Bài toán quy hoạch đất đai - cơn đau đầu của Trung Quốc

Văn Việt - Thứ Ba, 19/03/2024 , 10:39 (GMT+7)

Hệ thống phân bố đất đai giữa nông thôn và thành thị của Trung Quốc đang tồn tại nhiều bất cập song thay đổi nó không phải bài toán dễ dàng.

Trung Quốc luôn duy trì 120 triệu ha đất canh tác để đảm bảo an ninh lương thực. Ảnh minh họa: Xinhua.

Trung Quốc luôn duy trì 120 triệu ha đất canh tác để đảm bảo an ninh lương thực. Ảnh minh họa: Xinhua.

Có thể nuôi sống gần 1/5 dân số toàn cầu bằng 9% diện tích đất trồng trọt của thế giới là một trong những thành tựu mà Trung Quốc luôn tự hào.

Với phần lớn trong số 960 triệu ha diện tích là núi và cao nguyên, nguồn tài nguyên đất đai được cho là rất khan hiếm đối với Trung Quốc, khiến việc sử dụng đất trở thành vấn đề có tầm quan trọng chiến lược.

Trong khi liên tục cảnh báo không nên phá bỏ “lằn ranh đỏ”, quy định rằng diện tích đất nông nghiệp của đất nước không được phép thấp hơn 120 triệu ha, giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn thúc giục người dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau nhiều thập kỷ đô thị hóa nhanh chóng.

Tại một cuộc họp do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì hồi tháng 2, các quan chức hàng đầu Trung Quốc đã thống nhất rằng cần cải thiện khả năng phối hợp giữa chính sách đất đai với các chính sách kinh tế vĩ mô và phát triển khu vực, đồng thời cam kết phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho những vùng có khả năng cạnh tranh kinh tế cao hơn.

Mặc dù thông tin chính thức về cuộc họp vẫn còn sơ sài và mơ hồ, nó báo hiệu Trung Quốc đang rất cần cải cách hệ thống đất đai cứng nhắc và phức tạp vốn đang cản trở đà tăng trưởng kinh tế, giới quan sát đánh giá.

Tại khu vực thành thị, đất có thể được cho doanh nghiệp và cá nhân thuê thông qua hợp đồng thuê dài hạn tự động gia hạn, từ đó trao cho họ các quyền chức năng tương tự như quyền sở hữu tài sản tư nhân.

Tuy nhiên, đất nông thôn thuộc sở hữu của tập thể làng và chỉ được mua bán giữa những người dân trong làng. Hệ thống này nhằm đảm bảo quyền sở hữu tập thể, đồng thời đảm bảo nông dân chỉ sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp.

Nhưng trong bối cảnh ngày càng nhiều nông dân chuyển đến các thành phố vì xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa trong những thập kỷ qua, nhiều vùng đất nông thôn đang bị bỏ hoang. Vì đất không thể giao dịch nên nông dân cũng không thể bán nhà hay đất nông nghiệp của họ, qua đó hạn chế khả năng mua nhà tại thành thị. Mặt khác, vẫn còn thiếu đất ở những khu vực thành phố để phát triển thương mại, hạn chế triển vọng tăng trưởng kinh tế của các đô thị.

Và bên cạnh khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, còn có sự chênh lệch lớn về nguồn lực đất đai sẵn có giữa các khu vực do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều.

Công ty chứng khoán TF Securities, trụ sở tại Vũ Hán, hồi tháng 2 cho biết, vào năm 2022, sản lượng công nghiệp có giá trị gia tăng ở tỉnh Cam Túc kém phát triển hơn phía tây bắc, chỉ bằng 7% tỉnh Quảng Đông ở phía đông nam giàu có hơn của Trung Quốc.

Song diện tích đất sẵn có để xây dựng tính bình quân đầu người ở Cam Túc lại gấp 1,7 lần diện tích đất sẵn có ở Quảng Đông.

Một nông dân thu hoạch lúa ở Trùng Khánh hồi tháng 10/2023. Ảnh: Xinhua.

Một nông dân thu hoạch lúa ở Trùng Khánh hồi tháng 10/2023. Ảnh: Xinhua.

Trước cú sập gần đây của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc, chính quyền địa phương phụ thuộc rất nhiều vào việc mở rộng thị trường bất động sản để mang lại nguồn thu nhập chính. Khi đất được trưng dụng cho các dự án phát triển, như cơ sở hạ tầng hoặc mở rộng đô thị, nông dân và tập thể nông thôn thường được chính quyền địa phương bồi thường, bằng tiền, hỗ trợ tái định cư hay giao đất thay thế.

