Lục bát, từ xưa đã mang những nỗi niềm của người nông dân!

Ngô Đức Hành (thực hiện) - Thứ Hai, 29/07/2024 , 09:24 (GMT+7)

Theo nhà thơ Nguyễn Thế Kiên, trong đời sống của người nông dân Việt Nam suốt mấy trăm năm qua được thiết đặt uyển chuyển trong dân ca, ca dao, đa phần bằng lục bát.

Ngô Đức Hành (NĐH): “Ngược xuôi đi giữa tảo tần/ Hồn rơm vía rạ hóa thân mà thành”, (thơ Nguyễn Thế Kiên), thưa nhà thơ, ông là một nhà thơ lớn lên từ đồng ruộng; có phải vì gốc gác “nhà quê” hay còn gì khác làm cho nhà quê, cánh đồng ám ảnh trong thơ của mình?

Nguyễn Thế Kiên: Thật ra thì cái gốc gác nhà quê đã nhập vào vía chữ thơ tôi, cánh đồng và làng quê, người quê, nết quê đối với tôi là một tài sản vô giá. Bởi vì thế nên chảy suốt mười lăm tập thơ mà tôi đã xuất bản được thấm đẫm hồn vía của cái mạch đồng quê ấy. Tôi sinh ra ở xứ đồng chiêm trũng Ý Yên, Nam Định, thuộc trấn Sơn Nam Hạ cũ. Tuổi thơ của tôi là bát ngát đồng xanh, là cái tôm cái tép, hạt lúa, củ khoai mang thân phận con người, như trong những câu ca dao cổ tích. Ngấm và thấm những điều ấy từ cánh đồng, từ quê hương, từ văn hóa và gốc gác nhà quê, mà thơ tôi trổ thành câu chữ! Lời quê, tiếng quê, đã giúp tôi lập ngôi câu chữ của mình trong thơ!

Từ góc nhìn của riêng tôi, thì cái nết quê, cái văn hóa đồng quê kia chưa thấy bị cũ đi chút nào cả! Trong xã hội Việt Nam hôm nay, tôi nó vẫn hiện hữu đậm nét qua cách ngoại giao, ứng xử của nhiều nhà chính khách hàng đầu đất nước, tới những thường dân của xứ sở này! Và với tôi, có lẽ cái nết văn hóa ấy, nếp làng ấy, chả bao giờ cũ, chả bao giờ bị hòa tan ở bất của thời thế nào, bởi nó là cội nguồn và khí cốt của người Việt! Với tôi, những cung bậc từ phía ruộng đồng vẫn quá đủ để cho tôi soi chiếu và chiêm nghiệm về những biến động từ bể phù sinh hôm nay!

NĐH: Đã có nhiều nhà thơ thành công, ngay ở quê ông, Nguyễn Bính được định danh là “nhà thơ chân quê”, ông có cảm nghĩ như thế nào nếu gọi ông là nhà thơ của “hồn quê”. Có phải cái “hồn quê” ấy chính là sự tử tế, mà các nhà thơ cần chuyển tải?

Nguyễn Thế Kiên: Mọi định danh cho một cách viết, một tư duy thơ chỉ là tương đối! Tuy nhiên, thi sỹ Nguyễn Bính là một ngôi sao lớn trong bầu trời thi ca Việt Nam, làm nên tên tuổi ông ấy là những bài thơ quê chân chất, dung dị mà đa tầng, đọc thơ Nguyễn Bính là thấy hiện lên trong câu chữ thơ ấy cái nết quê thuần hậu, cái tình quê đằm thắm và nhiều thứ khác rất đặc trưng cái nết thôn quê đã hiện hữu ở dưới gầm trời này! Còn với tôi, tôi không dám và chả bao giờ đem mình so sánh với tiền nhân, tôi chỉ mang cái hồn quê ám quyện vào câu chữ. Tôi trân quý cái sâu thẳm trong nguồn mạch làm nên cái nết quê, cái tình quê kia. Ấy là phần linh thức của làng quê, của văn hóa lúa nước.

Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên và mẹ.

