Ngô, đậu tương và bông là 3 loại cây ứng dụng biến đổi gen nhiều nhất tại Việt Nam

Tùng Đinh - Bảo Thắng - Diệu Linh - Quỳnh Chi - Thứ Bảy, 05/10/2024 , 10:29 (GMT+7)

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới công nghệ sinh học cũng như thực trạng, giải pháp tại Việt Nam hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” ngày 5/10, PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) đã có những chia sẻ về quá trình các nước đang triển khai ứng dụng Công nghệ sinh học (công nghệ sinh học) và Việt Nam đang ứng dụng thế nào.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng của công nghệ sinh học trên toàn thế giới trong giai đoạn 2015 - 2020 là 1,3%/năm. Theo ông Ninh, đây là nền tảng để định hướng xây dựng chương trình công nghệ sinh học ứng dụng vào phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới.

Thế giới đã tiến những bước dài

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học trên thế giới xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dân số tăng, nhu cầu an ninh lương thực cần đảm bảo, biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh. Như vậy, cần thiết phải điều chỉnh áp dụng công nghệ tạo ra những giống mới để tạo ra sản phẩm đem lại hiệu quả sản xuất tốt hơn cho người dân, đáp ứng nhu cầu về an ninh lương thực.

Để đảm bảo ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra sự đột phá, những kỹ thuật nhân giống hiện đại, kỹ thuật di truyền và chỉnh sửa bộ gen đã cung cấp các giống mới với các tính trạng mong muốn như tính chịu hạn, kháng bệnh, chống chịu mặn; sử dụng chất dinh dưỡng, tăng năng suất và sức sống tự nhiên, hiệu quả sử dụng nước; tính trạng với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, bảo tồn đa dạng sinh học, nước và đất trong thời gian tới sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Môi trường pháp lý cho phép các sản phẩm công nghệ sinh học được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất là vấn đề được trong nước và thế giới quan tâm. Đối với thế giới, sản phẩm công nghệ sinh học được cấp phép và sử dụng rộng rãi trong thời gian qua. Với sản phẩm GMO, 73 quốc gia trên thế giới cho phép sản xuất và thương mại. Theo ông Ninh, công nghệ sinh học hiện đại xuất phát từ các nền tảng công nghệ sinh học truyền thống, công nghệ chỉnh sửa gen trước đây. Công nghệ nền tảng này là cơ sở thay đổi quy trình công nghệ tạo ra các sản phẩm.

Dẫn chứng với các lĩnh vực trong nông nghiệp, trong lĩnh vực trồng trọt, ông Ninh đánh giá công nghệ sinh học là công cụ tạo ra sự đột phá. Theo đó, các quốc gia có môi trường thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra cây trồng chuyển gen “cổ điển” giúp mở rộng các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ trên các cây trồng mới, phát triển cây trồng kháng hạn và kháng bệnh, cải thiện dinh dưỡng, tạo ra sản phẩm thực vật thay thế thịt…

Ngô biến đổi gen được phát triển tại Việt Nam. 

Đối với cây trồng chỉnh sửa gen, công nghệ sinh học giúp nêu bật các tính trạng hướng tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công nghệ sinh học ứng dụng cho côn trùng biến đổi gen để kiểm soát dịch hại, động vật chỉnh sửa gen nhằm cải thiện phúc lợi động vật.  Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của công nghệ sinh học trên toàn thế giới trong giai đoạn 2015- 2020 là 1,3%.

Dẫn chứng về sự phát triển ứng dụng công nghệ sinh học, đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai quốc gia phát triển nhất về ứng dụng công nghệ sinh học.

Với Hoa Kỳ, trong lĩnh vực cây trồng, công nghệ sinh học hướng tới một số tính trạng nông sinh học mới như đậu tương chịu hạn, mặn, ngô kháng bạc lá; hàm lượng tinh bột ở thân và lá của cây ngô trong đảm bảo dinh dưỡng; tăng cường giá trị bảo quản trong chuỗi sản xuất như trồng khoai tây, rau xà lách không bị thâm.

Tại Nhật Bản, các sản phẩm như cà chua giàu GABA, cá nóc, cá tráp phát triển nhanh… được thương mại hóa và mở rộng thị trường nhanh. 

Một số khu vực khác, chẳng hạn như EU đang đề xuất mức giới hạn là 10 NU. Trên mốc này, EU coi là sản phẩm biến đổi gen, còn dưới 10 NU thì được xem là sản phẩm thông thường.

Còn khó cảm nhận tác động của công nghệ sinh học tại Việt Nam

Tại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh nhận định, nghiên cứu khoa học công nghệ luôn có độ trễ so với thực tế. Những điều chỉnh hôm nay phải nhiều năm sau mới bắt đầu phát huy tác dụng. “Tác động của công nghệ sinh học, vì thế, tương đối khó cảm nhận”, ông nói.

Điểm mạnh của Việt Nam là công nghệ sinh học nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Ngay từ năm 2005, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 50, yêu cầu đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Gần nhất, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị đã xác định, xây dựng công nghệ sinh học trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng.

Tại Việt Nam, ngô, đậu tương và bông là 3 loại cây ứng dụng, phát triển sản phẩm biến đổi gen nhiều nhất.

Trước mắt, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường tham mưu, đề xuất Bộ NN-PTNT tập trung xây dựng, khai thác tối đa hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm, tập trung vào những công nghệ tế bào, công nghệ nano.

Trong giai đoạn từ nay đến 2030, số lượng nhiệm vụ khoa học công nghệ bị giảm so với cách đây 10 năm. Một phần nguyên nhân, theo ông Ninh, là rào cản về các cơ chế, chính sách, điển hình là Nghị định 70. Cụ thể, kết quả nghiên cứu thuộc phạm vi đầu tư của ngân sách nhà nước sẽ được xem là tài sản nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp thời gian qua kém mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

Do nguồn lực bị giới hạn, nên nghiên cứu công nghệ sinh học cần ưu tiên một số lĩnh vực có khả năng cho ra sản phẩm có giá trị kinh tế. Phó Vụ trưởng Ninh nhận định, trong khoảng 5 năm tới, công nghệ sẽ tập trung vào kỹ thuật di truyền, bao gồm chỉnh sửa gen, nhân giống vô tính và tái tổ hợp ADN.

Ông cũng đề xuất Bộ NN-PTNT quan tâm hơn để đầu tư nghiên cứu những công nghệ mới, giúp tăng độ chính xác và giảm thời gian đầu tư.

“Giải trình tự toàn bộ hệ gen là vấn đề quyết định hiện nay. Những công cụ mới như CRISPR, TALLENs có thể xác định vị trí trực tiếp của axit nucleic (NU), từ đó có thể chỉnh sửa chính xác tại vị trí mục tiêu. Thay đổi nhỏ nhưng tác động lớn đến hệ gen”, ông phân tích.

Tùng Đinh - Bảo Thắng - Diệu Linh - Quỳnh Chi
Tin khác
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.