Năng suất tăng 4 tạ/ha nhờ sử dụng mạ khay, máy cấy, chế phẩm sinh học

Thanh Nga - Thứ Ba, 17/09/2024 , 09:43 (GMT+7)

Hà Tĩnh Hậu tích tụ đất đai, người dân áp dụng mạ khay, máy cấy kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, đưa năng suất tăng 4 tạ/ha.

Mang danh TP Hà Tĩnh nhưng tỷ lệ dân số ven đô sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp đang khá lớn. Ngoài các phường trung tâm phát triển mạnh về dịch vụ thì các xã, phường như Đồng Môn, Thạch Bình, Thạch Hạ, Thạch Trung, Đại Nài… những năm gần đây tích tụ ruộng đất, xây dựng các mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ rất hiệu quả.

Việc áp dụng công nghệ mạ khay, máy cấy kết hợp bón dinh dưỡng sinh học không chỉ tăng năng suất, chất lượng sản phẩm lúa gạo mà còn cải tạo môi trường sinh thái cực kỳ hiệu quả. Ảnh: Thanh Nga.

Có thể “điểm mặt chỉ tên” một số mô hình của HTX nông nghiệp Đồng Tiến (xã Đồng Môn), HTX Liên Nhật (xã Thạch Hạ), cánh đồng lúa hàng chục ha đồng nhất một giống tại phường Đại Nài, xã Thạch Bình…

Một lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh cho hay, chủ trương áp dụng tiến bộ kỹ thuật mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa kết hợp nuôi trồng các loài thủy sản tự nhiên như tôm, tép, cá… đang là hướng đi đúng đắn và mang lại giá trị kinh tế, cải tạo môi sinh môi trường rất tốt, được người dân đồng thuận ủng hộ, tham gia nhiệt tình.

“Chúng tôi đã giao cho Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi TP Hà Tĩnh tổ chức hội thảo đánh giá toàn diện mặt ưu, nhược điểm của mô hình ứng dụng công nghệ mạ khay, cấy máy, sản xuất theo hướng hữu cơ, sử dụng dinh dưỡng cho cây lúa bằng chế phẩm sinh học kết hợp phát triển các loài thủy sản tự nhiên để rút kinh nghiệm, làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới”, vị lãnh đạo nói.

Trước đó, vụ hè thu năm 2024, Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi TP Hà Tĩnh phối hợp với Công ty CP Eco - Nutrients miền Trung thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ mạ khay, cấy máy, sản xuất theo hướng hữu cơ, sử dụng dinh dưỡng cho cây lúa sau cấy bằng chế phẩm sinh học Eco Nutrients, kết hợp phát triển các loài thủy sản tự nhiên.

Ông Nguyễn Bằng Tấn, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đồng Tiến mạnh dạn tích tụ đất phèn để sản xuất lúa theo hướng hữu cơ kết hợp nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Thanh Nga.

Giống lúa được sử dụng là Khang Dân 18, với quy mô 2ha, thực hiện tại thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn. Đây là vùng đất bị nhiễm phèn nặng, gây nhiều khó khăn trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Tuy nhiên, ông Nguyễn Bằng Tấn, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đồng Tiến đã mạnh dạn thuê lại đất của người dân để thâm canh lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ.

Về phía TP Hà Tĩnh, sẽ tiếp tục xây dựng lộ trình, kế hoạch, tổ chức tập huấn cho người dân về phương thức sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Cùng với đó, xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị để hướng tới sự bền vững của mô hình ứng dụng công nghệ mạ khay, cấy máy, sử dụng dinh dưỡng cho cây lúa sau cấy bằng chế phẩm sinh học.

Ông Tấn cho biết, sau khi cải tạo đất, ông dùng công nghệ máy gieo mạ khay với lượng giống sử dụng 60 kg/ha (tương ứng 3 kg/sào). Trong quá trình sinh trưởng, đồng ruộng được bón hoàn toàn bằng chế phẩm dinh dưỡng hữu cơ sinh học Eco Nutrients.

Mặc dù vụ hè thu không thuận lợi về nước, thời tiết, chủ yếu sử dụng giống ngắn ngày nhưng lúa phát triển tốt, đẻ nhánh nhiều, bản lá dày, bộ lá cứng, cứng cây. Khi chín, lúa màu vàng sáng, trĩu bông, tỷ lệ hạt lép thấp. Sau quá trình đánh giá, năng suất lúa tươi ước đạt 85 tạ/ha, cao hơn 4 tạ/ha so với ruộng đối chứng.

“Điểm cộng là ruộng lúa sử dụng chế phẩm hữu cơ có khả năng phục hồi nhanh, sinh trưởng tốt; giảm được độ nhiễm phèn trong môi trường đất. Nhiều loài thủy sản như tôm, tép, cá... phát triển trở lại”, ông Tấn nói. Đồng thời nhẩm tính, hiệu quả sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ngoài nguồn gia tăng từ cây lúa, hộ dân còn tăng thu nhập thêm 6 - 7 triệu đồng/ha từ các loại thủy sản tự nhiên (thời gian thu trong khoảng 4 - 5 tháng), với sản lượng bình quân đạt 3 - 4 kg/ha/ngày.

Năng suất lúa áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng 4 tạ/ha so với ruộng đối chứng. Ảnh: Thanh Nga.

Hiện nay, chi phí sản xuất lúa sử dụng chế phẩm sinh học Eco Nutrients cao hơn so với sử dụng phân bón vô cơ khoảng 4 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, lúa phát triển tốt, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho các loài thủy sản tự nhiên phát triển.

“Vì vậy, để có cơ sở khuyến khích người dân nhân rộng, đề nghị Công ty CP Eco - Nutrients miền Trung tiếp tục mở rộng hỗ trợ các địa phương tại Hà Tĩnh sản xuất thử nghiệm trong vụ lúa xuân 2025 để có đánh giá tổng quan, toàn diện hơn về hiệu quả của chế phẩm sinh học này đối với cây lúa”, ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hà Tĩnh nói. 

Thanh Nga
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc
Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc

STP Group là doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc nghiên cứu và triển khai thành công mô hình nuôi trồng rong sụn tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.