Người ta gọi tôi thế nào qua thơ tôi, ấy là quyền của bạn đọc, còn với tôi, trong cái hồn quê ấy, tư duy thơ tôi không bị bó buộc bởi thực tại, bởi rạ rơm mùa cũ, bởi mái tranh, mái ngói, hay bởi biệt thự, xe sang đang dần xuất hiện ở các làng quê. Cái hồn cốt của quê trong ấy mới làm nên văn hóa làng, làm nên sự chân thành, tử tế của người quê! Nó mới là cái bồi tụ nên nét đặc trưng của văn hóa làng quê Việt Nam qua những biến đổi của thời gian và lịch sử!

Hồn quê ấy, như nhà báo đã dẫn, nó là sự tử tế, sự thân ái, nhân hậu, công bằng, chịu thương chịu khó của những người nông dân. Nó liên tục được xây dựng, được bồi đắp và mở rộng biên độ bằng trí tuệ qua mỗi thế thời. Từ góc riêng của mình, tôi trộm nghĩ, đất nước này sẽ ra sao nếu cái nguồn mạch quê, cái hồn quê kia ngày một vơi đi trong đời sống của người Việt? Với tôi, hồn quê  là nét đặc trưng để làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Mà bản sắc văn hóa của một dân tộc, gần như là một bộ quy chuẩn, quy ước, để từ đó, người ta nhìn nhận, quy chiếu, đánh giá về những sự việc, hiện tượng đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội của dân tộc ấy!

Hồn quê, khi nhìn theo nghĩa rộng, nó có giá trị lớn như vậy, cho nên dù ở bất cứ thời đại nào, thì nó rất cần được bảo tồn, gìn giữ và chuyển tải! Và nếu chuyển tải nó bằng lời quê, tiếng quê, tình quê, thì thơ Lục bát luôn là một lợi thế để lựa chọn!

 NĐH: Tôi thấy tâm hồn người nông dân gần gũi với lục bát, ông nghĩ sao về điều này?

Nguyễn Thế Kiên: Điều này thì quá đúng. Lục bát được sinh ra từ gốc lúa, từ nguồn cội của dân tộc này. Trải qua hàng trăm năm, khi chữ quốc ngữ chưa được khai sinh, thì những câu thơ Lục bát đã là phương tiện để người Việt Nam chở những khao khát, những vân vi bày tỏ, những dãi bày muôn nỗi của bao kiếp nhân sinh đến với cuộc đời.

Trong đời sống của những người nông dân Việt Nam, suốt mấy trăm năm qua, từ cách ứng xử, đến kinh nghiệm sản xuất, từ công việc, thời tiết, rồi đến cả những nỗi niềm sâu kín của kiếp người, đã được thiết đặt uyển chuyển trong mạch dân ca, ca dao (đa phần là viết bằng lục bát). Có thể nói rằng thơ lục bát, từ cổ tích đã mang những nỗi niềm của người nông dân, đọc trong ấy người nông dân nói riêng và người lao động nói chung, nhận ra thân phận và đời sống của mình trong lòng câu chữ ấy. Thêm nữa, thơ lục bát vốn là thể thức thơ của vần điệu, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc nên nó gần gũi được với quần chúng, nhất là tâm hồn của những người nông dân là tất yếu!

Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên (trái) và tác giả.

NĐH: Tôi đọc thơ ông viết về nông thôn, gặp nhiều bài thơ đầy ưu tư, suy tư? Theo ông, nông nghiệp, nông thôn, nông dân – nói theo ngôn ngữ quen thuộc thì sau lũy tre làng đang đặt ra những vấn đề gì?Thơ có sứ mệnh gì với những điều chúng ta phải trăn trở?

Nguyễn Thế Kiên: Công cuộc xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi rất tích cực và toàn diện bộ mặt của nông thôn Việt Nam hôm nay. Tuy nhiên, cái mà khiến tôi và nhiều người khác phải nghĩ ngợi là sự không thiết tha với nghề nông ở một bộ phận nông dân hôm nay, là môi trường và cảnh quan vốn yên bình của thôn quê đang bị đe dọa, là hiện tượng ly hương tìm cuộc sống mới của lớp trẻ nông thôn hôm nay. Là cái tình làng nghĩa xóm được bồi tụ bao đời ở nông thôn đang bị xâm thực, bị làm mỏng bởi sự hiện đại hôm nay. Nguyên nhân và cách khắc phục những vấn đề trên xin nhường lại cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách!

Những vấn đề tôi vừa nêu ra đều nằm trong miền xác định của hồn quê cả, chính vì thế, không phải chỉ riêng tôi, mà với hàng trăm, hàng ngàn nhà thơ khác, khi viết về làng quê là đau đáu, là trăn trở, bởi mạch nguồn hồn quê thiêng liêng là một thứ gia bảo truyền đời của quê hương cần được bảo tồn!

Ngô Đức Hành (thực hiện)
Tin khác
Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp
Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp

Danh họa Hồ Hữu Thủ, một tên tuổi hàng đầu của giới mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vừa qua đời tại TP.HCM sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 85 tuổi.  

Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm
Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm

Thiên nhiên vẫy gọi mỗi cá nhân phải có hành động tích cực để bảo vệ môi trường sống, đó là thông điệp chủ yếu trong tập truyện ‘Lưng người thăm thẳm’.

Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa
Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa

Bác sĩ Hoàng Thạch gửi gắm nhiều tâm sự với cố hương trong tập thơ ‘Hoài niệm chiều’ giăng mắc buồn thương xa vắng của một thân phận tha phương.

Thư viện của 230 đứa trẻ tự giác và ông giáo già Phạm Hữu Lợi
Thư viện của 230 đứa trẻ tự giác và ông giáo già Phạm Hữu Lợi1

Đó là một khuôn viên 2 tầng khung cột sắt, tường kính trong suốt có ba cửa ra vào. Dòng chữ in ngoài không quá to nhưng ai cũng nhìn rõ: 'Thư viện tự giác'.

Đại sứ văn hóa đọc và những bất ngờ sau trang sách
Đại sứ văn hóa đọc và những bất ngờ sau trang sách

Đại sứ văn hóa đọc có nhiều con đường khác nhau để bước vào thế giới sách, và cách họ ứng xử với sách cũng góp phần hình thành thói quen đọc sách.

Thư viện Dương Liễu: Một thập kỷ gieo mầm tri thức
Thư viện Dương Liễu: Một thập kỷ gieo mầm tri thức

Nhiều bạn đọc 'nhí' trưởng thành từ thư viện đã trở về Dương Liễu làm tình nguyện viên, tiếp tục nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho nhiều trẻ em.

Thư viện 10.000 đầu sách trên đất lành làng Cò
Thư viện 10.000 đầu sách trên đất lành làng Cò

Hàng ngàn cò, vạc chọn ao đình làm nơi trú ở khiến làng cũng được gọi thành làng Cò. Trên mảnh đất ấy, một thư viện làng cũng có tên gọi: Thư viện làng Cò.

Những đứa trẻ vùng cao 'khát' sách
Những đứa trẻ vùng cao 'khát' sách

Đầu năm học mới, nhiều đứa trẻ vùng cao vẫn chưa có sách vở đến trường. Chúng mặc cảm, tự ti với phận mình nên chẳng dám đòi hỏi gì.

Vua tiêu Việt trên hành trình nông sản và hành trình trang sách
Vua tiêu Việt trên hành trình nông sản và hành trình trang sách

Vua tiêu Việt là sự xưng tụng xứng đáng dành cho doanh nhân Phan Minh Thông trên con đường lập nghiệp gắn bó giữa thương hiệu nông sản và giá trị trang sách.

Ước mơ 5.000 đầu sách để 'khuyến đọc' của thầy giáo Tuấn
Ước mơ 5.000 đầu sách để 'khuyến đọc' của thầy giáo Tuấn

Không chỉ mê sách, tràn đầy nhiệt huyết trong việc lan tỏa đam mê đọc cho các em học sinh, thầy giáo này còn có gia tài 'khủng' là tủ sách quý gần 2.000 cuốn.

Đất Việt trời Nam qua sự dung hòa lịch sử và văn chương
Đất Việt trời Nam qua sự dung hòa lịch sử và văn chương

Đất Việt trời Nam với nhiều câu chuyện hấp dẫn, được tác giả Trần Bảo Định kể lại bằng hình thức ‘liệt truyện’ theo chiều dài lịch sử dân tộc.

Chiến tranh đã lùi xa để tạ lỗi với mây xanh
Chiến tranh đã lùi xa để tạ lỗi với mây xanh

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng với nhà thơ Mai Thìn, quá khứ chưa bao giờ ngủ yên khiến anh thổ lộ những tâm tư day dứt qua tập thơ ‘Tạ lỗi với mây xanh’.

Sự kiện