Dân Hàn Quốc giảm mua trái cây vì giá tăng

Văn Việt - Thứ Ba, 12/03/2024 , 09:26 (GMT+7)

Dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc ngày 10/3 cho thấy mức tiêu thụ trái cây nước này đã giảm gần 20% trong 15 năm qua do thiếu nguồn cung và giá cả tăng vọt.

Trái cây được bày bán tại một siêu thị ở Hàn Quốc. Ảnh: Korea Herald.

Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, mức tiêu thụ trái cây bình quân đầu người của quốc gia đã giảm 19% xuống còn 55kg vào năm 2022 sau khi đạt đỉnh 67,9kg vào năm 2007.

Quýt và táo đứng đầu mức tiêu thụ bình quân đầu người với lần lượt là 11,8kg và 11kg, tiếp theo là lê (4,4kg), nho (4,4kg), đào (3,7kg) và hồng (1,9kg).

Một báo cáo khác của Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc cho hay việc tiêu thụ trái cây có mối liên hệ chặt chẽ với giá cả vì chúng thường được coi là mặt hàng thực phẩm ít thiết yếu nhất và mức tiêu thụ thường giảm khi giá tăng.

Ví dụ, trong đại dịch Covid-19, người tiêu dùng đã giảm chi tiêu cho các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản nói chung trung bình 1,4%. Trong khi sức mua thịt giảm 0,8% thì nông sản và trái cây giảm lần lượt là 6,9% và 9,3%.

Trong bối cảnh lạm phát ngày càng nghiêm trọng những tháng gần đây, có rất ít dấu hiệu cho thấy giá cả trái cây sẽ sớm được bình ổn trở lại. Hai tháng đầu năm nay, giá trái cây đã tăng gần 40% so với một năm trước, mức tăng mạnh nhất trong 32 năm. Quýt và táo, hai loại trái cây phổ biến nhất, có giá tăng lần lượt 71% và 78% trong cùng kỳ.

Sản lượng giảm được coi là yếu tố chính đẩy giá trái cây tăng cao. Tổng diện tích trồng trái cây của quốc gia này đã giảm từ 172.900ha vào năm 2000 xuống còn 158.830ha vào năm 2022. Tổng số nông dân ở Hàn Quốc, do dân số đang già đi nhanh chóng, cũng giảm từ 2,85 triệu xuống 2,17 triệu trong thập kỷ qua.

Điều kiện thời tiết bất thường, như lượng mưa lớn, đã đặt ra thêm thách thức cho sản xuất trái cây. Năm ngoái, sản lượng táo và lê giảm mạnh, khoảng 30% mỗi loại, phần lớn là do thiệt hại do nhiệt độ thấp trong thời gian hoa nở mùa xuân và những trận mưa như trút vào mùa hè.

Để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung trái cây và các mặt hàng nông sản khác, Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc Song Mi-ryung tuần trước tổ chức một cuộc họp báo khẩn cấp, trong đó bà cam kết thành lập một cơ quan tư vấn về sản xuất trái cây, đồng thời mở rộng hỗ trợ tài chính cho nông dân.

“Chúng tôi sẽ đầu tư 20,4 tỷ won (hơn 15,5 triệu USD) từ tháng 3 đến tháng 4 để giảm giá 13 mặt hàng, trong đó có táo và hành lá”, bà nói, gợi ý rằng chính phủ cũng có thể tăng nhập khẩu để giảm bớt vấn đề về nguồn cung, đặc biệt là với táo và lê.

Văn Việt (Theo Korea Herald)
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị
Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị

Nguyên tắc thị trường là phải tiếp thị, không tiếp thị hoặc tiếp thị không đúng sẽ giới hạn không gian đối tượng tiêu dùng.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.