Lý do nông sản Trung Quốc 'nhanh, nhiều, tốt, rẻ'

Văn Việt - Thứ Tư, 20/03/2024 , 10:30 (GMT+7)

Các sản phẩm cao cấp như gan ngỗng, trứng cá muối cũng đang dần vượt qua rào cản địa lý, giá cả và xuất hiện trên bàn ăn của người dân bình thường.

Nông dân đổ ô liu đã thu hoạch vào thùng để bảo quản tại cơ sở trồng ô liu ở Long Nam, tỉnh Cam Túc hồi tháng 10/2023. Ảnh: Xinhua.

Đầu tư cho công nghệ, tối ưu hóa quy trình sản xuất kết hợp với tận dụng triệt để các cơ hội quảng bá là con đường chung để các doanh nghiệp nông nghiệp Trung Quốc hạ giá sản phẩm và nâng cao chất lượng.

Hồi tháng 1, hành trình đi học của 11 em bé, tuổi từ 3 đến 6, đến từ khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đã thu hút chú ý của nhiều người dân nước này vì sự hồn nhiên, của lũ trẻ cũng như nỗi vất vả mà các em phải chịu. Mặc áo khoác phao màu cam để che chắn cái lạnh ở vùng Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, lũ trẻ được truyền thông đặt biệt danh là "những quả cam nhỏ".

Tận dụng cơ hội được truyền thông quan tâm, chính quyền khu vực Quảng Tây đã gửi cam đường được trồng tại địa phương đến Cáp Nhĩ Tân như một cử chỉ tri ân. Đổi lại, Hắc Long Giang đã hào phóng gửi lại 100.000 hộp nam việt quất tươi.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã rất ngạc nhiên khi biết rằng Hắc Long Giang sản xuất quả nam việt quất, làm dấy lên cuộc săn lùng trực tuyến các loại đặc sản được trồng và sản xuất nội địa.

Họ đã tìm thấy rất nhiều đặc sản ẩm thực, từ trứng cá muối có nguồn gốc từ hồ Thiên Đảo, tỉnh Chiết Giang, đến cua từ khu tự trị Tân Cương hay thịt bò nuôi bằng ngũ cốc được sản xuất tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.

Nhờ tiến bộ trong trồng trọt và công nghệ nông nghiệp, các nhà sản xuất thực phẩm Trung Quốc đang thử nghiệm những vùng sản xuất mới. Ví dụ, dầu ô liu từ huyện Vũ Đô ở thị trấn Long Nam, tỉnh Cam Túc, không chỉ được bán trên khắp thế giới mà còn giành huy chương vàng trong các cuộc thi sản vật quốc tế. Rượu vang từ Shangri-La ở tỉnh Vân Nam đã đứng đầu danh sách 100 loại rượu vang hàng đầu Trung Quốc năm 2023 của nhà phê bình James Suckling.

Các sản phẩm cao cấp như gan ngỗng, trứng cá muối cũng đang dần vượt qua rào cản địa lý, giá cả và xuất hiện trên bàn ăn của người dân bình thường.

Nền tảng thương mại điện tử Taobao cách đây hai tháng đã chia sẻ một báo cáo về các đặc sản ẩn giấu của địa phương. Báo cáo cho biết Cam Túc và khu tự trị Nội Mông hiện nuôi tôm thẻ chân trắng, trong khi các tỉnh An Huy, Tứ Xuyên, Vân Nam và Phúc Kiến ngày càng trở nên nổi tiếng với rượu whisky.

Công nhân tại cơ sở chăn nuôi cá tầm ở Cù Châu, tỉnh Chiết Giang, năm 2022. Ảnh: Xinhua.

Trứng cá muối Trung Quốc

1/3 tổng nguồn cung thị trường trứng cá muối toàn cầu đến từ Chiết Giang, với Công ty Phát triển Khoa học Công nghệ Hàng Châu Qiandaohu Xunlong là nhà cung cấp chính.

