Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng

Bảo Thắng - Thứ Ba, 19/11/2024 , 13:30 (GMT+7)

Để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, lĩnh vực lâm nghiệp phải tăng khả năng hấp thụ carbon lên 185 triệu tấn CO2e, trong khi tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định.

Cán bộ kiểm lâm đi thực địa tại vùng thí điểm đo trữ lượng carbon tại TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Quỳnh Hương.

Khi dư địa không còn

Bài liên quan

Theo Cục Lâm nghiệp, tính đến cuối năm 2023 Việt Nam có hơn 14,8 triệu ha rừng, bao gồm cả phần diện tích chưa đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ. Trong đó, rừng tự nhiên là hơn 10,1 triệu ha và rừng trồng là gần 4 triệu ha. Xét trên bình diện thế giới, Việt Nam được xem là quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon rừng. 

Cụ thể hơn, các vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên được xem là có khả năng lớn nhất trong việc khai thác nguồn cung này. Tính toán sơ bộ cho thấy, vùng Đông Bắc có diện tích rừng tự nhiên hơn 2,3 triệu ha, tương ứng với lượng giảm phát thải (hấp thụ) ròng lên đến hơn 21 triệu tấn CO2e/năm. Vùng Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên có tương ứng lượng hấp thụ carbon là 11 và 15 triệu tấn CO2e.

Có diện tích rừng lớn nhưng thực tế Việt Nam vẫn là quốc gia phát thải ròng. Tại COP26, Việt Nam đã cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời xây dựng lộ trình cụ thể. Đó là, giảm phát thải ròng từ mức 280 triệu tấn CO2e trước COP26 (năm 2021) xuống còn 240 triệu tấn CO2e vào năm 2035, và giữ vững tốc độ giảm này đến năm 2050.

Năm 2035 cũng được Chính phủ dự báo là năm mà lượng phát thải đạt đỉnh, trước khi giảm nhanh ở các năm kế tiếp, theo Quyết định số 896/2022/QĐ-TTg. Dự kiến đến năm 2050, phát thải của lĩnh vực năng lượng sẽ không vượt quá 101 triệu tấn CO2e; lượng phát thải của lĩnh vực nông nghiệp không vượt quá 56 triệu tấn CO2e. Đồng thời, lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ carbon lên tới 185 triệu tấn CO2e - con số này cao gấp hơn 3 lần hiện nay, hiện ở mức khoảng 60 triệu tấn CO2e.

Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gần như giữ nguyên diện tích rừng, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Do đó, song hành với giảm phát thải lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, Việt Nam sẽ đẩy nhanh quá trình xây dựng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, cũng như nâng cao chất lượng rừng nhằm tăng khả năng hấp thụ carbon, ít nhất là gấp 3 lần hiện nay để hướng tới mục tiêu Net Zero.

Đo đạc khối lượng gỗ trong rừng ngập mặn. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp ước tính, trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam có khoảng 40 - 70 triệu tín chỉ carbon rừng có thể giao dịch. Nguồn lợi từ loại "hàng hóa" này rất lớn. Nếu lấy đơn giá 5 USD/tấn CO2e, Việt Nam đang sở hữu 200 triệu USD, tương đương 5.000 tỷ đồng. Con số này thậm chí lớn hơn, tùy thuộc vào nguồn lưu trữ, hấp thụ carbon. 

Đến nay, Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực châu Á đã có hành lang pháp lý ghi nhận vai trò của carbon rừng trong việc thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cũng như định hướng về việc thương mại hóa carbon rừng vào năm 2028.

Tuy nhiên, việc thương mại hóa carbon rừng vẫn gặp một số nút thắt, ngoài các vấn đề về cơ chế, chính sách, còn là việc đo, đếm lượng hấp thụ (giảm phát thải). Một số chương trình về carbon rừng mà Việt Nam đã và đang tham gia, việc đánh giá và cấp tín chỉ carbon hiện dựa hoàn toàn vào tổ chức quốc tế. Thậm chí, quá trình kiểm tra, rà soát giữa quốc tế và trong nước còn tồn tại những độ vênh nhất định.

Bước đệm từ những cánh rừng ngập mặn

Bài liên quan

Bên cạnh việc tăng lượng carbon hấp thụ, ông Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp còn quan tâm đến giá bán mỗi tín chỉ. Theo vị GS.TS chuyên ngành lâm nghiệp, xu hướng hiện nay trên thế giới, các nhà đầu tư đang chuyển dần sang tín chỉ carbon xanh dương (carbon hấp thu từ hệ sinh thái biển). Đây là phần carbon thường được lưu trữ tự nhiên trong khu đất ngập nước, phổ biến nhất là rừng ngập mặn, đầm thủy triều và thảm cỏ biển.

Đáng chú ý, giá bán tín chỉ carbon rừng ngập mặn cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại từ rừng trên đất liền. Cụ thể, carbon từ rừng trên cạn có giá 5 - 10 USD/tín chỉ, thì ngay từ năm 2022, thế giới có 6 dự án tín chỉ carbon rừng ngập mặn được đấu thầu, với giá thầu thấp nhất là 35 USD/tín chỉ.

Một yếu tố nữa được ông Điển nhắc tới, là lượng carbon lưu trữ từ rừng ngập mặn cao gấp 3 - 5 lần so với rừng trên đất liền, nếu cùng một đơn vị diện tích. "Nếu có thể đo đạc, kiểm kê lượng carbon hấp thụ của 200.000ha rừng ngập mặn trên cả nước, tiềm năng của Việt Nam là rất lớn", ông Điển nói.

Nhận thức được vấn đề này, ngày 29/10 vừa qua, Cục Lâm nghiệp đã có Quyết định số 316 về việc ban hành sổ tay hướng dẫn kỹ thuật xác định sinh khối và trữ lượng carbon rừng ngập mặn. Thông qua dự án thí điểm tại TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Cục khẳng định phương pháp tính toán mà Viện Sinh thái rừng và Môi trường (Đại học Lâm nghiệp) đưa ra là có "căn cứ khoa học" và "chính xác".

Trồng rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Ảnh: Bảo Thắng.

Tại Việt Nam, rừng ngập mặn chủ yếu gồm 15 loài cây phổ biến, gồm trang, sú, mấm đen, vẹt dù, bần chua, mắm trắng, mắm biển, đước đôi, đưng, bần trắng, cóc trắng, dà vôi, dừa nước, đước vòi và tra bồ đề. Mỗi trạng thái rừng (tự nhiên hoặc trồng) tại một khu vực cụ thể có thể là rừng thuần loài hoặc rừng hỗn loài (nhưng thành phần loài cũng tương đối đơn giản). Do đó, khi phân chia rừng ngập mặn để tính toán, cần xác định đến từng loài hoặc nhóm loài ưu thế. Việc đo đếm trữ lượng carbon rừng sẽ tiến hành theo loài cây.

Người được giao nhiệm vụ sẽ xác định ranh giới và trạng thái của khu vực rừng ngập mặn cần đo đếm, tính toán trữ lượng carbon, sau đó thiết kế vị trí lập ô mẫu điều tra hiện trường, phân chia diện tích cần đo đếm và tính toán trữ lượng carbon trên bản đồ thành các khu vực tương đối đồng nhất.

Cũng theo tài liệu này, có 5 bể carbon chính tại các khu rừng ngập mặn, đó là trong cây gỗ sống (thân, cành, lá trên mặt đất và trong gốc, rễ dưới mặt đất); trong tầng thảm tươi, cây bụi (cây tái sinh, cây bụi); trong gỗ cây chết (cây đứng và cây đổ); trong thảm mục (mảnh gỗ mục, vật rơi rụng); và carbon hữu cơ trong đất. Trong thực tế áp dụng, tùy theo mục đích điều tra, có thể lựa chọn một vài bể carbon, và thường tập trung đo tính carbon trong cây gỗ sống (phần trên và dưới mặt đất) và carbon hữu cơ trong đất.

Sau khi xác định ô mẫu có diện tích từ 100 - 500m2, người được phân công sẽ sử dụng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên, hoặc rút mẫu điển hình để tính kết quả. Với từng bể carbon, cán bộ đo đạc sẽ sử dụng một cách khác nhau. Chẳng hạn, nếu thu thập số liệu trong tầng cây gỗ, người được giao cần đo chu vi cây tại vị trí cách mặt đất 1,3m... Hoặc với cây gỗ chết, cần sấy khô, trước khi gửi về phòng thí nghiệm.

Kết hợp với cơ sở dữ liệu về rừng, địa phương có thể tính ra giá trị của lượng carbon bình quân trên mỗi hecta từng, hoặc đến từng lô rừng, thậm chí dự báo về lượng hấp thu carbon tương lai dựa vào các kết quả đo đạc trong quá khứ. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm cuối (bản đồ số) sẽ thể hiện chi tiết lượng carbon, phục vụ cho việc thống kê, tính toán và xác định lượng carbon theo đơn vị hành chính và các đơn vị quản lý rừng khác.

Chị Lê Thị Nữ, thành viên tổ bảo vệ rừng ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thừa nhận, trước khi tham gia dự án, carbon rừng là điều tương đối mơ hồ với chị. Tuy nhiên, sau 5 lần tham gia đo đếm cùng chuyên gia, giờ chị đã thành thạo và có thể hướng dẫn cho các thành viên khác của tổ bảo vệ rừng cũng như cộng đồng về cách giám sát carbon rừng hay cách đo được tốc độ sinh trưởng của cây rừng.

Bảo Thắng
Tin khác
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Sự kiện

Cuối tháng Chạp chợt thương một giọng chợ xa xôi

Cuối tháng Chạp chợt thương một giọng chợ xa xôi

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Đàn trâu của nhà thơ Phạm Đức

Đàn trâu của nhà thơ Phạm Đức

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt