| Hotline: 0983.970.780

Tăng lợi ích carbon gắn với quản lý rừng bền vững

Thứ Năm 14/11/2024 , 21:08 (GMT+7)

Trường Đại học Lâm nghiệp kết nối chuyên gia, lan tỏa tri thức về quản lý rừng bền vững, tăng lợi ích carbon, ứng phó biến đổi khí hậu.

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VNUF) tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Lợi ích carbon gắn với quản lý rừng bền vững: Đào tạo, nghiên cứu và hội nhập quốc tế”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Hội thảo nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong thương mại carbon và quản lý rừng bền vững. Tăng cường hợp tác trong nước, khu vực và quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong lâm nghiệp, thương mại carbon và quản lý rừng bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, GS-TS. Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh: “Quản lý rừng bền vững không chỉ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu qua việc hấp thụ carbon, mà còn hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học, giữ gìn nguồn nước và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng. Đây là cơ hội quan trọng để chúng ta cùng nhau trao đổi và đề xuất những giải pháp thực tiễn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững”.

GS-TS. Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp phát biểu tại hội thảo. 

GS-TS. Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp phát biểu tại hội thảo. 

Theo báo cáo của IPCC, biến đổi khí hậu chủ yếu do sự gia tăng khí nhà kính từ Cách mạng công nghiệp thế kỷ 18. Việc giảm lượng carbon qua quản lý rừng và đất đai bền vững đã trở thành một trong những giải pháp hiệu quả. Việt Nam gia nhập thị trường carbon toàn cầu đã góp phần mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế, thúc đẩy nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên rừng.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam cho biết, thị trường carbon rừng rất tiềm năng để tạo thêm thu nhập cho chủ rừng và cộng đồng. Đồng thời trưởng đại diện FAO đánh giá hội thảo rất phù hợp với chiến lược ưu tiên của FAO và các mục tiêu của Chương trình UN-REDD trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và giảm phát thải từ nạn phá rừng, suy thoái rừng cũng như vai trò của bảo tồn, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng carbon rừng ở các nước đang phát triển (REDD+).

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam đánh giá hội thảo rất phù hợp với chiến lược ưu tiên của FAO và các mục tiêu của Chương trình UN-REDD trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và giảm phát thải từ nạn phá rừng.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam đánh giá hội thảo rất phù hợp với chiến lược ưu tiên của FAO và các mục tiêu của Chương trình UN-REDD trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và giảm phát thải từ nạn phá rừng.

Ông Phạm Hồng Lượng, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp, chia sẻ về định hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2030, với mục tiêu ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng cường các chính sách hỗ trợ người dân và ứng dụng khoa học công nghệ.

Ông Lượng cho biết: “Ngành lâm nghiệp tiếp tục hoàn thiện các chính sách về, đẩy mạnh đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất gắn với tính bền vững và tuần hoàn, áp dụng Luật Lâm nghiệp vào thực tiễn. Đồng thời, việc phát triển giống cây phù hợp với các hệ sinh thái và thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp cũng là các ưu tiên hàng đầu của ngành”.

Ông Phạm Hồng Lượng, Cục Phó cục Lâm nghiệp chia sẻ về định hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2030, với mục tiêu ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng cường các chính sách hỗ trợ người dân và ứng dụng khoa học công nghệ.

Ông Phạm Hồng Lượng, Cục Phó cục Lâm nghiệp chia sẻ về định hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2030, với mục tiêu ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng cường các chính sách hỗ trợ người dân và ứng dụng khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, các vấn đề về hợp tác nghiên cứu, trao đổi kiến thức về thương mại carbon và phát triển thị trường carbon bền vững tại Việt Nam cũng được thảo luận sâu tại hội thảo. Trong bối cảnh hiện nay, khi biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và thoái hóa môi trường đang đe dọa đến sự sống còn của các hệ sinh thái, rừng Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ carbon dioxide, điều hòa chu kỳ nước, giảm xói mòn đất và bảo tồn môi trường sống cho nhiều loài.

Được biết, VNUF là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp, phát triển kinh tế sinh thái, quản lý rừng bền vững. Trường đã và đang thực hiện nhiều hoạt động kết nối các đối tác trong và ngoài nước, khuyến khích thảo luận về lâm nghiệp và các phương pháp quản lý bền vững.

GS.TS. Phạm Văn Điển khẳng định: “Chúng tôi cam kết thúc đẩy hợp tác quốc tế, đầu tư vào giáo dục chất lượng để trang bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng cần thiết trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng tôi với cộng đồng quốc tế”.

Các chuyên gia, nhà giáo dục, và sinh viên cùng nhau thảo luận các cách thức để tối ưu hóa khả năng hấp thụ carbon từ rừng, thúc đẩy kinh tế sinh thái.

Các chuyên gia, nhà giáo dục, và sinh viên cùng nhau thảo luận các cách thức để tối ưu hóa khả năng hấp thụ carbon từ rừng, thúc đẩy kinh tế sinh thái.

Hội thảo đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong nghiên cứu và giáo dục về quản lý tài nguyên rừng và thương mại carbon. Các chuyên gia, nhà giáo dục, và sinh viên cùng nhau thảo luận các cách thức để tối ưu hóa khả năng hấp thụ carbon từ rừng, thúc đẩy kinh tế sinh thái. Việc xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch và chương trình lâm nghiệp bền vững, nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới, cũng như sự chủ động hội nhập quốc tế sẽ là những ưu tiên trong thời gian tới.

Việt Nam với lợi thế về diện tích rừng và đa dạng sinh học, đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong nỗ lực toàn cầu nhằm chống biến đổi khí hậu. Những phát hiện, giải pháp được trình bày tại hội thảo sẽ không chỉ góp phần vào chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam, mà còn đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và suy thoái sinh thái.

GS.TS. Wang Tao, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc.

GS.TS. Wang Tao, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc.

TS. Lee Jeongho, Cố vấn trưởng dự án KFS, Hàn Quốc.

TS. Lee Jeongho, Cố vấn trưởng dự án KFS, Hàn Quốc.

Ông Somvang Phimmavong, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Lào.

Ông Somvang Phimmavong, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Lào.

GS.TS. Alexander Pfriem, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Eberswalde, CHLB Đức.

GS.TS. Alexander Pfriem, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Eberswalde, CHLB Đức.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

C.P. Việt Nam bàn giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tà Thiết

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam vừa phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, ban giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tà Thiết.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.