Công nghệ tạo hạt phân bón - Lời giải cho bài toán giảm phát thải

Bảo Thắng - Thứ Năm, 31/10/2024 , 09:50 (GMT+7)

Với mục tiêu giảm lượng phân bón, nhiều công nghệ hiện đại được các nhà máy sản xuất nghiên cứu như công nghệ nano, công nghệ urê hóa lỏng, công nghệ phân bón tan chậm...

GS.TS Bùi Chí Bửu nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ tạo hạt trong phân bón. 

Tăng hàm lượng công nghệ trong sản xuất

GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho biết, có 2 vấn đề chính trong việc ứng dụng công nghệ để sản xuất phân bón theo hướng tăng trưởng xanh. Đó là công nghệ hỗ trợ tạo hạt và giảm phát thải bụi trong sản xuất.

Trong đó, công nghệ hỗ trợ tạo hạt được xem là điểm nhấn. Các nguyên liệu sản xuất phân bón sau khi được phối trộn sẽ được đưa sang tháp tạo hạt NPK. Tại đây, nguyên liệu được đun nóng ở nhiệt độ nhất định, tạo thành khối dịch gần như đồng nhất.

Sau đó, dịch tự động được xả xuống máy tạo hạt ly tâm. Các hạt dịch bắn ra rơi tự do trong lòng tháp được hệ thống quạt gió với tốc độ cao thổi từ dưới lên, làm giảm tốc độ rơi và làm khô, trước khi hạt rơi xuống sàng phân loại.

Với phương pháp này, hạt phân thành phẩm sẽ tròn đều, bóng đẹp và có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là độ đạm từ 20% trở lên, cao hơn hẳn các loại phân bón thông thường.

"Công nghệ tháp cao có thể tạo ra sản phẩm phân bón hỗn hợp hòa tan trong nước với nhiều tỷ lệ khác nhau, tổng hàm lượng NPK có thể lên tới 60 - 65% và sử dụng được qua hệ thống tưới nhỏ giọt", ông Bửu nói và đánh giá, rằng thành phẩm không những tăng được hiệu quả sử dụng mà còn giảm được phát thải, thông qua việc giảm lượng phân bón cũng như tăng tỷ lệ hấp thụ của cây trồng.

Bên cạnh phát triển công nghệ tạo hạt, các nhà máy sản xuất phân bón của trong nước và thế giới hiện nay còn nghiên cứu thêm vấn đề chống đóng cục và kết dính nhiều nhất với các vi lượng. 

Để tiến tới sản xuất xanh, ông Bửu cho rằng, các nhà máy nói chung và những cơ sở sản xuất phân bón nói riêng cần giảm phát thải một cách tối đa, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Một trong những giải pháp là tự động hóa khép kín. Bụi trong quá trình sản xuất được thu hồi và lắng lọc triệt để thông qua các cyclone và các bộ lọc.

Bà Nguyễn Thanh Phương đề nghị doanh nghiệp chủ động nghiên cứu mô hình phù hợp. 

Ngoài công nghệ tạo hạt phân NPK bằng tháp cao, còn 3 công nghệ nữa được sử dụng để giảm phát thải. Đó là công nghệ nano, công nghệ urê hóa lỏng và công nghệ phân bón tan chậm có kiểm soát.

Cụ thể, công nghệ nano sẽ bọc u rê bằng nano HA, giúp giảm khoảng một nửa lượng phân bón cần sử dụng. Công nghệ urê hóa lỏng sẽ đưa hoạt chất agrotain vào đạm, đưa avail vào lân để giảm 30% lượng bón. Phân bón tan chậm có phần vỏ bọc là các lớp polymer với độ dày khác nhau; phần nhân là các khoáng chất như nitơ, photpho, kali, mangan... 

