Đề xuất thành lập trung tâm logictis lo đầu ra cho nông sản Tây Nguyên

Nguyễn Thủy - Thứ Năm, 11/04/2024 , 16:42 (GMT+7)

Phát triển vùng nguyên liệu gắn với xây dựng nhà máy sơ chế, kho lạnh, trung tâm logictis xuyên biên giới, cơ sở dữ liệu... để phát triển nông nghiệp bền vững tại Tây Nguyên.

Vùng Tây Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, hình thành vùng nguyên liệu lớn. Ảnh: IDH.

Vùng Tây Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, hình thành vùng nguyên liệu lớn. Ảnh: IDH.

Đó là đề xuất của nhiều doanh nghiệp khi muốn đầu tư tại các tỉnh Tây Nguyên nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương và đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

5 tỉnh vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum) đều có lợi thế rất lớn trong sản xuất nguyên liệu nông sản, nhưng tình trạng chung là tư duy sản xuất của người dân chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu hoạch còn ở mức cao; khâu chế biến, dự trữ, bảo quản nông sản kém, thiếu hệ thống kho lạnh, hạ tầng logicstics vừa thiếu vừa yếu khiến chi phí logictics tăng cao, giá thành không cạnh tranh.

Trong khi đó, nông sản mang tính mùa vụ cao, khó bảo quản. Mặt khác, chưa dự báo phân tích thị trường kịp thời về sản lượng và giá bán. Đây là các điểm nghẽn cần "gỡ" để phát triển thế mạnh nông nghiệp vùng Tây Nguyên.

Xây dựng mô hình điểm liên kết phát triển vùng nguyên liệu gắn với hệ thống sơ chế, kho lạnh

Theo Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM Lý Kim Chi, TP.HCM không chỉ là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, mà còn là thị trường tiêu thụ lớn, đầu mối xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên là vựa nông sản, vùng nguyên liệu quan trọng.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Vì vậy, việc liên kết, hợp tác đầu tư giữa TP.HCM và Tây Nguyên là cực kỳ quan trọng. Nếu sự liên kết này bền vững sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương chủ động về mặt công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi và chế biến; hình thành vùng trồng mẫu lớn gắn với xây dựng mã vùng trồng, gắn với sơ chế, chế biến, bảo quản công suất lớn, hiện đại, đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn từ sản xuất đến phân phối, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, giúp gia tăng giá trị nông thủy sản và các sản phẩm ngành chế biến thực phẩm.

Qua đó, góp phần bổ sung, làm đa dạng, đáp ứng chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất ổn định cho các doanh nghiệp TP.HCM trong thời gian tới, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, góp phần giải quyết triệt để tình trạng “được mùa mất giá” vốn luôn tồn tại trong thời gian qua của nông nghiệp tại vùng Tây Nguyên.

Theo bà Chi, cần xây dựng những mô hình điểm liên kết phát triển vùng nguyên liệu gắn với xây dựng hệ thống sơ chế, kho lạnh dự trữ, ứng dụng công nghệ trong công tác chế biến, nuôi trồng và bảo quản sau thu hoạch trong thời gian tới. Đặc biệt, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, hướng đến xây dựng vùng nguyên liệu hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường.

“Hiện Chính phủ, Bộ NN-PTNT đang triển khai nhiều đề án, giải pháp phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thực phẩm, trong đó nổi bật là "Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022-2025" tại 13 tỉnh, thành trên cả nước (trong đó có các tỉnh Tây Nguyên).

Theo Đề án này, giai đoạn 2022-2023 sẽ hình thành 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn, quy mô tập trung và giai đoạn 2024-2025 sẽ mở rộng xây dựng 5 trung tâm sơ chế, chế biến, bảo quản nguyên liệu (logistics) hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vùng nguyên liệu.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay chưa có cơ sở dữ liệu chung giữa TP.HCM và các tỉnh thành này về thông tin sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ như cần tiêu thụ mặt hàng gì, sản lượng bao nhiêu, tiêu chuẩn cần đáp ứng... thông tin về các kênh phân phối.