Tuy nhiên, giá trị bồi thường này thường thấp hơn nhiều so với số tiền chính quyền được trả khi bán đất cho các nhà phát triển bất động sản, dẫn đến nguồn thu tài chính đáng kể cho nhà chức trách địa phương.

Đây là mô hình phát triển “tài trợ đất đai” phổ biến trên khắp Trung Quốc.

Nhiều chính quyền địa phương đang thiếu tiền mặt và thậm chí nợ nần chủ yếu do cuộc khủng hoảng kéo dài trên thị trường bất động sản bắt đầu nguồn từ đại dịch Covid-19.

Và mô hình phát triển không lành mạnh này, vốn khiến giá nhà tăng vọt ở các thành phố, các nhà phát triển bất động sản mắc nợ nặng nề và chính quyền địa phương phải phụ thuộc vào nguồn thu từ đất đai, sắp kết thúc, cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cho biết tại một diễn đàn ở Thâm Quyến hồi tháng 12 năm ngoái.

Mua bán đất đai giữa thành thị, nông thôn và giữa các địa phương khác nhau được nhiều người coi là giải pháp khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tìm kiếm tiềm năng tăng trưởng mới.

Tại thành phố phía tây Trùng Khánh, một thử nghiệm giải phóng thị trường đất đai thông qua “chương trình phiếu mua đất” đã được tiến hành từ năm 2008.

Theo chương trình này, những nông dân tự nguyện chuyển đổi nhà của họ thành đất canh tác sau khi định cư ở thành phố sẽ được cấp “phiếu đất”. Sau đó, họ có thể bán chúng cho chính quyền địa phương hoặc các nhà phát triển cần hạn ngạch đất xây dựng.

Theo cơ quan giám sát tài sản Nhà nước của thành phố, tính đến cuối năm 2022, khoảng 24.700ha đất nông thôn, trị giá hơn 72 tỷ nhân dân tệ (10 tỷ USD), đã được giao dịch theo chương trình kể trên. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được nhân rộng tại những khu vực khác.

Văn Việt (Theo SCMP)
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu
‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) được cho là chiếc ‘thẻ visa’ của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.

Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador
Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador

Tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng cường kiểm tra dư lượng chất sulfite tạo tạo cơ hội để tôm Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Giải pháp của Lâm Đồng
Giải pháp của Lâm Đồng1

TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: 'Lâm Đồng đã thu hút được 80 doanh nghiệp FDI và 1.550 doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển nông nghiệp, có khoảng 150 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao'.

Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày
Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày

Nhờ kỹ thuật thủy canh, chiếu sáng nhân tạo và các công nghệ khác, cây lúa được trồng ở Tân Cương (Trung Quốc) có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn đáng kể.

Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025
Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025

Ấn Độ đang tìm cách tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản thêm 4 tỷ USD để đạt mục tiêu 12 tỷ USD năm 2025.

'Cô lập' bể carbon ven biển gắn liền phúc lợi kinh tế và xã hội
'Cô lập' bể carbon ven biển gắn liền phúc lợi kinh tế và xã hội

Tăng cường các biện pháp bảo tồn và bảo vệ hệ thống ven biển có hàm lượng carbon cao, đảm bảo phúc lợi kinh tế và xã hội của các cộng đồng.

Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'
Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'

Thói quen thực hành nông nghiệp không bền vững khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị suy thoái, ô nhiễm môi trường, theo TS Diego Naziri từ Trung tâm Khoai tây quốc tế.

Giảm thiểu phát thải, tăng dự trữ carbon bằng cỏ biển
Giảm thiểu phát thải, tăng dự trữ carbon bằng cỏ biển

Hệ sinh thái tự nhiên ven biển gồm cỏ biển, đầm lầy thủy triều và rừng ngập mặn, cô lập và lưu trữ một lượng lớn carbon trong cả thực vật và trầm tích.

Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023
Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023

Thẻ vàng IUU, biến động thị trường, hạn ngạch khai thác và những quy định mới khiến doanh nghiệp khai thác thủy sản lúng túng trong việc thích ứng.

5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore

Việt Nam xuất khẩu gạo sang Singapore từ lâu, nhưng luôn đứng sau một số nguồn cung khác. Đầu năm nay, gạo Việt Nam đã chiếm vị trí số 1 tại thị trường này.