Thụ phấn nhân tạo và thu hoạch sớm chanh dây ở vùng nhiệt đới Đài Loan

Quỳnh Chi - Thứ Ba, 09/07/2024 , 10:51 (GMT+7)

Tham luận về cải tiến kỹ thuật canh tác chanh dây của chuyên gia Hsiao-Chun Chen và Fang-Kei Chang của Trạm Nghiên cứu và Khuyến nông huyện Đài Đông (Đài Loan).

Ngày 2-3/7/2024, tại Gia Lai, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) phối hợp với Trung tâm Công nghệ thực phẩm và phân bón châu Á - Thái Bình Dương (FFTC-ASPAC) tổ chức hội thảo quốc tế “Tăng cường quản lý chất lượng cho chuỗi giá trị chanh dây ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Nhiều tham luận quan trọng về phát triển chanh dây của khu vực đã được trình bày, hỏi đáp tại hội thảo. Báo NNVN dịch, biên soạn, trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.

Đường bão số 4 (theo biểu đồ bên phải) đã hai lần quét qua Đài Đông vào năm 2023, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp trong khu vực. 

Khu vực phía đông Đài Loan có điều kiện khí hậu nhiệt đới đặc trưng với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25°C. Khu vực này có tổng số giờ nắng hàng năm khoảng 1.900 giờ, tạo điều kiện lý tưởng cho việc trồng và phát triển chanh dây. Tổng diện tích trồng chanh dây ở huyện Đài Đông là 18,56ha. Tổng sản lượng năm 2023 đạt khoảng 250 tấn.

Giá trị của các loại chanh dây trên thị trường Đài Loan dao động từ 15,6 - 27,9 USD mỗi túi 3 kg (tương đương khoảng 130.000 - 230.000 đồng/kg). Chanh dây vàng được đánh giá cao hơn một chút so với các loại khác, làm nổi bật nét đặc trưng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp trong vùng.

Tuy nhiên, phía Đông Đài Loan cũng phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên như bão và gió phơn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Việc áp dụng kỹ thuật thụ phấn nhân tạo giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ những yếu tố tự nhiên này, đồng thời đảm bảo năng suất và chất lượng chanh dây.

Giải pháp thụ phấn nhân tạo 

Một trong những thách thức chính của ngành công nghiệp chanh dây Đài Đông là tỷ lệ đậu trái thấp do thiếu loài thụ phấn. Các loài côn trùng thụ phấn tự nhiên như ong không có đủ trong tự nhiên để đảm bảo quá trình thụ phấn diễn ra hiệu quả.

Có những thời điểm loài thụ phấn ghé thăm không đúng lúc hoa nở, làm giảm khả năng thụ phấn thành công. Việc nông dân sử dụng thuốc trừ sâu cũng giết chết, xua đuổi các loài thụ phấn. 

Thụ phấn là bước quan trọng trong quá trình sản xuất chanh dây. Việc thiếu côn trùng thụ phấn hoặc thụ phấn không đồng đều sẽ làm cho năng suất không ổn định.

Việc thiếu côn trùng thụ phấn hoặc thụ phấn không đồng đều sẽ làm cho năng suất không ổn định.

Do đó, sử dụng giải pháp thụ phấn nhân tạo giúp kiểm soát quá trình này, đảm bảo năng suất đồng đều và ổn định hơn.

Phương pháp này sử dụng bao phấn chạm vào nhụy của cùng một bông hoa. Không cần cách ly các loài thụ phấn trước hoặc sau khi thụ phấn, giúp đảm bảo quá trình thụ phấn diễn ra hiệu quả. 

Giải pháp còn giảm áp lực lên các loài côn trùng thụ phấn tự nhiên, gián tiếp góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên.

Kiểu giàn lưới thẳng đứng tạo ra không gian mở, dễ tiếp cận cho côn trùng thụ phấn và các giải pháp thụ phấn nhân tạo.

