Những điểm lưu ý về Thông tin EUDR trong chuỗi giá trị cà phê

Linh Linh - Thứ Ba, 24/09/2024 , 16:20 (GMT+7)

Theo yêu cầu về Thông tin EUDR, mỗi nhà rang xay/thu mua cà phê tại EU phải thu thập thông tin về chuỗi giá trị của mình, từ nông dân và lô đất ban đầu...

Kể từ ngày 30/12/2024, các quy định mới của Liên minh Châu Âu (EU) về chống phá rừng (EUDR) sẽ chính thức có hiệu lực. Ảnh: NNVN.

Nhằm thúc đẩy tính bền vững của ngành cà phê và tăng cường sinh kế của người nông dân, đặc biệt là trong bối cảnh các yêu cầu pháp lý mới ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh cà phê trên toàn cầu, Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã giới thiệu bản hướng dẫn về Quy định EUDR và những tác động của quy định trong ngành cà phê từ góc độ trao đổi dữ liệu, trao đổi những thách thức và cơ hội (của ngành cà phê).

Kể từ ngày 30/12/2024, các quy định mới của Liên minh Châu Âu (EU) về chống phá rừng (EUDR) sẽ chính thức có hiệu lực, yêu cầu mọi nhà rang xay hoặc thu mua cà phê có trụ sở tại EU, có ý định đưa cà phê vào thị trường này cần cung cấp Tuyên bố thẩm định cho Cơ quan có thẩm quyền cấp quốc gia. Tuyên bố này cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và quy trình sản xuất, bao gồm cả việc chứng minh cà phê không liên quan đến tình trạng phá rừng.

Tài liệu của GCP dẫn Điều 9 của EUDR quy định, mỗi nhà xuất khẩu vào thị trường EU phải thu thập và cung cấp thông tin liên quan đến chuỗi giá trị cà phê, từ nguồn gốc đến quá trình chế biến, phân phối. 

Về mô tả sản phẩm, cần tên thương mại và chủng loại sản phẩm liên quan cộng với số lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng là thông tin bắt buộc.

Các thông số sản xuất theo không gian địa lý và thời gian, chẳng hạn như phạm vi ngày hoặc thời gian sản xuất, định vị các thửa, vườn. 

Thông tin địa chỉ chuỗi cung ứng gồm thông tin liên hệ chi tiết (tên, địa chỉ bưu điện và email) của các đơn vị cung cấp các sản phẩm liên quan (tức là chuỗi giá trị hoàn chỉnh). 

Chuỗi phân phối cần có thông tin liên hệ chi tiết (tên, địa chỉ bưu chính và email) của các đối tượng nhận sản phẩm (tức là khách hàng).

Xác minh việc tuân thủ không phá rừng với bằng chứng thực nghiệm và có thể kiểm chứng, chứng thực việc không có tình trạng phá rừng trong vòng đời của sản phẩm.

Thông tin cuối cùng là tuân thủ pháp luật và môi trường với bằng chứng thực nghiệm và có thể kiểm chứng xác nhận hoạt động sản xuất phù hợp với khuôn khổ pháp lý của nước sản xuất; tài liệu pháp lý quyền sử dụng đất trong sản xuất hàng hóa.

Những thông tin này không chỉ cần thiết cho việc tuân thủ quy định EUDR mà còn giúp hình thành tính minh bạch cho chuỗi giá trị cà phê. Nếu các yêu cầu này không được đáp ứng, các sản phẩm không đủ điều kiện sẽ bị từ chối tại thị trường EU.

Tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị này sẽ phải điều chỉnh hoạt động của mình và bắt đầu trao đổi Thông tin EUDR với nhau. Ảnh: Kinhtetrunguong. 

Các yêu cầu về Thông tin EUDR xác định rằng mỗi nhà rang xay/thu mua cà phê tại EU phải thu thập thông tin về chuỗi giá trị của mình, bắt đầu từ nông dân và lô đất ban đầu (dữ liệu không gian địa lý/ tọa độ địa lý), bao gồm tất cả các bên trung gian như đơn vị chế biến, thu mua…

Ngoài ra, Điều 9 quy định rằng các nhà nhập khẩu này phải thu thập các tờ khai tuân thủ pháp luật và môi trường, đồng thời phải có khả năng xác minh lô xuất xứ của cà phê có liên quan đến phá rừng hay không - do đó cần có dữ liệu không gian địa lý chi tiết.

Nghĩa vụ thu thập Thông tin EUDR và gửi Tuyên bố thẩm định bắt đầu từ ngày 30/12/2024. Phía thu mua/rang xay của EU có trách nhiệm lưu giữ dữ liệu này trong 5 năm để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích xác minh thông tin.

Ngoài ra, nhà nhập khẩu EU phải thực hiện thẩm định đối với dữ liệu nhận được. Họ cũng phải chịu trách nhiệm khi đưa cà phê không tuân thủ ra thị trường.

Thông tin EUDR có chất lượng và có thể kiểm chứng độc lập là cần thiết cho mọi bên liên quan ở các nước sản xuất cà phê nếu họ muốn giao dịch với các nhà nhập khẩu EU. Nếu Thông tin EUDR không có sẵn hoặc thông tin cụ thể như tọa độ địa lý bị thiếu, nhà nhập khẩu (nhà rang xay/thu mua) không được đưa cà phê vào thị trường EU. Tương tự, nếu nhà nhập khẩu EU nhận thấy thông tin EUDR không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng thông tin của họ, sản phẩm cà phê đó sẽ không thể đưa ra thị trường hoặc phải đối mặt với rủi ro pháp lý, tài chính và danh tiếng.

Để đáp ứng các yêu cầu của EUDR, nhiều dịch vụ công nghệ thông tin đang được phát triển hoặc điều chỉnh để hỗ trợ việc thu thập và quản lý dữ liệu trong chuỗi giá trị cà phê như dịch vụ bản đồ địa chính lô thửa đảm bảo cà phê được sản xuất không liên quan đến việc phá rừng, dịch vụ truy xuất nguồn gốc, bản đồ phá rừng và kiểm tra tính hợp pháp sản xuất.

Những dịch vụ được áp dụng ở nhiều mức độ khác nhau trong ngành cà phê, nhưng với sự xuất hiện của EUDR, việc thúc đẩy áp dụng các dịch vụ công nghệ thông tin này trở nên cấp bách hơn cả. 

Tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị này sẽ phải điều chỉnh hoạt động của mình và bắt đầu trao đổi Thông tin EUDR với nhau. Mỗi nhóm bên liên quan bị ảnh hưởng đều phải đối mặt với những thách thức và rủi ro mới phát sinh từ EUDR cũng như từ cách thức thực hiện EUDR của ngành. Tuy nhiên, nếu thực hiện một cách phù hợp, có thể mở ra nhiều cơ hội cho ngành cà phê hơn tại thị trường EU.

Linh Linh
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.