Theo Xia Yongtao, Tổng giám đốc công ty, trứng cá muối thương hiệu “Kaluga Queen” của họ chiếm khoảng 35% thị phần toàn cầu và họ còn là nhà cung cấp cho khoang hạng nhất các hãng hàng không như Lufthansa, Cathay Pacific và Singapore Airlines.

Món trứng cá muối này, thu hoạch từ cá tầm sông, cũng được nhiều nhà hàng ba sao Michelin ở Paris và New York lựa chọn và được phục vụ tại các sự kiện quốc tế như lễ trao giải Oscar hay tiệc hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu.

“Kể từ khi thành lập, mục tiêu của chúng tôi là xuất khẩu trứng cá muối vì nó có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế”, Xia nói. Từ lọ đầu tiên được sản xuất vào năm 2006, trứng cá muối Kaluga Queen đã dần thâm nhập thị trường quốc tế. Công ty hiện xuất khẩu sang 45 quốc gia và khu vực.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản của công ty đang đứng đầu thế giới nhưng Xia cho hay họ vẫn có kế hoạch mở rộng thêm. “Mục tiêu chúng tôi hướng tới là chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu trong 5 năm tới”, ông tuyên bố.

90% sản lượng trứng cá muối Kaluga Queen hằng năm dành cho xuất khẩu, phần còn lại được bán ở Trung Quốc. Xia cho hay trong 20 năm qua, doanh số bán trứng cá muối nội địa đã tăng đều đặn, đạt 100 triệu nhân dân tệ (13,9 triệu USD) vào năm 2023.

“Thị trường nội địa vẫn còn rất tiềm năng. Hiện tại, hầu hết các nhà hàng cao cấp ở Trung Quốc đều ưa chuộng Kaluga Queen”, ông nói. Bước tiếp theo là mở rộng sản phẩm sang nhiều nhà hàng tầm trung hơn, đồng thời tiếp tục bán hàng trực tuyến, cho phép nhiều người dân bình thường ở Trung Quốc được thưởng thức trứng cá muối chất lượng cao.

“Thông qua sàn thương mại điện tử Tmall, trứng cá muối của chúng tôi đi thẳng từ nơi sản xuất đến bàn ăn, cho phép người tiêu dùng thưởng thức nó với mức giá thấp hơn nhiều so với các nhà hàng được gắn sao Michelin”, Xia giải thích. “Doanh thu hằng năm của chúng tôi trên Tmall đã vượt quá hàng chục triệu nhân dân tệ”.

Nhân viên và tình nguyện viên phân loại quả nam việt quất tại cơ sở trồng trọt ở thành phố Phủ Viễn, tỉnh Hắc Long Giang, hồi tháng 1. Ảnh: Xinhua.

Bữa tiệc công nghệ

Nghiên cứu đổi mới nông nghiệp đang cách mạng hóa các phương pháp canh tác trên khắp Trung Quốc và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Zhang Shiling phụ trách mảng thủy sản tại nền tảng bán lẻ trực tuyến Dingdong Maicai. Từ cua Tân Cương đến tôm càng đất ngập nước sông Hoàng Hà, ông đáp ứng mọi nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng, bất chấp những thách thức về mùa vụ.

Tháng 2 năm ngoái, Zhang đã phát hiện ra một trang trại nuôi tôm càng ở vùng đất ngập nước sông Hoàng Hà trong quá trình tìm kiếm sản phẩm trên toàn quốc. Ấn tượng vì tôm có vỏ mỏng và sạch, ông đã giới thiệu chúng ra thị trường.

“Người tiêu dùng yêu thích những con tôm càng này”, Zhang nói. “Chúng có tỷ lệ mua cao vì hương vị thơm ngon dù luộc hay hấp, với thịt tươi và ngọt”.

Hằng năm, Zhang mua cua từ tỉnh Giang Tô, tuy nhiên, vài thời điểm không có cua. Nhờ trợ giúp từ một viện nông nghiệp, Zhang biết được rằng cua từ Tân Cương có thể giúp ông lấp đầy khoảng trống. “Ở Tân Cương, họ đã học kỹ thuật nuôi cua từ Giang Tô. Cua nuôi bằng nước tuyết ở dãy núi Thiên Sơn có vỏ mỏng hơn, thịt ngọt hơn và có giá chỉ bằng 70% giá cua hồ Dương Thành”, ông nói.

Zhang cũng nhận thấy rằng trong những năm gần đây, nhiều nơi ở Trung Quốc đã bắt đầu nuôi thủy sản chất lượng cao như tôm thẻ chân trắng Nam Mỹ. “Người tiêu dùng Trung Quốc đang tin tưởng vào nuôi trồng thủy sản trong nước hơn và không phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Họ cũng muốn thủy sản trong nước tươi hơn”, Zhang cho biết thêm.

Xia, từ công ty trứng cá muối Hàng Châu, cho hay công ty ông cũng dựa rất nhiều vào công nghệ để cải tiến sản phẩm. “Năm 1998, nhóm sáng lập của chúng tôi đã thành lập Trung tâm Kỹ thuật Công nghệ Nhân giống Cá tầm của Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc”, ông nói.

Với lệnh cấm đánh bắt cá tầm hoang dã quốc tế, công ty ông đã nhìn thấy cơ hội để lấp đầy khoảng trống trên thị trường toàn cầu và vào năm 2003, họ bắt tay vào phát triển dự án trứng cá muối.

Một trong những loài cá tầm mà nhóm họ nghiên cứu là Kaluga, hay cá tầm sông Beluga, có thể sống tới 100 năm và nặng một tấn. “Chúng tôi đã chọn tên của loài cá này để đặt tên cho món trứng cá muối của mình”, Xia chia sẻ.

Sau khi tìm kiếm nhiều địa điểm để tiến hành nuôi trồng, công ty đặt trụ sở ở hồ Thiên Đảo. “Chúng tôi rất ấn tượng bởi làn nước trong vắt và bề mặt hồ không một vết gợn trong chuyến thăm đầu tiên. Khu vực này có hệ thống giao thông tuyệt vời, kết hợp với hỗ trợ của chính phủ trong việc chuyển giao công nghệ, biến nơi đây trở thành một lựa chọn lý tưởng ở Chiết Giang”, ông giải thích.

Xia và nhóm của ông phải đối mặt với thách thức là mùa hè quá nóng nực ở Chiết Giang. Họ vượt qua rào cản bằng cách bơm nước lạnh từ đáy hồ để làm mát các trang trại nuôi cá. Điều này giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của cá tầm Kaluga, khiến năng suất tăng đáng kể.

Chế biến trứng cá muối là một thách thức khác. Công ty đã cử nhân viên đến Đức để học hỏi kỹ thuật và sau đó họ thành lập xưởng sản xuất trứng cá muối trong một nhà kho thuê.

Năm 2006, họ sản xuất lọ trứng cá muối nuôi đầu tiên của Trung Quốc. “Năm đó chúng tôi bắt đầu với khoảng 500kg, sau đó tăng dần lên 1,7 tấn, 3,2 tấn và đến năm 2023 chúng tôi đạt 221 tấn”, Xia cho hay.

Xưởng của họ trở nên quá nhỏ so với nhu cầu và vào năm 2010, công ty đã xây dựng một trung tâm chế biến ở Cù Châu, Chiết Giang. Đến nay, công ty đã mở rộng hoạt động ra ngoài hồ Thiên Đảo đến các tỉnh Liêu Ninh, Tứ Xuyên và Hồ Bắc.

“Công nghệ của chúng tôi đã sẵn sàng để được nhân rộng sang những nơi khác ở Trung Quốc”, ông nói. “Chúng tôi cũng đã mời các chuyên gia môi trường và thủy sản cùng những chuyên gia khác để nghiên cứu xử lý nước thải. Thông qua các phương pháp hóa học, chúng tôi biến nước thải thành phân bón hữu cơ, cung cấp cho nông dân địa phương sử dụng, tạo thành một chu trình nông nghiệp tối ưu”.

Nông dân cũng được dạy cách nuôi cá tầm và bán cho công ty. Xia cho biết, họ còn thành lập một viện nghiên cứu đào tạo sinh viên về kỹ thuật nuôi trồng và sản xuất trứng cá muối.

