Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Kiên Trung - Thứ Sáu, 06/12/2024 , 14:51 (GMT+7)

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Người giữ hồn cây

Cây cảnh - thú chơi tinh thần được ông cha ta nuôi giữ, bảo tồn hàng ngàn năm qua, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống người Việt. Nó cho thấy tính cách, lẽ sống, văn hóa, nề nếp của một con người, của một gia đình, rộng hơn là của cả một xã hội trong một giai đoạn, lát cắt nhất định. Nói theo lối của các cụ, thú chơi cây cảnh hình thành và là một phần của “nề nếp gia phong” - một yếu tố mà người phương Đông, trong đó có Việt Nam chúng ta, rất chú trọng và dành nhiều tâm huyết để bồi dựng.

Nghệ nhân Lê Đức Nam - người đầu tiên ra sách chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết để tạo tác một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây. Ảnh: Kiên Trung.

Theo nghệ nhân Lê Đức Nam, người chơi cây thì rất nhiều, bởi đơn giản, có một chậu cây trong nhà, chưa bàn đến hình thức, tên loại…, đấy cũng là chơi cây. Nhưng người đam mê, yêu cây, biết cảm nhận nghệ thuật của cây thực sự tinh tế, văn hóa… thì rất ít. Đó là sự chọn lọc, gạn lọc rất kỹ, là một mẫu số chung của đời sống xã hội để hình thành những giá trị tinh thần cốt lõi tiêu biểu cho đời sống vật chất, tinh thần của một đời sống xã hội thời kỳ, giai đoạn đó.

Trong số ít những người đam mê, yêu cây đích thực ấy, những người biết tạo tác, hình thành lề lối, tạo nên hồn cốt của tác phẩm, cho tác phẩm đó tiếng nói, hơi thở và một đời sống tinh thần của tác phẩm cây cảnh nghệ thuật ấy, có lẽ lại càng hiếm hoi, có lẽ điểm tên được trên đầu ngón tay. Những con người đó được xã hội trân trọng dành tặng cho tên gọi “nghệ nhân cây cảnh”.

Lê Đức Nam là một trong số ít những nghệ nhân cây cảnh Việt Nam như thế. Anh được đông đảo người yêu cây trên cả nước biết đến, yêu quý, tin tưởng và ngưỡng mộ; là một trong số những nghệ nhân hiếm hoi, có tài năng, đam mê, và trên hết là tình yêu cây cảnh nghệ thuật đặc biệt.

Nghệ nhân cây cảnh ra sách chia sẻ kinh nghiệm

Lê Đức Nam sinh năm 1975. Tình yêu cây nghệ thuật thức giấc trong anh khi anh còn là một đứa trẻ. Những tác phẩm đầu đời của anh là những cây mọc ở bờ ao, bờ bụi, anh thu nhặt về rồi tạo tác… Từ đam mê lớn dậy thành tình yêu, trở thành nghệ nhân cây cảnh với anh như một cái duyên tiền định.

Đầu năm 2024, Lê Đức Nam quyết định chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình tới đông đảo người chơi cây, để ai cũng có thể lĩnh hội được những kinh nghiệm sáng tạo, chăm sóc những tác phẩm tinh thần của mình. Ảnh: Kiên Trung.

Điểm khác biệt với những người chơi cây khác ở Lê Đức Nam, đó là anh được trời phú cho bàn tay tài hoa để tự mình hoàn thiện những tác phẩm để đời, thay vì bỏ tiền để sở hữu những tác phẩm đã hoàn thiện.

Người ta cũng thường gọi Lê Đức Nam là “Nam Đồng Mai” do anh sinh ra và lớn lên tại làng Đồng Mai, (phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội) - một ngôi làng cổ của đồng bằng Bắc bộ nằm bên sông Nhuệ. Ngôi làng ấy vẫn gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn những thiết chế văn hóa từ thời cha ông. Đặc thù riêng của ngôi làng cổ nơi anh sinh ra và lớn lên có lẽ cũng là một nhân tố giúp hình thành, hun đúc lên tình yêu, đam mê cây cảnh nghệ thuật trong con người của Lê Đức Nam.

Người yêu cây cũng biết đến một Lê Đức Nam - chủ một tài khoản mạng xã hội trên kênh Youtube với hàng triệu người theo dõi. Đây là không gian để anh chia sẻ những kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng… tạo tác cây cảnh với đông đảo người yêu cây cả nước, để qua đó, mọi người hiểu, tự đúc kết cho mình những kiến thức, kinh nghiệm để có thể tự tay làm nên một tác phẩm theo cách của mình.

Đầu năm 2024, Lê Đức Nam đã tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm tạo tác cây cảnh mà anh có được trong suốt hơn 30 năm trong nghề để hình thành cuốn sách "Làm chủ tư duy, định hình tác phẩm bonsai".

Anh Lê Đức Nam (phải) chăm sóc tác phẩm Ngai vàng Đất Việt nổi tiếng của mình. Ảnh: K.Trung.

Mục đích của anh là chia sẻ những kỹ thuật tạo hình cây cảnh để những người chơi cây sẽ tự mình có thể tạo cho mình những tác phẩm nghệ thuật, là cha đẻ của chính những đứa con tình thần của mình.

Cuốn sách dày gần 150 trang, gồm 8 chương, trong đó có 6 Chương chia sẻ các kỹ năng cơ bản. Đọc cuốn sách này, những người chơi cây, yêu cây sẽ có được những kiến thức cơ bản và toàn diện từ khâu đầu tiên, đó là lựa chọn những cây cảnh để nuôi dưỡng, xây dựng thành một tác phẩm; những nguyên tắc bất biến trong việc định hình bonsai, như nguyên tắc kiểm soát kích thước; nguyên tắc tạo hình tự nhiên, cân đối hài hòa về cấu trúc.

Anh cũng chia sẻ những kinh nghiệm, cách bắt bệnh cho cây và cách xử lý các trường hợp ảnh hưởng tới sức khỏe cây cảnh: Cây bị nghẹn rễ, thiếu chất, chậm phát triển; cây thừa dinh dưỡng, cây bị suy yếu bộ rễ; cây bỏ cành; các “tỷ lệ vàng” trong nghệ thuật bonsai; các kỹ thuật lọc mầm, dưỡng cành; kỹ thuật tạo điểm nhấn cho một tác phẩm, cách thức lọc mầm, dưỡng cành, nuôi và chăm sóc bộ rễ (bệ).

Người yêu cây có thể tìm thấy những kinh nghiệm quý báu được anh Lê Đức Nam chia sẻ, từ đó có kiến thức để chăm sóc, tạo cho mình một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật. Ảnh: K.Trung.

Trong cuốn sách, bạn đọc cũng có thể tìm được những kinh nghiệm, sai lầm trong việc tiếc rẻ, không quyết đoán khi loại bỏ những chi tiết dư thừa, không cần thiết khiến cho cây bị phân tán, loãng về không gian phân bố, từ đó yếu tố nghệ thuật bị che lấp, không có điểm nhấn.

Sách cũng truyền cho những người yêu cây lòng kiên nhẫn, sự kiên trì, nhẫn nại, sự quyết đoán khi cắt bỏ những yếu tố, chi tiết thừa mà không phải ai cũng dám loại bỏ.

“Nuôi một cái cây, yếu tố thời gian rất quan trọng. Phải trải qua vài chục năm mới có một cốt cây để làm “nguyên liệu” cho việc chế tác, tạo tác, do đó tâm lý chung của nhiều người đó là tiếc rẻ không dám cắt bỏ, loại bỏ những tay, cành mà mình nuôi mãi mới có được. Tuy nhiên, nếu có sự quyết đoán, chúng ta có thể cắt cụt một cây trưởng thành, thậm chí một tác phẩm mà mình cho rằng đã hoàn thiện để thành một cái phôi, rồi tiếp tục chăm sóc từ ban đầu. Sự quyết đoán này sẽ giúp chúng ta có một cốt cây (hay còn gọi là “phôi”) đặc biệt, từ đó tiếp tục tư duy để hình thành một tác phẩm độc lạ, nghệ thuật trong tương lai”, anh Lê Đức Nam chia sẻ.

Như tên gọi, cuốn sách là một cẩm nang quý báu để người chơi cây, yêu cây, tâm huyết với thú chơi văn hóa này có thể lĩnh hội, trau dồi thêm các kỹ năng chế tác để có thể tự mình “làm chủ tư duy, định hình tác phẩm” mà mình yêu thích.

Bằng những kinh nghiệm quý báu, kỹ năng, kỹ thuật, sự sáng tạo, tư duy định hình tác phẩm… tích lũy trong những năm làm nghề, Lê Đức Nam đang lan tỏa những điều tốt đẹp ấy tới đông đảo những người yêu cây và tới xã hội, góp phần lan tỏa thú chơi cây - một khía cạnh của đời sống văn hóa thuần khiết của người dân Việt Nam từ đó nâng lên một tầm cao mới.

Kiên Trung
Tin khác
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.