Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp của một người trẻ

Sơn Trang - Lê Bình - Thứ Ba, 08/10/2024 , 15:46 (GMT+7)

Là một chủ trang trại trẻ thành công, anh Đỗ Văn Phúc, chủ vườn hoa cẩm cù lớn ở Bình Phước có những chia sẻ thú vị về chuyện khởi nghiệp nông nghiệp.

Đỗ Văn Phúc và vườn hoa cẩm cù. Ảnh: Lê Bình.

Đỗ Văn Phúc là một chủ trang trại trẻ ở xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Trang trại của Phúc hiện chủ yếu trồng hoa cẩm cù với hàng trăm giống. Đây là một trong những trang trại trồng hoa cẩm cù có quy mô lớn hàng đầu hiện nay.

Là chủ một trang trại lớn về hoa cẩm cù, nhưng Phúc lại không học về nông nghiệp. Anh chia sẻ, việc nhiều bạn trẻ không học nông nghiệp nhưng lại khởi nghiệp nông nghiệp, có nguyên nhân quan trọng là họ có nhu cầu được sử dụng những nông sản sạch và muốn góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững, qua đó tạo ra môi trường trong lành ở nơi họ sinh sống.

Không học về nông nghiệp nhưng lại khởi nghiệp nông nghiệp, bản thân Phúc đã gặp không ít khó khăn, nhưng cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi đầu tiên với Phúc là sự nhạy bén về thị trường, của người tiêu dùng, khi anh nhận thấy nhiều người có nhu cầu chơi hoa cẩm cù, nhưng lại ít nơi cung cấp sản phẩm này. Từ sự nhạy bén đó, Phúc đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và cung ứng một loài hoa mà hiện không có nhiều người làm.

Bên cạnh đó, những người trẻ khởi nghiệp như Phúc có khả năng ứng dụng các nền tảng số để phát triển dự án, phát triển nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm, nhất là trên các sàn thương mại điện tử.

Đỗ Văn Phúc cho biết, để phát triển sản xuất quy mô lớn, đầu ra là rất quan trọng. Nhằm mở rộng thị trường, ngoài những kênh bán hàng truyền thống, Phúc đã liên kết với một số đối tác như các cửa hàng hoa trong tỉnh để tạo những điểm trưng bày sản phẩm. Đồng thời, Phúc đã trao đổi, ký kết tiêu thụ sản phẩm với một số đơn vị bán lẻ, các doanh nghiệp chuyên thi công, cung ứng cây xanh công trình… Sự liên kết với những đơn vị này giúp cho Vườn hoa Cẩm cù có được những đơn hàng với số lượng lớn.

Một giống hoa cẩm cù trong vườn của Đỗ Văn Phúc. Ảnh: Lê Bình.

Trên nền tảng số, Phúc đã xây dựng kênh bán hàng trên Tiktok và livetream bán hàng trên nền tảng này. Trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki... cũng đều đã có các gian hàng của Vườn hoa Cẩm cù. Qua việc xây dựng các kênh bán hàng đa dạng, Vườn hoa Cẩm cù của Phúc đã tạo được nguồn khách hàng đa dạng và ngày càng phát triển, từ khách hàng cá nhân tới khách hàng doanh nghiệp.

Có nhiều người trẻ đã và đang khởi nghiệp nông nghiệp như Phúc, trong đó, có nhiều người thành công, nhưng cũng có những trường hợp thất bại.

Nói về chuyện này, Phúc chia sẻ, nếu bạn trẻ nào đó khởi nghiệp chưa thành công, thì đừng vội bỏ cuộc. Thay vào đó, người khởi nghiệp hãy bình tĩnh đánh giá lại xem dự án của mình đang gặp phải những vấn đề gì, vì sao mình đã có rất nhiều nỗ lực mà vẫn chưa thành công. Khi đã đánh giá được đúng vấn đề đang gặp phải, người khởi nghiệp sẽ có giải pháp khắc phục phù hợp. Người khởi nghiệp cũng cần học hỏi liên tục để trang bị thêm nhiều kiến thức phục vụ cho việc phát triển dự án, từ sản xuất tới thị trường, quản lý trang trại…

Một kinh nghiệm nữa mà Phúc muốn chia sẻ là những người khởi nghiệp cần biết tận dụng tối đa những ưu điểm của mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá và bán các loại nông sản do mình sản xuất tới khách hàng xa gần. Ngoài ra, việc tìm kiếm những người có cùng đam mê khởi nghiệp cũng là cách để những người trẻ tự tin hơn trong khởi nghiệp nông nghiệp.

Sơn Trang - Lê Bình
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.