Các chuyên gia khuyến cáo sử dụng kiểu giàn lưới thẳng đứng tạo ra không gian mở, dễ tiếp cận cho côn trùng thụ phấn và các giải pháp thụ phấn nhân tạo. Thêm nữa, cấu trúc thẳng đứng của giàn lưới giúp cây chanh dây nhận được nhiều ánh sáng mặt trời và thông gió tốt hơn, điều này rất quan trọng cho sự phát triển và ra hoa của cây. Ánh sáng và không khí đầy đủ cũng giúp giảm nguy cơ bệnh tật do độ ẩm cao.

Giàn lưới thẳng đứng cho phép trồng cây theo chiều cao thay vì chiều ngang, giúp tiết kiệm không gian đất canh tác. Điều này đặc biệt quan trọng trong các khu vực có diện tích canh tác hạn chế.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, khi sử dụng thụ phấn nhân tạo, tỷ lệ đậu quả và trọng lượng đều cao hơn hoặc nhiều hơn so với thụ phấn tự nhiên.

Sơ đồ: So sánh tỷ lệ đậu quả giữa tự thụ phấn nhân tạo (AP) và thụ phấn tự nhiên (NP) trên 3 giống chanh dây chủ lực ở Đài Loan.

Sơ đồ: So sánh trọng lượng quả giữa tự thụ phấn nhân tạo (AP) và thụ phấn tự nhiên (NP) trên 3 giống chanh dây chủ lực ở Đài Loan.

Khuyến cáo của các nhà khoa học Đài Loan

Đối với nông dân quy mô nhỏ, phương pháp kết hợp giữa tự thụ phấn nhân tạo và thụ phấn tự nhiên là lựa chọn lý tưởng. Bằng cách này, họ có thể tăng cường hiệu quả thụ phấn mà không cần đầu tư quá nhiều vào công nghệ hoặc cơ sở hạ tầng.

Đối với nông dân quy mô lớn hơn, phương pháp tối ưu là kết hợp tự thụ phấn nhân tạo với nuôi côn trùng thụ phấn. Thời gian thả côn trùng phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chúng thụ phấn đúng thời điểm hoa nở, tối ưu hóa tỷ lệ đậu quả và chất lượng sản phẩm.

Độ chín thu hoạch tối ưu

Bài liên quan

Mùa chanh dây ở huyện Đài Đông kéo dài từ tháng 5 đến tháng Giêng, trong khi mùa bão thường diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9. Năm 2023, hai cơn bão Haikui (03/09) và Koinu (05/10) đã gây thiệt hại lên tới hơn 34 triệu USD, đều quét qua Đài Đông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp của huyện này.

Để đối phó với mùa bão, các chuyên gia khuyến cáo nông dân nên thu hoạch trái cây trước khi có cảnh báo bão. Đối với giống chanh dây ‘Full Stars’, việc thiết lập độ chín thu hoạch tối ưu là cần thiết do thời gian phát triển quả dài hơn (94 - 121 ngày) so với giống Tainung số 1 (60 - 80 ngày), làm tăng nguy cơ gặp thiên tai. 

Trạm Nghiên cứu và Khuyến nông huyện Đài Đông khuyến cáo nông dân có thể thu hoạch sớm khi quả chanh dây đạt tỷ lệ thay đổi màu vỏ từ 40% đến 50%, rút ngắn thời gian phát triển quả từ 3 đến 4 tuần. Lúc này, các phần ăn được đã lấp đầy toàn bộ khoang quả và sẽ đạt giá trị tối đa về phần thịt chanh dây.

Khi quả chanh dây đạt tỷ lệ thay đổi màu vỏ từ 40% đến 50%, các phần ăn được đã lấp đầy toàn bộ khoang quả.

Thu hoạch chanh dây ở độ chín tối ưu giúp đảm bảo hương vị tốt nhất và giảm thiểu rủi ro từ thiên tai. Tuy hương vị quả chanh ngon nhất khi trái chín hoàn toàn và tự rụng xuống, thu hoạch sớm vẫn đảm bảo chất lượng và hương vị trái.

Quả chanh thu hoạch sớm sẽ chín hoàn toàn sau 7 ngày thu hoạch, tỷ lệ đường/axit gần như quả chín hoàn toàn và không có hương vị không mong muốn, giúp nông dân duy trì chất lượng nông sản ngay cả khi phải thu hoạch sớm do bão.

