi cơ chế thay đổi, chỉ còn cán bộ kiêm nhiệm công tác khuyến nông nên việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Bùi Văn Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Phúc (phải), tổ KNCĐ mở rộng sẽ là cánh tay nối dài giúp UBND dẫn dắt nông dân tổ chức lại sản xuất. Ảnh: Trung Quân.

Trước bài toán những lợi thế đang bị bỏ ngỏ, năm 2022, khi tiếp cận với Đề án Tổ KNCĐ, xã đã quyết định thành lập tổ mở rộng với kỳ vọng đây sẽ là cánh tay nối dài giúp UBND xã dẫn dắt nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng đồng bộ, hiệu quả.

Từ khi ra đời, dựa trên lợi thế địa phương, ngoài nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp cho nông dân những thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước, kỹ thuật sản xuất, tổ đã tập trung hỗ trợ tư vấn, vận hành các HTX để tạo sự đồng bộ trong sản xuất. Đồng thời, kết nối HTX với doanh nghiệp thu mua để hình thành các chuỗi liên kết.

Đến hiện tại, tổ đã hỗ trợ các HTX liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu nông sản T9 phát triển vùng nguyên liệu và thu mua toàn bộ sản phẩm chanh dây, ớt; Công ty Tiến Ngân thu mua sản phẩm mía tím xuất khẩu; Công ty Mía đường Đài Loan thu mua mía ép nước… Ngoài ra, chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng, dược liệu (cà gai leo) đang được xúc tiến triển khai.  

Theo ông Kiên, trong bối cảnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, yêu cầu của thị trường ngày càng cao, cạnh tranh hàng hóa gay gắt… thì việc phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết là xu thế tất yếu để đảm bảo sự đồng bộ, chất lượng và gia tăng lợi nhuận cho nông dân.

Tổ KNCĐ với lợi thế tập hợp, phát huy được sức mạnh của nhiều thành tố từ khối công và tư sẽ là nơi hội tụ, bệ đỡ vững chắc để sản xuất thuận lợi xoay vần theo giá trị cao, thân thiện, trách nhiệm với môi trường, tương lai.

Tổ khuyến nông cộng đồng với việc huy động được sức mạnh tổng hợp sẽ thổi một luồng gió mới vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Trung Quân.

Ông Đỗ Đức Trường, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình thông tin, ngoài 2 tổ KNCĐ thí điểm, trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 37 tổ KNCĐ mở rộng với 232 thành viên. Trên cơ sở những nhiệm vụ chung, các tổ sẽ điều chỉnh nhiệm vụ cho phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

Từ khi ra đời, các tổ KNCĐ mở rộng đã khẳng định được vai trò của mình trong việc hỗ trợ nông dân, HTX kỹ thuật sản xuất mới, tiên tiến; phát triển HTX; thông tin thị trường; chuyển đổi số trong nông nghiệp…

Tuy nhiên, nhu cầu của sản xuất còn rất lớn, nếu tháo gỡ được những khó khăn ban đầu mà các tổ đang đối diện như nhân lực của tổ chủ yếu kiêm nhiệm, chưa có tư cách pháp nhân nên khó khăn trong việc tạo ra nguồn thu giúp tổ duy trì hoạt động, các thành viên của tổ thiếu kinh nghiệm, kiến thức về HTX, chuyển đổi số; thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất… thì chắc chắn các tổ KNCĐ sẽ nhanh chóng được nhân rộng. Phương châm “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông” sẽ không còn là một khẩu hiệu.

 

Trung Quân
Tin khác
14 nội dung chính của Nghị định thư sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc
14 nội dung chính của Nghị định thư sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo Nghị định thư, các yêu cầu kiểm tra, kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc rất nghiêm ngặt.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD

Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với số lượng dân số đông đảo, nhu cầu tiêu dùng sầu riêng đông lạnh cao.

4 lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc
4 lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Việc thực hiện điểm kiểm soát tới hạn do doanh nghiệp quyết định để đảm bảo sản phẩm sầu riêng đông lạnh đáp ứng yêu cầu.

13 tiêu chí đánh giá doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc
13 tiêu chí đánh giá doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) là đầu mối chính để quản lý và đảm bảo doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.

Nhiều công ty không bán phá giá cá tra theo kết quả sơ bộ của DOC
Nhiều công ty không bán phá giá cá tra theo kết quả sơ bộ của DOC

Kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá phile cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong POR20 cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Cần sự minh bạch, hợp tác
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Cần sự minh bạch, hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ với nông dân, hợp tác xã, để hướng tới môi trường xuất khẩu lành mạnh.

Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói
Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói

Zimbabwe có kế hoạch giết thịt 200 con voi để cung cấp lương thực cho các cộng đồng đang đối mặt với nạn đói sau đợt hạn hán tồi tệ nhất 40 năm qua.

Nâng cao năng lực cạnh tranh từ thích ứng sớm với cơ chế CBAM
Nâng cao năng lực cạnh tranh từ thích ứng sớm với cơ chế CBAM

Dù nông sản chưa trong danh sách điều chỉnh của CBAM từ 1/1/2026, chuyên gia cho rằng, việc đón đầu xu thế sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường lớn, trọng điểm.

TS Tô Văn Trường: Siêu bão Yagi và quản trị rủi ro thiên tai
TS Tô Văn Trường: Siêu bão Yagi và quản trị rủi ro thiên tai1

Từ thảm họa siêu bão Yagi, chúng ta cũng có thể rút ra những bài học quý giá, không chỉ là về cách ứng phó với thiên tai mà còn là những gợi ý quan trọng cho việc xây dựng các chiến lược phòng chống hiệu quả hơn.

Thay đổi cách thức trồng xoài để bảo vệ sức khỏe
Thay đổi cách thức trồng xoài để bảo vệ sức khỏe

Việc nông dân trồng xoài thay đổi nhận thức chuyển từ sử dụng thuốc BVTV hóa học sang các thuốc BVTV sinh học giúp an toàn cho người sản xuất và sử dụng nông sản.

Sử dụng máy bay không người lái chăm sóc lúa, tiết kiệm 30% chi phí
Sử dụng máy bay không người lái chăm sóc lúa, tiết kiệm 30% chi phí

Nông dân tại Đắk Nông sử dụng máy bay không người lái vào canh tác, chăm sóc lúa, giúp tiết kiệm chi phí lên đến hơn 30% mỗi vụ.

Năng suất tăng 4 tạ/ha nhờ sử dụng mạ khay, máy cấy, chế phẩm sinh học
Năng suất tăng 4 tạ/ha nhờ sử dụng mạ khay, máy cấy, chế phẩm sinh học

Hà Tĩnh Hậu tích tụ đất đai, người dân áp dụng mạ khay, máy cấy kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, đưa năng suất tăng 4 tạ/ha.