Chọn con đường nông nghiệp sạch: Những 'ông mai, bà mối' giúp nông dân thay đổi tư duy

Hồng Thủy - Trần Phi - Thứ Tư, 02/10/2024 , 17:24 (GMT+7)

Sau khi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, chuyển từ canh tác hóa học sang hữu cơ, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và môi trường.

Đó là HTX Dịch vụ - Du lịch - Thương mại Tà Đùng (bon B'Srê B, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, Đắk Nông). HTX thành lập với mục tiêu là liên kết với các hộ dân có vườn cây trái, hướng dẫn canh tác theo quy trình sạch, tạo điểm đến trải nghiệm cho khách du lịch, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời phát triển nông nghiệp bền vững.

Điều khá đặc biệt ở HTX này là 7 thành viên góp vốn thành lập đều có trình độ học vấn cao: Chủ tịch HĐQT, ông Phạm Ngọc Hà, là bác sĩ Đông y, các thành viên còn lại là nhà báo, cựu giáo viên, luật sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp, doanh nhân.

Vườn sầu riêng canh tác quy trình sạch của anh Trần Văn Du, ở xã Đắk Som, Đắk Glong. Ảnh: Hồng Thủy.

Bài liên quan

Sau 2 năm thành lập, HTX đã liên kết với hơn 10 vườn sầu riêng, măng cụt, cà phê, tiêu. Đây đều là những vườn có vị trí thuận lợi, cây trồng phát triển tốt, nhưng trước khi liên kết, những mô hình này vẫn canh tác truyền thống, dùng phân, thuốc hóa học. HTX chính là tác nhân giúp họ thay đổi tư duy, chuyển sang canh tác theo quy trình hữu cơ.

Dẫn chúng tôi đi tham quan một số mô hình liên kết, ông Võ Duy Quang, Giám đốc HTX, cho biết: “Trước khi thành lập HTX, tôi đã có hơn 5 năm làm du lịch trải nghiệm ở vùng Đắk Glong này, và rất thành công. Đắk Nông nói chung, Đắk Glong nói riêng, có khí hậu và thổ nhưỡng rất tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, tiêu, bơ, cà phê, măng cụt…

Bên cạnh đó, Đắk Glong còn được thiên nhiên ban cho cảnh quan đẹp như hồ Tà Đùng, được ví là vịnh Hạ Long của Tây Nguyên, là một trong những điểm đến hấp dẫn khách du lịch nhất khi đến Đắk Nông. Nhưng những tiềm năng đó chưa khai thác được bao nhiêu, đặc biệt là sản phẩm du lịch nông nghiệp.

Mục tiêu của HTX là biến vườn mãng cầu, vườn sầu riêng, hay cà phê của nông dân, thành điểm đến thú vị cho du khách. Nhưng muốn thế, thì trước tiên phải giúp người nông dân thay đổi tư duy, chuyển từ canh tác truyền thống sang hữu cơ. Hiện tại, chúng tôi đã có những thành quả ban đầu, có gần chục vườn đã dần ổn định với lối canh tác mới”.

Ông Hồ Gấm (trái), Chủ tịch Hội nông dân Đắk Nông đánh giá cao mô hình liên kết của HTX Dịch vụ - Du lịch - Thương mại Tà Đùng với các hộ dân làm nông nghiệp bền vững. Ảnh: Hồng Thủy.

Tại vườn sầu riêng hơn 2ha của gia đình anh Trần Văn Du, ở xã Đắk Som, một trong số những vườn trái cây liên kết với HTX Dịch vụ - Du lịch - Thương mại Tà Đùng, những cây sầu riêng 6 năm tuổi trĩu trịt quả, đang chuẩn bị thu hoạch. Anh Du cho biết, anh chuyển đổi quy trình canh tác từ truyền thống sang hữu cơ từ 2 năm nay sau khi được các anh ở HTX đến tư vấn.