Việc áp dụng hai kỹ thuật thu hoạch sớm và thụ phấn nhân tạo giúp nông dân ở huyện Đài Đông, Đài Loan đảm bảo sản lượng, chất lượng trái cây, vừa giảm thiểu thiệt hại do mùa bão gây ra.

Quỳnh Chi (chuyển ngữ)
Tin khác
Thay đổi cách thức trồng xoài để bảo vệ sức khỏe
Thay đổi cách thức trồng xoài để bảo vệ sức khỏe

Việc nông dân trồng xoài thay đổi nhận thức chuyển từ sử dụng thuốc BVTV hóa học sang các thuốc BVTV sinh học giúp an toàn cho người sản xuất và sử dụng nông sản.

Sử dụng máy bay không người lái chăm sóc lúa, tiết kiệm 30% chi phí
Sử dụng máy bay không người lái chăm sóc lúa, tiết kiệm 30% chi phí

Nông dân tại Đắk Nông sử dụng máy bay không người lái vào canh tác, chăm sóc lúa, giúp tiết kiệm chi phí lên đến hơn 30% mỗi vụ.

Năng suất tăng 4 tạ/ha nhờ sử dụng mạ khay, máy cấy, chế phẩm sinh học
Năng suất tăng 4 tạ/ha nhờ sử dụng mạ khay, máy cấy, chế phẩm sinh học

Hà Tĩnh Hậu tích tụ đất đai, người dân áp dụng mạ khay, máy cấy kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, đưa năng suất tăng 4 tạ/ha.

'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới
'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới

Bằng nghị lực phi thường, cựu binh Tăng Tiến Huỳnh đã đưa sản phẩm mây tre đan đến với nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP
10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị.

Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài
Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài

Khi nước vừa mới rút cây chè đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Cắt tỉa các cành yếu, cành vượt, cành la để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng.

Các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng sau bão số 3
Các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng sau bão số 3

Chú ý bệnh bạc lá lúa, rầy và các đối tượng gây hại cuối vụ. Thoát nước triệt để, khẩn trương thu dọn vệ sinh các vườn cây. Sau mưa bão, rau xanh sẽ khan hiếm, bà con nên tận dụng cơ hội để gieo trồng càng sớm càng tốt.

Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa có tính chống chịu ưu việt cho ĐBSCL
Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa có tính chống chịu ưu việt cho ĐBSCL

Thông qua tài trợ của AFACI và nguồn vật liệu từ IRRI, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai Dự án SHR+ nhằm tìm ra các giống ưu việt.

Nâng tầm sâm Việt: Thiếu 2 điểm cốt lõi - Công nghệ chế biến sâu và thuốc chữa bệnh
Nâng tầm sâm Việt: Thiếu 2 điểm cốt lõi - Công nghệ chế biến sâu và thuốc chữa bệnh

Đại diện Hiệp hội Sâm Lai Châu mong muốn sớm tìm được thuốc chữa bệnh đối với củ sâm, bởi 'ai cũng gọi được tên bệnh mà chưa tìm được thuốc chữa'.

Cam ngọt, quả sai nhờ công nghệ tưới Israel
Cam ngọt, quả sai nhờ công nghệ tưới Israel

Hà Tĩnh Gần 90ha cam của người dân huyện Hương Sơn và Vũ Quang được Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) hỗ trợ đầu tư công nghệ tưới Israel, góp phần nâng chất lượng sản phẩm.

Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 4] Hành trình tìm giống chuối kháng bệnh Panama
Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 4] Hành trình tìm giống chuối kháng bệnh Panama

Ròng rã nhiều năm nghiên cứu, chọn tạo, thử nghiệm, cuối cùng, Unifarm đã tìm được giống chuối kháng bệnh héo rũ Panama - một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với cây chuối.

Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 3] Thu quả ngọt nhờ đầu tư, phát triển công nghệ cao
Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 3] Thu quả ngọt nhờ đầu tư, phát triển công nghệ cao

Mỗi năm, Unifarm chi khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.