Đánh chìm ruộng rau chống bão, lão nông khởi nghiệp thành công

Huy Bình - Chủ Nhật, 19/11/2023 , 16:34 (GMT+7)

Tư duy độc đáo, dám nghĩ dám làm, 'lão nông gàn' tại Ninh Bình đã tự đánh chìm ruộng rau màu khi bão đổ bộ. Mùa vụ thắng lớn.

‘Khởi nghiệp từ bão’, đấy là những gì ông Đinh Xuân Nguyễn - Giám đốc Hợp tác xã Mai Sơn và ông Phạm Hồng Sơn - cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình kể về ông Tống Viết Vinh, 62 tuổi - chủ cơ sở trồng dưa vàng, dưa bao tử, ớt chuông hữu cơ theo hướng công nghệ cao tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Đây là một mô hình nông nghiệp công nghệ cao điển hình của tỉnh.

Ông Tống Viết Vinh, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và cơ sở sản xuất rau màu công nghệ cao theo hướng hữu cơ. Ảnh: Huy Bình. 

Sau khi xuất ngũ năm 1988, ông Tống Viết Vinh trở lại đồng đất quê hương chỉ với hai bàn tay trắng. Không vốn liếng, không nghề trong tay, những gì ông thừa hưởng chỉ là mấy sào ruộng khoán luôn trong cảnh ăn bữa nay, lo bữa mai. Xác định cây lúa khó giàu trên vùng đất phèn Mai Sơn, ông vay vốn, tập tành buôn nông sản rồi ngược xuôi khắp nơi. Sau khi tích lũy được một số vốn nhất định, ông Vinh chuyển đổi toàn bộ đất hai lúa của gia đình làm rau màu nhưng cũng không ăn thua.

Năm 2005, siêu bão Damrey đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh miền Bắc, trong đó có Ninh Bình. Theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng tại thời điểm đó, đây là cơn bão mạnh nhất tấn công đảo Hải Nam (Trung Quốc) kể từ khi cơn bão Marge tấn công hồi tháng 9 năm 1973, với sức gió mạnh cấp 9, 10 và  giật cấp 12 kèm theo mưa lớn.

Tuy nhiên, nhờ nhạy bén trước thời tiết, tinh thần dám nghĩ dám làm, ông Vinh thu được một vụ rau màu bội thu sau bão. Đây là cũng là bước ngoặt để ông Vinh có kinh phí mở rộng kinh doanh nông sản của mình và tạo cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ, khởi nghiệp sản xuất rau màu công nghệ cao theo hướng hữu cơ thu tiền tỷ.

Trao đổi với phóng viên, ông Vinh cho biết, khi nghe tin bão về ông rất lo lắng vì ruộng rau có cả luống mới trồng và sắp cho thu hoạch mà mưa to gió lớn sẽ dập nát hết. ‘Bình thường người ta sẽ làm các vòm ni-lon bằng cót để che ruộng rau nhưng lúc ấy mình khó khăn, cơm có khi còn chẳng có mà ăn lấy tiền đâu ra mà mua cót che rau, hơn nữa ni-lon cũng chỉ che được mưa chứ bão, gió to như thế nó cũng bay hết’, ông Vinh nói.

Nhờ cách chống bão độc đáo, ông Vinh được vụ mùa bội thu. Ảnh: Huy Bình. 

‘Lúc ấy xác định là mất trắng’, ông Vinh kể. Tuy nhiên, ông nhớ đến quá trình làm rau giống ở khoảnh ruộng trũng. Mỗi lần mưa lớn, ngập nước, ông phải quây bờ, bơm nước ra, ông thấy rau vẫn có thể chịu được vài tiếng đồng hồ ngập nước và đất thịt trồng rau thoát nước tốt, nước rút cây rau lại tái sinh được nên nảy ra ý tưởng tháo nước vào làm chìm ruộng rau.

‘Rau ở dưới nước sẽ không bị ảnh hưởng bởi gió lớn, mưa to cũng không việc gì. Hơn nữa đằng nào cũng mất nên lúc ấy nghĩ được đến đâu hay đến đó. Lúc ấy ai biết người ta cũng đều bảo tôi dở hơi, gàn dở’, ông Vinh giải thích.

Nghĩ là làm, ông Vinh liên tục cập nhật tình hình thời tiết, khi nghe tin bão về đến Hải Hậu, Nam Định, ông liền tháo nước vào đến khi ruộng rau chìm hẳn dưới nước. Ngay sau khi bão tan, mưa ngớt ông liền tháo nước ra. Năm đó, vụ rau màu của ông Vinh trúng lớn.

Ông Phạm Hồng Sơn - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình và ông Đinh Xuân Nguyễn - Giám đốc HTX Mai Sơn tại cơ sở trồng rau công nghệ cao theo hướng hữu cơ của ông Vinh. Ảnh: Huy Bình. 

"Năm ấy ông Vinh 'một mình một chợ' vì bão lớn, gió to, che chắn bằng cót cũng không ăn thua. Bà con trồng rau ở Ninh Bình và các tỉnh lân cận thiệt hại nặng. Cách làm của ông Vinh quả thực rất mạo hiểm nhưng không thể phủ nhận là ông Vinh có kinh nghiệm rất phong phú cũng như có kiến thức rất chắc về rau màu cũng như bám sát tình hình thời tiết", ông Đinh Xuân Nguyễn chia sẻ.  

Ông Phạm Hồng Sơn - cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình được phân công chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật cho cơ sở của ông Vinh đánh giá, cách làm của ông Vinh rất hay, cứu được vụ rau. Tuy nhiên, bà con cũng chỉ nên coi là tài liệu tham khảo, bởi phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm cũng như nắm vững kiến thức về tính chất đất đai, rau màu và thời tiết. Hiện Sở NN-PTNT cũng đã có hướng dẫn bà con cách trồng rau trong mùa mưa bão. Do đó, bà con cần nắm vững các phương pháp cũng như chuẩn bị tốt cơ sở vật chất để ứng phó mỗi khi bão lớn, mưa to.

Huy Bình
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc
Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc

STP Group là doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc nghiên cứu và triển khai thành công mô hình nuôi trồng rong sụn tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.