Hong Xing, người dân ở tỉnh Vân Nam, mời bạn bè nếm thử rượu thủ công tháng 7/2021. Ảnh: Xinhua.

Giá trị của ‘vàng lỏng’

Dầu ô liu, thường được gọi là "vàng lỏng", đang trở nên phổ biến ở Trung Quốc những năm gần đây. Tuy nhiên, từ lâu người tiêu dùng trong nước đã ưa chuộng các thương hiệu nhập khẩu.

Vào những năm 1970, giáo sư Xu Weiying, chuyên gia về dầu ô liu của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, đã đề xuất trồng thử nghiệm cây ô liu nhập khẩu từ Albania ở huyện Vũ Đô, thị trấn Long Nam. Sau vài năm, cây bắt đầu phát triển mạnh, khiến chính quyền địa phương phải đầu tư thành lập cơ sở nghiên cứu thử nghiệm dầu ô liu.

Năm 1998, Bản đồ Phân bố Ô liu Thế giới của Hội đồng Ô liu Quốc tế lần đầu tiên có Trung Quốc xuất hiện, với cái tên nổi bật là huyện Vũ Đô. Đến năm 2005, dầu ô liu Vũ Đô được chứng nhận là sản phẩm chỉ dẫn địa lý.

Với khí hậu và môi trường lý tưởng cho việc trồng cây ô liu, Long Nam ngày nay là một trong những vùng sản xuất dầu ô liu hàng đầu thế giới. Đây cũng là khu vực sản xuất dầu ô liu lớn nhất Trung Quốc.

Theo một báo cáo gần đây của chính quyền Vũ Đô, vụ ép dầu 2023-2024, huyện dự kiến sản xuất 7.500 tấn dầu ô liu, tăng 20,97% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thành lập vào năm 2018, Olive Time Technology là công ty hàng đầu trong ngành dầu ô liu của Long Nam.

 “Chúng tôi đảm bảo ô liu của mình được xử lý trong vòng 24 giờ sau khi hái để tạo ra loại siêu nguyên chất cao cấp chỉ chúng tôi có”, Li Chao, phó chủ tịch kiêm giám đốc sản xuất công ty, cho hay.

Công ty có khoảng 3.300 ha đất ở quận Vũ Đô làm cơ sở cung cấp, điều này thúc đẩy gần 250.000 người phát triển các sản phẩm từ ô liu khác. Năm 2023, họ đã mua 4.600 tấn ô liu tươi và sản xuất 510 tấn dầu với giá trị sản lượng dự kiến là 68 triệu nhân dân tệ (hơn 9,4 triệu USD).

Li cho biết Long Nam có ít cây trồng mang lại lợi nhuận cao nên nông dân địa phương được hưởng lợi rất lớn từ ngành công nghiệp dầu ô liu. Với khoảng 0,06 ha đất, nông dân có thể sản xuất khoảng 250 kg ô liu, mang lại cho nông dân thu nhập khoảng 4.000 nhân dân tệ (hơn 550 USD), cao hơn nhiều so với trồng các loại cây khác.

“So với cây ngũ cốc, việc trồng cây ô liu đơn giản hơn nhiều, chỉ cần tưới nước và cắt tỉa”, Li nói. “Ngoài mùa thu hoạch bận rộn vào khoảng tháng 10, nông dân cũng có thể làm việc ở nơi khác trong thời gian rảnh rỗi”.

Ông cho biết dầu ô liu nội địa đang trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng Trung Quốc. Dầu ô liu trong nước cũng có lợi thế về giá so với dầu ô liu nhập khẩu có chất lượng tương tự. “Nếu dầu ô liu nội địa có được chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc, nhiệt huyết của nông dân và doanh nghiệp sẽ tăng lên, đồng thời chất lượng và hiệu quả sản xuất dầu ô liu cũng sẽ được cải thiện”, Li nói thêm.

Quy trình chế biến dầu của công ty sử dụng dây chuyền nhập khẩu, hiệu suất dầu đạt khoảng 12%. Tuy nhiên, họ đang hợp tác với Viện Vật lý Hóa học Lan Châu, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Đại học Nông nghiệp Cam Túc để phát triển thiết bị cũng như công nghệ mới nhằm cải thiện sản lượng dầu.

Ngoài ra, họ cũng đang phát triển thêm các sản phẩm phái sinh, như ô liu ngâm, sốt thịt bò dầu ô liu và kẹo dẻo dầu ô liu. Công ty còn đang phát triển những kế hoạch hướng người tiêu dùng Trung Quốc xây dựng thói quen uống dầu ô liu, loại dầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

“Chúng tôi muốn phát triển các sản phẩm dầu ô liu dạng bột có thể pha với nước để uống và cũng có thể thêm hương vị với mật ong để phù hợp hơn với thói quen ăn kiêng của người tiêu dùng”, Li cho hay.

Văn Việt (Theo China Daily)
Tin khác
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh

Thành hoàng làng Đông La ở Thanh Miện, Hải Dương trở thành biểu tượng văn hóa và lịch sử trong diễn ca ‘Ngọc phả thành hoàng’ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu.

Phục hồi sông Tô Lịch cần tầm nhìn tổng thể và dài hạn
Phục hồi sông Tô Lịch cần tầm nhìn tổng thể và dài hạn1

Sông Tô Lịch, một trong những dòng sông lịch sử của Hà Nội, đã trải qua nhiều năm ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Việc phục hồi sông Tô Lịch đòi hỏi một tầm nhìn tổng thể và dài hạn, kết hợp các giải pháp kỹ thuật và quản lý hiệu quả.

Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa
Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa

Lê Ký Thương, họa sĩ kiêm thi sĩ nổi tiếng, sau một thời gian đau ốm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9h50’ ngày 14/2 tại TP.HCM, hưởng thọ 80 tuổi.

Thịt lợn quay đòn Đường Lâm: Nâng giá trị nhờ đạt chuẩn an toàn thực phẩm
Thịt lợn quay đòn Đường Lâm: Nâng giá trị nhờ đạt chuẩn an toàn thực phẩm

Món thịt lợn quay đòn được chế biến theo tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm, qua đó góp phần bảo tồn di sản ẩm thực của làng cổ Đường Lâm.

Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu
Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu

Phan Thị Vàng Anh sau nhiều năm vắng bóng trên văn đàn, đã tái ngộ công chúng bằng tập truyện ngắn có cái tên lắt léo ‘Chuyện nhà Tí (và chuyện nhiều nhà khác)’.

Có một Đồng Giao trên đất Hà Tĩnh
Có một Đồng Giao trên đất Hà Tĩnh

Từ thủ phủ Tam Điệp (Ninh Bình), tiếp đó là Thanh Hóa, Gia Lai, Sơn La…, giờ đây DOVECO đang viết tiếp câu chuyện về một Đồng Giao trên đất Hà Tĩnh. 

Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường
Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường

Nhà thơ Phạm Trung Tín đánh dấu hành trình bước vào tuổi thất thập cổ lai hy bằng cuốn sách 'Con chữ tấm lòng' ghi lại những kỷ niệm đường văn và bạn văn.

Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ
Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ

Ký ức biệt động Sài Gòn từng được đưa lên màn ảnh, bây giờ lại tái hiện trong truyện dài ‘Nụ hôn dưới vòm cây’ của tác giả Nguyễn Khắc Cường.

Hai lần suýt chết vì… mê sâm Lai Châu
Hai lần suýt chết vì… mê sâm Lai Châu

Đã có lúc khó khăn, mất tiền bạc, thậm chí suýt mất mạng, TS Phạm Quang Tuyến từng nghĩ đến việc từ bỏ sâm Lai Châu, nhưng rồi lại kiên trì theo đuổi…

Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ
Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ

Châu Thành được đặt tên cho vùng đất nằm cạnh tỉnh lỵ, áp dụng hầu hết miền Tây Nam bộ, như một thói quen ngày xưa, như một kỷ niệm hôm nay.

Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?
Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…

Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người
Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người

‘Hồ Chí Minh - Người tin ở con người’ là tuyển thơ của tác giả Hải Như, được ấn hành nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.