“Trước giờ tôi không rành về quy trình chăm sóc, người ta làm sao thì mình làm vậy thôi. Nhưng từ khi được các anh ở HTX đến tư vấn, tôi dần hiểu ra và làm theo. Cây vẫn phải dùng phân vô cơ, nhưng dùng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, nằm trong danh mục, và chỉ dùng ít, vào thời điểm đậu trái. Sản lượng không giảm, cơm cũng thơm, ngon hơn, chỉ có điều hình thức chưa đẹp”, anh Du chia sẻ.

Ông Võ Duy Quang cho biết, ngoài những lợi ích thiết thực về sức khỏe, môi trường đối với người nông dân khi canh tác theo quy trình sạch, HTX sẽ hỗ trợ đầu ra, giới thiệu cho du khách địa chỉ tham quan, góp phần tăng thu nhập cho chủ vườn.

Vườn cà phê liên kết, canh tác hữu cơ của ông Nguyễn Viết Tiến. Ảnh: Hồng Thủy.

Bên cạnh vườn sầu riêng của anh Du, là vườn cà phê của ông Nguyễn Viết Tiến, canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ sau khi liên kết với HTX Tà Đùng và học hỏi kỹ thuật, quy trình canh tác. Ông Tiến cho biết, vườn cà phê của ông không được đẹp, có lẽ do ông chưa dành đủ thời gian cho chúng.

“Cà phê của tôi năng suất hơi thấp, nhưng bù lại giá lại cao hơn. Với lại, tôi hiểu rõ những lợi ích của canh tác hữu cơ. Quan trọng nhất là sức khỏe mình được bảo vệ, môi trường trong lành hơn. Năm ngoái vườn đã đón mấy đoàn khách đến tham quan, trải nghiệm hái cà phê, rang xay cà phê rồi”, ông Tiến nói. 

Anh Nguyễn Quang Giáp, kỹ sư xây dựng, phụ trách mảng nông nghiệp và xây dựng của HTX, cho biết, ngoài những ưu thế về nông nghiệp, cảnh quan, Đắk Nông còn có nền văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc của 40 dân tộc. Nên tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm trong các bon, buôn, bản của đồng bào thiểu số là không nhỏ. “Từ khi thành lập đến nay, chúng tôi đã tổ chức được hàng chục tour du lịch trải nghiệm nông nghiệp. Du khách được giới thiệu từ khi trồng đến khi ra sản phẩm và có thể tham gia trực tiếp thu hoạch, chế biến, thưởng thức sản phẩm tại chỗ.

Các sản phẩm liên quan đến cà phê như hạt cà phê nguyên chất, cà phê rang xay, cà phê đóng gói, và những sản phẩm khác như mật ong cà phê, vải thổ cẩm trang trí hoa cà phê hay các mô hình về hạt cà phê, cũng sẽ thu hút được khách tham quan. Ngoài ra, những chuyến trải nghiệm trong các bon, làng đồng bào cũng khá thú vị. Chúng tôi tổ chức cho khách giao lưu, đốt lửa trại, múa hát cùng đồng bào, thưởng thức ẩm thực truyền thống. Tất cả những tour này sau khi kết thúc đều nhận được những phản hồi tích cực của khách”.

Ông Võ Duy Quang (đứng), Giám đốc HTX Dịch vụ - Du lịch - Thương mại Tà Đùng, giới thiệu ẩm thực truyền thống của đồng bào M'nông ở Tà Đùng. 

“Ngoài đầu tư cho du lịch cảnh quan, một mục tiêu quan trọng của chúng tôi là liên kết với nông dân như thời gian vừa qua, tư vấn cho họ chuyển đổi lối canh tác truyền thống sang canh tác sạch. Đây sẽ là những điểm đến trải nghiệm cho du khách. Đặc biệt, sẽ có những khu vườn dành riêng cho khách thích làm vườn. Vào dịp cuối tuần, cuối tháng, họ có thể đưa người thân, gia đình, bạn bè đến khu vườn của mình để tự tay chăm sóc, thu hoạch và hưởng thành quả do chính tay mình làm. Ngoài ra, du khách cũng có thể nghỉ dưỡng ở những khu vườn này kết hợp làm công việc của mình”, ông Phạm Ngọc Hà, Chủ tịch HĐQT, HTX Dịch vụ - Du lịch - Thương mại Tà Đùng.

Hồng Thủy - Trần Phi
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.