Do đó, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM đề xuất TP.HCM và các địa phương nằm trong quy hoạch phát triển của Đề án cần chủ động báo cáo, đề xuất Bộ NN-PTNT chủ trì, đứng ra làm đầu mối xây dựng cơ sở dữ liệu chung, thông tin điện tử về sản phẩm chủ lực của các địa phương, định hướng sản xuất, tiếp cận thị trường, các yêu cầu về quy mô, quy trình, chất lượng, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm thị trường trong và ngoài nước đang cần... Một khi có cơ sở dữ liệu chung thì việc điều phối chuỗi cung ứng sẽ rất thuận lợi.

“Nhu cầu kho lạnh, kho bảo quản các mặt hàng nông sản phục vụ cho chế biến, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất lớn. Vùng nguyên liệu phát triển hiệu quả và bền vững bắt buộc phải gắn song song với phát triển hệ thống kho lạnh, kho bảo quản, dự trữ đủ tiêu chuẩn”, bà Chi nói và kiến nghị lãnh đạo từng địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nông dân tham gia vào sản xuất các mặt hàng nông sản có chất lượng cao, có trách nhiệm trong việc tuân thủ nghiêm các nội dung cam kết trong hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như bao tiêu theo hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp, kho lạnh mới mang lại hiệu quả.

Trung tâm logictis 100ha xuyên biên giới

Theo ông Đặng Đình Long, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư thương mại Mega A, 5 tỉnh vùng Tây Nguyên có vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu rất lớn. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu thị trường cần được quản lý mã số vùng trồng.

Ông Long mong lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên cần quyết liệt hơn trong việc xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói giống như "cấp một thẻ CCCD gắn chip cho công dân". Từ đó, tạo sự minh bạch trong sản xuất và an toàn thực phẩm.

"Đây cũng là hàng rào thương mại, kỹ thuật mà thị trường thế giới đặt ra. Khi thị trường đã đặt ra hàng rào mà ta không lấy đó làm mối lo, nếu chúng ta không làm quyết liệt thì vẫn còn tình trạng đâu đó cần giải cứu nông sản, trong khi thị trường vẫn đang rất cần", ông Long nói.

Ông Đặng Đình Long, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư thương mại Mega A khảo sát nhà máy chế biến máy móc phục vụ chế biến nông nghiệp. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Đặng Đình Long, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư thương mại Mega A khảo sát nhà máy chế biến máy móc phục vụ chế biến nông nghiệp. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Long nêu vấn đề, tỉnh Kon Tum có đường biên giới với Lào, Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Bờ Y, lượng hàng hóa từ Lào qua cửa khẩu này rất lớn. Do đó, cần hình thành trung tâm logistics tại đây, vừa có bãi hạ tải và khu trung chuyển cho sản phẩm.

Do đó, ông Long kiến nghị tỉnh Kon Tum mở ra chính sách để doanh nghiệp tiếp cận khu đất khoảng 100 hecta xây dựng bãi hạ tải, khu trung chuyển, trung tâm logistics. Ngoài ra, ông Long cũng cho rằng, kho ngoại quan chứa hàng trung chuyển qua khu vực Kon Tum, Gia Lai là vô cùng cần thiết.

"Đề nghị Kon Tum, Gia Lai tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận một khu đất có thể làm kho ngoại quan có sức chứa từ 50.000-100.000 tấn sắn lát.

Kiến nghị lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp xúc, tiếp cận khu đất để hình thành chợ nông sản, chợ vật liệu xây dựng, khu thương mại tự do tập trung khoảng 200-250ha.

Khu vực chợ nông sản và khu thương mại tự do này là một nơi có thể giải quyết được một số vấn đề về logictis, thanh toán hàng hóa. Chúng tôi đảm bảo hàng hóa không chỉ khu vực Tây Nguyên, hay các tỉnh khác, khi hàng hóa chở đến khu thương mại tự do này chắc chắn nhà cung cấp sẽ nhận được tiền ngay, không cần phải đợi”, ông Long kiến nghị.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhìn nhận, nếu hình thành được trung tâm logictis, kho ngoại quan trung chuyển ngay khu vực biên giới tại các tỉnh vùng Tây Nguyên thì con đường đưa hàng hóa đến với thị trường sẽ nhanh hơn, nhất là thị trường xuất khẩu.

“Nếu làm được chúng ta có thể “ăn chắc mặt bền”, tạo ra động lực phát triển mới cho Tây Nguyên. Doanh nghiệp là những người có nguồn lực, có kinh nghiệm, cần mạnh dạn triển khai thực hiện các đề án. TP.HCM và các tỉnh sẵn sàng tạo mọi điều kiện hỗ trợ”, ông Hoan nói.

Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk cho biết, theo Nghị quyết của Quốc hội, các dự án đầu tư vào TP Buôn Ma Thuột thuộc các lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, đầu tư kinh doanh trung tâm logistics... được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Đối với dự án đầu tư sản xuất, bảo quản, chế biến cà phê trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong chín năm tiếp theo.

Nguyễn Thủy
Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày
Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày

Nhờ kỹ thuật thủy canh, chiếu sáng nhân tạo và các công nghệ khác, cây lúa được trồng ở Tân Cương (Trung Quốc) có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn đáng kể.

Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025
Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025

Ấn Độ đang tìm cách tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản thêm 4 tỷ USD để đạt mục tiêu 12 tỷ USD năm 2025.

'Cô lập' bể carbon ven biển gắn liền phúc lợi kinh tế và xã hội
'Cô lập' bể carbon ven biển gắn liền phúc lợi kinh tế và xã hội

Tăng cường các biện pháp bảo tồn và bảo vệ hệ thống ven biển có hàm lượng carbon cao, đảm bảo phúc lợi kinh tế và xã hội của các cộng đồng.

Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'
Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'

Thói quen thực hành nông nghiệp không bền vững khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị suy thoái, ô nhiễm môi trường, theo TS Diego Naziri từ Trung tâm Khoai tây quốc tế.

Giảm thiểu phát thải, tăng dự trữ carbon bằng cỏ biển
Giảm thiểu phát thải, tăng dự trữ carbon bằng cỏ biển

Hệ sinh thái tự nhiên ven biển gồm cỏ biển, đầm lầy thủy triều và rừng ngập mặn, cô lập và lưu trữ một lượng lớn carbon trong cả thực vật và trầm tích.

Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023
Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023

Thẻ vàng IUU, biến động thị trường, hạn ngạch khai thác và những quy định mới khiến doanh nghiệp khai thác thủy sản lúng túng trong việc thích ứng.

5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore

Việt Nam xuất khẩu gạo sang Singapore từ lâu, nhưng luôn đứng sau một số nguồn cung khác. Đầu năm nay, gạo Việt Nam đã chiếm vị trí số 1 tại thị trường này.

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông9

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp
Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Hướng dẫn chăn nuôi tuần hoàn quy mô nông hộ
Hướng dẫn chăn nuôi tuần hoàn quy mô nông hộ

‘Không bỏ đi thứ gì’, nhiều nông hộ áp dụng chăn nuôi tuần hoàn, tận thu phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Syngenta ra mắt thuốc diệt rầy mới nhất: Pexena 20WG dạng cốm
Syngenta ra mắt thuốc diệt rầy mới nhất: Pexena 20WG dạng cốm

Sản phẩm mới không chỉ an toàn với sức khỏe của người phun thuốc và pha thuốc mà với đặc tính hòa tan tốt, thuốc dạng cốm này còn an toàn hơn cho môi trường, giảm thất thoát thuốc và giảm lượng thuốc đưa xuống đồng ruộng.