| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM và Tây Nguyên hợp tác phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản

Thứ Tư 03/04/2024 , 20:13 (GMT+7)

Ngày 3/4, Sở NN-PTNT TP.HCM tổ chức hội nghị thảo luận, thống nhất các nội dung triển khai hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa TP.HCM với các tỉnh vùng Tây Nguyên. 

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tại hội nghị, Sở NN-PTNT TP.HCM đề xuất nhiều nội dung hợp tác trong năm 2024 để lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên cùng thảo luận và thống nhất. Ngoài ra, lãnh đạo ngành nông nghiệp TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên cũng thảo luận nhiều nội dung hợp tác song phương. 

Cụ thể: TP.HCM - Đăk Lăk đề xuất hợp tác nghiên cứu quy trình bảo tồn và nhân giống các loại cá bản địa quý hiếm tại Đăk Lăk như cá rô cờ, cá mõm trâu, cá lăng nha đuôi đỏ, cá đá Sông Ba, cá sọc dưa; thử nghiệm việc bảo quản xoài tươi sử dụng chế phẩm sinh học chitosan khối lượng phân tử thấp; hỗ trợ chế phẩm sinh học để xây dựng mô hình chăn nuôi heo.

TP.HCM - Gia Lai đề xuất hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sinh học phân tử và đề xuất triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ; chuyển giao công nghệ sản xuất rễ tóc sâm Ngọc Linh trên hệ thống bioreactor; phối hợp triển khai mô hình sản xuất và thương mại tinh dầu ớt; hỗ trợ chế phẩm sinh học xây dựng mô hình chăn nuôi heo hạn chế phát sinh mùi hôi...

Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM; Tổng Công ty Nông nghiệp TNHH MTV Sài Gòn; Trường Đại học Quốc tế; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM cũng đề xuất nhiều nội dung hợp tác với các tỉnh Tây Nguyên trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, hiện sản xuất nông nghiệp của TP.HCM còn khá khiêm tốn. Nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu của các doanh nghiệp là rất lớn. Vì vậy, TP.HCM mong muốn kết nối với các doanh nghiệp vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung để xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

Theo ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai, tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng có lợi thế đất rộng, khí hậu, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho trồng trọt và chăn nuôi phục vụ cho thị trường TP.HCM cũng như xuất khẩu. Nhưng, Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên còn “thiếu” về khoa học công nghệ, chuyển đổi số, tài chính và kinh nghiệm quản lý. Trong khi đó, TP.HCM có thế mạnh, có thị trường đủ lớn, có lực lượng khoa học công nghệ phù hợp để phát triển chuỗi liên kết để hỗ trợ phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương.

Do vậy, thông qua việc hợp tác này, ông Nghĩa mong muốn, thông qua các doanh nghiệp có thế mạnh về quản trị, quản lý, công nghệ, thị trường của TP.HCM để phát triển vùng nguyên liệu, chế biến và hỗ trợ, liên kết với người nông dân thông qua HTX, tổ hợp tác để phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương.

"Thông qua việc hợp tác với TP.HCM trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã được TP.HCM giới thiệu lên Tây Nguyên tổ chức sản xuất theo chuỗi ngành hàng. Họ cùng phối hợp với địa phương của tỉnh cùng nhau sản xuất các mặt hàng nông nghiệp có nguồn gốc xuất xứ, công khai minh bạch, mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Nhờ đó, năm 2023, nông sản xuất khẩu của Việt Nam đạt 53 tỷ USD, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những ngành xuất siêu trên 12 tỷ USD, đây là lợi thế của nông nghiệp trong những năm vừa qua", Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai nói.

Các tỉnh Tây Nguyên có lợi thế về đất rộng, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho trồng trọt và chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các tỉnh Tây Nguyên có lợi thế về đất rộng, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho trồng trọt và chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc NN-PTNT tỉnh Đắk Nông cho rằng, tình hình biến đổi khí hậu đang tác động tới các tỉnh Tây Nguyên rất lớn, đòi hỏi phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để thích ứng. “Tỉnh Đắk Nông rất cần phối hợp, hỗ trợ của các tỉnh, đặc biệt là TP.HCM. Chúng tôi rất muốn thu hút kêu gọi các nhà đầu tư đến tỉnh để chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản", ông Đông nói.

Ông Nguyễn Tấn Liêm, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, thời gian qua, địa phương và TP.HCM đã có những hợp tác trong việc tiêu thụ nông sản, gia tăng giá trị cho nông sản và hình thành được những mô hình phối hợp hiệu quả. "Hy vọng TP.HCM sẽ là đầu mối kết nối những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trường nâng cao giá trị các sản phẩm lợi thế của Kon Tum như cà phê, mắc ca, cây ăn quả, dược liệu, trong đó nổi bật là sâm Ngọc Linh".

Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM Đinh Minh Hiệp cho biết, TP.HCM có thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học. Thành phố có thể hỗ trợ kêu gọi nguồn vốn, dự án đầu tư vào các tỉnh vùng Tây Nguyên.

"Điều quan trọng trong hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên, là chuyển giao được công nghệ, hợp tác kiểm soát được truy xuất nguồn gốc, nông sản hàng hóa đảm bảo theo chuẩn quốc tế. Có như vậy mới đáp ứng được kết nối cung cầu, các bên cùng có lợi từ sự hợp tác phát triển này", Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM nói.

Ông Hiệp cũng nhấn mạnh, các địa phương cần chuẩn bị tốt nội dung, đặt hàng cụ thể các doanh nghiệp, đơn vị nào sẽ đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh như thế nào để đạt được hiệu quả. Tránh việc các hội thảo chỉ bàn chuyện khoa học trong khi câu chuyện quan trọng hơn cả là bài toán đầu tư.

TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên thống nhất trong năm 2024 sẽ có 3 sự kiện cấp vùng được tổ chức tại TP.HCM gồm: Lễ hội Sâm và Hương dược liệu Quốc tế (tháng 5); Hội chợ Triển lãm giống và nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM (tháng 6) và Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng - miền và công nghệ sản xuất - bảo quản - chế biến nông sản (tháng 11). Ngoài ra, có 4 sự kiện cấp vùng được tổ chức tại Kon Tum, Đăk Nông, Gia Lai dưới sự phối hợp hỗ trợ của Sở NN-PTNT TP.HCM.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm