Trung Quốc xuất khẩu công nghệ lúa gạo sang quốc đảo ở Thái Bình Dương

Văn Việt - Thứ Hai, 18/03/2024 , 14:31 (GMT+7)

Fiji chỉ có thể tự cung cấp chưa đầy 20% sản lượng gạo trong nước nhưng tỷ lệ này đang được gia tăng nhờ hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp đắc lực từ Trung Quốc.

Chuyên gia Chen Huazao (phải) kiểm tra những cây lúa bị ảnh hưởng do mưa lớn tại một cánh đồng của dự án trồng lúa do Trung Quốc viện trợ ở Nausori, Fiji, hôm 13/3. Ảnh: Xinhua.

Sau nhiều ngày mưa xối xả trút xuống thị trấn Nausori, miền trung Fiji, Chen Huazao lo lắng chạy ra đồng để đánh giá vụ lúa vừa được trồng vào tháng 11 năm ngoái. Lội qua cánh đồng lầy lội, trái tim Chen như thắt lại khi nhìn thấy những cây lúa gần trưởng thành bị vùi dập bởi những trận mưa lớn

“Chúng tôi có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng sụt giảm năng suất đối với cánh đồng thử nghiệm này. Nhưng may mắn thay, cây trồng ở hai cánh đồng khác không bị hư hại”, Chen, trưởng nhóm Dự án Phát triển Nông nghiệp Viện trợ Trung Quốc về Trồng lúa ở Fiji, nói.

Trên một cánh đồng thử nghiệm khác trồng NP918, giống lúa lai Trung Quốc, chuyên gia nhân giống Wu Mingkui đang đo năng suất. Sau khi hoàn thành công việc, Wu cho hay năng suất của giống lúa Trung Quốc này đạt hơn 7 tấn/ha, gấp khoảng 2-3 lần các giống lúa địa phương ở Fiji, đảo quốc tại Thái Bình Dương.

Wu nằm trong nhóm chuyên gia Trung Quốc gồm 6 thành viên đã đến Fiji từ tháng 7/2023 để giúp nước này tăng cường sản xuất lúa gạo.

Trồng lúa là một công việc đầy thách thức do tình trạng mưa nhiều, lốc xoáy và lũ lụt thường xuyên phá hủy mùa màng tại Fiji và các quốc đảo Thái Bình Dương khác, những quốc gia rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.

“Mặc dù vậy, chúng tôi có thể giúp nông dân trồng lúa địa phương tăng đáng kể năng suất bằng cách sử dụng các giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác dựa trên công nghệ kết hợp với các biện pháp quản lý canh tác khoa học”, Chen nói.

Lúa đã được trồng trong nhiều thập kỷ ở Fiji là nguồn cung cấp lương thực chính cho người dân địa phương. Tuy nhiên, ngành lúa gạo nước này những năm gần đây phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là đà suy giảm cả về đất nông nghiệp và sản lượng, chủ yếu do tập quán canh tác truyền thống, thiếu lao động và tác động từ biến đổi khí hậu.

Tekini Nakidakida, Phó Thư ký Phát triển Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Đường thủy Fiji, cho biết, đảo quốc chỉ sản xuất chưa tới 20% nhu cầu tiêu dùng gạo của mình và hơn 80% được nhập khẩu. Theo ông, nhằm hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp gạo, chính phủ Fiji đã phát động sáng kiến “We Rice Up”, nhằm tăng sản lượng và năng suất cây lúa trong nước.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi cần hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc”, chuyên gia nông nghiệp Fiji nói.

Thông qua việc cung cấp chuyên môn, máy móc, hạt giống và chuyên gia nông nghiệp, Nakidakida cho hay những hỗ trợ của Trung Quốc đối với ngành lúa gạo của Fiji sẽ góp phần hiện thực hóa các mục tiêu tự cung tự cấp của nước này.

Chuyên gia Trung Quốc Wu Mingkui (ngoài cùng bên trái) đo năng suất tại cánh đồng kiểm nghiệm của dự án ở Nausori, Fiji, hôm 13/3. Ảnh: Xinhua.

Kể từ năm 2015, Trung Quốc đã thực hiện các dự án hỗ trợ nông nghiệp ba giai đoạn nhằm giúp nâng cao sản xuất lúa gạo ở Fiji. Nhóm của Chen hiện đang tham gia vào giai đoạn thứ ba.

Trong hai giai đoạn đầu, nhóm nông nghiệp Trung Quốc đã cải tạo 5 giống lúa địa phương, giới thiệu 16 giống lúa mới, cung cấp máy móc để cơ giới hóa canh tác lúa và đào tạo hơn 2.500 nông dân bản địa về kỹ thuật canh tác năng suất cao.

Chuyên gia Wu Mingkui cho biết, đối với dự án hỗ trợ nông nghiệp giai đoạn ba, Trung Quốc sẽ giới thiệu 26 giống lúa, cải tạo 10 giống lúa địa phương và đào tạo nông dân kiểu mẫu.

Để điều chỉnh các dự án nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện sản xuất lúa gạo của Fiji, Chen và các đồng nghiệp đã tiến hành điều tra sâu rộng trên khắp quốc đảo. Song họ cũng gặp phải một số thách thức trong nỗ lực nâng cao sản lượng lúa gạo địa phương mà nổi bật nhất là tình trạng thiếu lao động.

 “Nhiều người trẻ của chúng tôi đang di cư ra nước ngoài để tìm kiếm công việc dễ dàng hơn hoặc sinh lợi nhiều hơn”, Nakidakida cho hay.

Ông nói rằng chính phủ Fiji sẽ đưa ra các chính sách khuyến khích để thúc đẩy thanh niên Fiji tham gia trồng lúa và hy vọng nhiều người trong số họ sẽ được đào tạo về công nghệ nông nghiệp tiên tiến từ các chuyên gia Trung Quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo cũng là ưu tiên hàng đầu đối với nhóm chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc. Họ đã thành lập một khu vực thử nghiệm tại Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Navuso ở Nausori, đào tạo kỹ thuật trồng lúa tiên tiến cho sinh viên của trường.

Về những thách thức khác, nhóm chuyên gia Trung Quốc nhận thấy diện tích trồng lúa chỉ chiếm 1,04% diện tích đất trồng trọt ở Fiji, với năng suất lúa trung bình trên mỗi ha thấp.

“Các phương pháp canh tác phi khoa học đang chiếm ưu thế, nông dân gieo hạt bằng tay thay vì sử dụng kỹ thuật trồng trọt cơ học”, Chen cho biết.

Để giải quyết những vấn đề này, nhóm Trung Quốc đã xây dựng các cánh đồng lúa tiêu chuẩn hóa và thúc đẩy việc áp dụng máy trồng lúa.

 “Fiji đã cải thiện được mức độ tự cung cấp gạo kể từ khi nhóm hỗ trợ nông nghiệp Trung Quốc đến đây. Hợp tác nhiều hơn giữa Trung Quốc và Fiji là điều mà ngành nông nghiệp của chúng tôi thực sự cần hướng tới để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của mình”, Nakidakida nhấn mạnh.

Xu hướng hợp tác nông nghiệp ngày càng mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Fiji là điển hình cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Bắc Kinh nhằm giúp các quốc đảo Thái Bình Dương đạt được khả năng phát triển bền vững thông qua những dự án hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai, Con đường.

Thông qua các dự án này, Trung Quốc đã giúp các quốc đảo Thái Bình Dương nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực, giới chuyên gia nhận định. Hỗ trợ nông nghiệp cho khu vực phản ánh những đóng góp của Trung Quốc trong nỗ lực giải quyết các thách thức toàn cầu với mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” như giới lãnh đạo nươc này đã đề ra.

Văn Việt (Theo Xinhua)
Tin khác
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal

Với ngành công nghiệp Halal, Thủ tướng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị Halal.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đòi hỏi nhiều giải pháp
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đòi hỏi nhiều giải pháp

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhưng vẫn chưa có giải pháp huy động nguồn lực xã hội một cách hiệu quả.

Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm
Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm

Tương tự như tên một người, tên một sản phẩm cũng gửi gắm vào đó những tình cảm, sự trân quý, lòng mong muốn, khi mọi người nhắc đến, nhớ đến có nhiều cảm xúc.

Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines
Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines

Nhập khẩu gạo của Philippines tăng rất mạnh trong năm nay và gạo Việt Nam lại đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’
Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’

Ông Mai Văn Quốc ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau) đã nuôi thành công mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp

Quả đồi dốc cao, cằn cỗi, nên nhiều năm bỏ hoang, chẳng ai muốn làm. Cho đến khi cặp vợ chồng già này đến lập nghiệp và thu tiền tỷ từ măng tre tứ quý.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á

Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia châu Á có kinh nghiệm phát triển, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Halal và sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù

Với hơn 30ha đất, ông trồng 8ha bơ, 5ha sầu riêng, 10ha bưởi, 7ha hồ tiêu... Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu hơn chục tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Bí kíp sản xuất thanh long sạch
Bí kíp sản xuất thanh long sạch

Bình Thuận Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông dân Nguyễn Văn Thanh đã tìm ra quy trình sản xuất thanh long sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính.