Thư viện 10.000 đầu sách trên đất lành làng Cò

Thái Bình - Thứ Tư, 04/09/2024 , 08:55 (GMT+7)

Hàng ngàn cò, vạc chọn ao đình làm nơi trú ở khiến làng cũng được gọi thành làng Cò. Trên mảnh đất ấy, một thư viện làng cũng có tên gọi: Thư viện làng Cò.

Những độc giả đội nắng, đội mưa của thư viện làng Cò

Hơn một năm qua, thứ 7, Chủ nhật nào vợ chồng anh Nguyễn Mạnh Toàn cũng đều đưa hai con là Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Mạnh Tài (một cháu lớp 3, một cháu lớp 4) sang “thư viện bà Khanh” để đọc sách.

Anh Toàn làm nghề kinh doanh, vợ anh làm giáo viên. Từ phố Chờ (thị trấn Yên Phong) xuống Thư viện làng Cò chừng 3 cây số nhưng dù nắng, dù mưa gia đình anh đều có mặt. Cả gia đình đi đọc sách ở thư viện làng đã thành một thói quen khó bỏ.

Bà Đào Thị Khanh - người xây dựng lên Thư viện làng Cò trong khuôn viên ngôi nhà thờ của gia đình. Ảnh: Thái Bình.

“Ban đầu các cháu cũng chưa thích đọc. Theo hướng dẫn của bà Khanh - một “thủ thư đặc biệt”, đầu tiên là bố mẹ đọc sách cho con nghe, rồi mưa dầm thấm lâu, các cháu tự đọc, tự tìm sách mà mình thích, rồi chúng “nghiện sách” từ lúc nào. Bây giờ, ngày cuối tuần nào mà chưa đi được tức khắc các cháu sẽ giục, hay nếu vợ chồng tôi có việc bận, các cháu sẽ từ đạp xe sang thư viện của bà để đọc sách", anh Toàn chia sẻ.

Bà Khanh ở đây là bà Đào Thị Khanh (thôn Đông Xuyên, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, Bắc Ninh), sinh năm 1960 - người thành lập Thư viện làng Cò phục vụ miễn phí cho bà con dân làng. Nhưng không ngờ, thư viện làng của bà có sức hút mãnh liệt tới mức, không chỉ dân làng, những bạn đọc ở làng khác, xã khác trong huyện, trong tỉnh biết tiếng đều tìm về Thư viện làng Cò.

Lúc đầu chỉ là ý nghĩ bột phát về việc thành lập tủ sách gia đình. Năm 2020, sau khi khánh thành ngôi nhà thờ của gia đình ở làng Cò - nơi chôn nhau cắt rốn của người chồng mà bà hết mực yêu thương, bà Khanh mang “gia sản” của chồng là những chồng sách mà ông tích giữ trong suốt thời gian công tác về quê với ý nghĩ lập một tủ sách gia đình, cũng là để bảo quản những kỷ vật của chồng để lại.

Những độc giả trung thành của Thư viện làng Cò đội nắng, đội mưa tới đọc sách vào những ngày cuối tuần. Ảnh: K.Trung.

Tình cờ khi đó, ông Cao Văn Hà (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh đã nghỉ hưu, cũng quê làng Cò) về thăm quê. Ông Hà đang ấp ủ dự định sáng lập một mô hình khuyến học tại quê nhà, trong đó có việc thành lập một tủ sách, bởi ông nghĩ sách là tri thức, nó sẽ thức tỉnh nhận thức của những người đọc nó… Sang chơi nhà hàng xóm chúc mừng ngôi nhà thờ đẹp đẽ, khang trang vừa khánh thành, nghe chuyện của bà Khanh, thế là “ý tưởng lớn gặp nhau”. Thư viện làng Cò ra đời.

"Thư viện mở được không lâu, sang năm 2021 thì bệnh dịch Covid-19 bùng phát, Bắc Ninh là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước có dịch. Thế là đóng cửa đúng 2 năm. Sang 2022 bắt đầu mở trở lại. Vậy mà, một chặng đường dài gần 4 năm đã qua, và hành trình vẫn còn đang tiếp diễn”, bà Khanh hồi tưởng.  

Với bà Khanh và những người chung tay dựng thư viện làng Cò, công trình này là một điều bất ngờ nếu không muốn nói đó là kỳ tích bởi tất cả đều là “tay ngang”, không biết gì về nghiệp vụ thư viện. Ông Hà có ý tưởng, có động lực hối thúc, bà Khanh có những đầu sách mà chồng bà để lại, có không gian hơn 1.000m2 rộng rãi rợp bóng cây xanh - đó là nơi lý tưởng để dành cho việc đọc.

Không gian bên trong của Thư viện 1 vạn đầu sách ở làng Cò. Ảnh: Kiên Trung.

Tấm biển chỉ dẫn “Thư viện làng cò Đông Xuyên” được treo ngay đầu ngõ xóm, nhìn thẳng ra ao đình rộng lớn rợp bóng cây xanh. Đây cũng là nơi trú ngụ của bao thế hệ lớn bé còn, vạc… hơn 40 năm qua trên đất làng Cò.

Bà Khanh dành toàn bộ ngôi nhà thờ để làm thư viện; những giá sách được xếp thẳng thớm, ngay ngắn, chia theo các đề mục. Phòng đọc sách rộng 50-60m2 đủ cho vài chục người có thể cùng đọc một lúc. Điều tuyệt diệu nhất, đó làm khu vườn rợp cây xanh với những hương hoa theo mùa, nó mang lại những cảm xúc khó tả khiến những người đặt bước vào chốn này cảm thấy thư thái, dễ chịu.

Thư viện làng cò Đông Xuyên khá đa dạng về đầu sách, từ sách học tập, sách thiếu nhi, sách kỹ năng sống, đến sách văn học, sách nghệ thuật, sách ngôn ngữ... Thời điểm hiện tại, thư viện có hơn 10.000 đầu sách và vẫn tiếp tục được liên tục bổ sung.

“Một số bạn đọc tới đọc sách, thi thoảng đặt lễ lên bàn thờ của gia đình. Những tiền ấy tôi tích lại để mua sách phục vụ bạn đọc chứ không bao giờ tiêu đến. Mỗi năm, tôi cũng bỏ tiền cá nhân để mua bổ sung thêm sách.

Điều đặc biệt, bạn đọc của Thư viện làng Cò cũng thường xuyên tặng sách cho thư viện, nhờ thế mà số lượng đầu sách mỗi ngày một nhiều thêm. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của tôi", bà Khanh chia sẻ.

Nối dài những đam mê đọc sách

Ở xã Đông Tiến, Thư viện làng Cò của bà Đào Thị Khanh và Hội khuyến học là thư viện đầu tiên. Thế nhưng, sau 4 năm kể từ khi thư viện ra đời, cũng tại xã Đông Tiến xuất hiện thêm 4 tủ sách của các dòng họ khác, gồm tủ sách của dòng họ Cao (thôn Đông Thái), họ Chương (thôn Giồng Thôn); họ Phạm (Thượng Thôn). Ngoài ra, có thêm 500 tủ sách gia đình.

Bà Đào Thị Khanh - người làm nên Thư viện làng Cò.

Điều ấy cho thấy, sự lan tỏa của văn hóa đọc tại xã Đông Tiến đã được “thắp lửa” từ Thư viện làng Cò. Đó là những giá trị lớn lao mà chính bà Khanh cũng không ngờ tới.

Bà Khanh cho biết, thời gian tới, khi số lượng sách mỗi ngày một tăng lên do bạn đọc, cá nhân, cơ quan, tổ chức trao tặng, việc bố trí không gian tiếp đón, hướng dẫn mượn sách sẽ phải được tổ chức một cách khoa học hơn, chuyên nghiệp hơn.

Để giúp thư viện hoạt động hiệu quả, 3 thủ thư làm việc tự nguyện là cô Nguyễn Thị Bắc (cán bộ UBND xã Đông Tiến); cô Nguyễn Thị Tình, Nghiêm Thị Thoan (giáo viên Trường Tiểu học Đông Tiến). Sau khi được tập huấn công tác quản lý, các cô đã giúp việc cấp thẻ thư viện, mượn - trả sách diễn ra khoa học, dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc đến mượn sách.

Thư viện làng Cò được nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tới thăm năm 2023. Ảnh: Thư viện làng Cò.

Tại Thư viện làng Cò, không chỉ có hoạt động mượn sách, đọc sách. Để thu hút bạn đọc, nhất là các em học sinh, thư viện đã triển khai nhiều hoạt động truyền cảm hứng thông qua các buổi tọa đàm, giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm đọc sách, phương pháp học tập, trao đổi kiến thức, tặng sách, tôn vinh những bạn đọc tiêu biểu...

“Với tôi, mỗi cuốn sách là một người thầy, nó mang lại cho người đọc rất nhiều tri thức, kiến thức. Chúng ta trân trọng sách sẽ nhận được nhiều những năng lượng từ sách mà chúng ta không bao giờ nghĩ tới”, bà Khanh nói.

Thời gian tới, Thư viện làng cò Đông Xuyên được định hướng phát triển là thư viện điểm của xã Đông Tiến; từ đó có nhiều hoạt động phối hợp với Thư viện tỉnh Bắc Ninh trong việc luân chuyển sách, báo, góp phần làm phong phú số lượng sách phục vụ bạn đọc.

Ông Cao Văn Hà - người đồng sáng lập Thư viện làng Cò đồng thời là Chủ tịch danh dự Quỹ Khuyến học “Ước mơ lớn” xã Đông Tiến chia sẻ: “Thư viện làng cò Đông Xuyên với những hoạt động gần gũi, sáng tạo đã hình thành một không gian văn hóa đọc cuốn hút nhiều lứa tuổi. Nó là nơi truyền cảm hứng đam mê, yêu thích sách, chắp cánh ước mơ cho thế hệ trẻ qua những trang sách bổ ích”.

Thư viện làng Cò Đông Xuyên...

và nơi hàng vạn chim, cò trú ngụ ở ao đình. Ảnh: Kiên Trung.

Chiều muộn. Tôi rời Thư viện làng Cò của bà Khanh chậm rãi bước ra chiếc ao đình ngồi nghỉ. Một dãy ghế đá được bà con trong làng chung ta góp tiền mua đặt bên bờ ao mới được kè sạch sẽ để làm chỗ dừng chân cho du khách. Giữa mênh mông nước trắng, những rặng tre xanh ngút ngàn nổi bật những bóng cò trắng đang chen chúc đậu. Đây là nơi cư trú của đàn cò hàng ngàn con suốt mấy chục năm qua.

Năm 1994, khi dân làng chung tay xây dựng lại ngôi đình trên nền cũ, đàn chim bắt đầu trở về tụ họp. Người dân trong thôn coi đó là điềm lành trời ban, hô hào nhau trồng thêm những dãy tre dày đặc, tạo chỗ cho đàn chim trú ngụ.

Đất lành, chim đậu. Làng Đông Xuyên vì thế mà được “dân gian hóa” cả tên gọi, trở thành “làng Cò”. Trên mảnh đất lành ấy, “Thư viện làng Cò” là nơi khơi nguồn cảm hứng, thắp lửa và lan tỏa văn hóa đọc sách - một điều hiếm hoi tưởng như xa xỉ trong thời đại mạng xã hội đang lấn lướt những thói quen, truyền thống.

Thái Bình
Tin khác
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian

Ký ức làng xưa bên dòng sông Lam được tác giả Hoa Mai tái hiện một cách sinh động qua tập tản văn giàu chất thơ, có tên gọi ‘Trên đôi cánh thời gian’.

Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi
Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Thiên tai khắc nghiệt đẩy hàng triệu số phận con người vào hoàn cảnh bi thương, được nhiều thế hệ nhà thơ Việt phản ánh trong các sáng tác thi ca.

'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ
'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ

‘Tư duy ngược’ được xem như một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống hiện đại, nhưng sự đón nhận của độc giả trẻ cũng có nhiều góc độ khác nhau.

Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp
Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp

Danh họa Hồ Hữu Thủ, một tên tuổi hàng đầu của giới mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vừa qua đời tại TP.HCM sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 85 tuổi.  

Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm
Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm

Thiên nhiên vẫy gọi mỗi cá nhân phải có hành động tích cực để bảo vệ môi trường sống, đó là thông điệp chủ yếu trong tập truyện ‘Lưng người thăm thẳm’.

Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa
Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa

Bác sĩ Hoàng Thạch gửi gắm nhiều tâm sự với cố hương trong tập thơ ‘Hoài niệm chiều’ giăng mắc buồn thương xa vắng của một thân phận tha phương.

Thư viện của 230 đứa trẻ tự giác và ông giáo già Phạm Hữu Lợi
Thư viện của 230 đứa trẻ tự giác và ông giáo già Phạm Hữu Lợi1

Đó là một khuôn viên 2 tầng khung cột sắt, tường kính trong suốt có ba cửa ra vào. Dòng chữ in ngoài không quá to nhưng ai cũng nhìn rõ: 'Thư viện tự giác'.

Đại sứ văn hóa đọc và những bất ngờ sau trang sách
Đại sứ văn hóa đọc và những bất ngờ sau trang sách

Đại sứ văn hóa đọc có nhiều con đường khác nhau để bước vào thế giới sách, và cách họ ứng xử với sách cũng góp phần hình thành thói quen đọc sách.

Thư viện Dương Liễu: Một thập kỷ gieo mầm tri thức
Thư viện Dương Liễu: Một thập kỷ gieo mầm tri thức

Nhiều bạn đọc 'nhí' trưởng thành từ thư viện đã trở về Dương Liễu làm tình nguyện viên, tiếp tục nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho nhiều trẻ em.

Những đứa trẻ vùng cao 'khát' sách
Những đứa trẻ vùng cao 'khát' sách

Đầu năm học mới, nhiều đứa trẻ vùng cao vẫn chưa có sách vở đến trường. Chúng mặc cảm, tự ti với phận mình nên chẳng dám đòi hỏi gì.

Vua tiêu Việt trên hành trình nông sản và hành trình trang sách
Vua tiêu Việt trên hành trình nông sản và hành trình trang sách

Vua tiêu Việt là sự xưng tụng xứng đáng dành cho doanh nhân Phan Minh Thông trên con đường lập nghiệp gắn bó giữa thương hiệu nông sản và giá trị trang sách.

Sự kiện