Khi phân được bón, nước sẽ thấm qua lớp bọc polymer đi vào bên trong hạt phân, các nguyên tố khoáng chất sẽ hòa tan vào nước ở trong lớp bọc polymer. Nước tiếp tục thẩm thấu qua lớp polymer đi vào bên trong hạt phân và trong thời gian đó, những nguyên tố khoáng đã hòa tan sẽ khuếch tán qua lớp polymer đi ra môi trường xung quanh, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Quá trình phân giải diễn ra cho đến khi các phân tử này khuếch tán hết, chỉ còn lớp bọc polymer và nước. Sau một thời gian, lớp bọc này sẽ tự phân hủy và không ảnh hưởng đến môi trường và nguồn đất.

Trông chờ những cú hích từ chính sách

Theo ông Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, người dân hiện còn thói quen sử dụng lãng phí phân bón. Hiệp hội Phân bón Thế giới thống kê, bình quân các nước sử dụng khoảng 135 - 140 kg/ha. Trong khi, con số này ở Việt Nam lên tới 400kg.

Đồng tình với quan điểm của GS.TS Bùi Chí Bửu về việc tăng hàm lượng công nghệ trong sản xuất phân bón, nhưng ông Phùng Hà cũng thừa nhận 2 vấn đề chính còn tồn tại trong quá trình "xanh hóa". 

Đầu tiên là việc ngành phân bón sử dụng khá nhiều tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như dùng than, khí thiên nhiên để sản xuất urê, dùng quặng apatit để sản xuất DAP, lân nung chảy… Do đó, quá trình khai thác này khó có thể giảm tác động tới môi trường trong một sớm một chiều. Thứ hai là yếu tố về vốn, nguồn lực được chuẩn hóa để tiếp cận xu hướng sản xuất xanh.

Vừa qua, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt nhiều đề án quan trọng như đề án phát triển phân bón hữu cơ, đề án nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng. Ông Phùng Hà coi đây là những "cú hích" giúp doanh nghiệp phát triển đa dạng các loại phân bón hiệu quả cao, ví dụ như tan chậm, tan có kiểm soát. 

Công nghệ tạo hạt giúp tiết kiệm lượng phân bón và giảm phát thải.

Trong bối cảnh hiện tại, để tăng hiệu quả phân bón tại Việt Nam, GS.TS Bùi Chí Bửu cho rằng, phải dựa vào cách tiếp cận hiện đại nhất, đó là nông nghiệp chính xác. Trong đó, bao gồm cả điện toán, chuyển đổi số và phân tích hiện trạng đất dựa trên cơ sở dữ liệu.

Lấy ví dụ ở Công ty Mía đường Quảng Ngãi, ông Bửu thông tin, hằng năm cán bộ nghiên cứu phải đến thực địa, lấy mẫu đất và phân tích lại để xem xét rằng: Nếu bỏ bón phân thì có thể giữ được năng suất và tiết kiệm nguyên liệu đầu vào hay không? Hoặc giảm với điều kiện là độ pH của đất trong khoảng bao nhiêu thì sẽ đất sẽ hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất?

"Đất thoái hóa, độ pH có xu hướng giảm xuống thì bà con bón phân không thể hiệu quả. Các chức năng như trao đổi chất, hấp thụ trong đất đều sẽ ở mức không có thuận lợi", ông phân tích.

Vì lẽ đó, vị chuyên gia khuyến nghị, rằng ngoài bón bao nhiêu, người dân cần học cách bón phân vào lúc nào. Theo ông, công nghệ hỗ trợ tạo hạt sẽ là giải pháp lâu dài, bởi phân sẽ giải phóng dinh dưỡng từ từ vào đất, góp phần giảm sự tiêu hao, mất mát.

Tại Tọa đàm “Xanh hóa sản xuất hóa chất và phân bón", bà Nguyễn Thanh Phương, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương đề nghị doanh nghiệp nên chủ động nghiên cứu, tính toán các phương án về giảm phát thải nhằm đạt được sự tối ưu về chi phí sản xuất.

"Mỗi phương án khác nhau sẽ cho một kết quả khác. Khi có những mô hình thí điểm, dựa trên thực tiễn sản xuất, doanh nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn và quyết định được giải pháp tối ưu", bà Phương nói.

Bảo Thắng
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.