| Hotline: 0983.970.780

Lương thực cho mọi người

Vai trò của các tổ chức quốc tế và sự chuyển đổi nông nghiệp

Thứ Năm 02/12/2021 , 06:14 (GMT+7)

Nông dân Việt Nam có thể đóng góp cho phát triển bền vững 'thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn cho tất cả mọi người' và có thể đóng góp cho phúc lợi xã hội.

Cuốn sách mới “Lương thực cho mọi người”, của tác giả Uma Lele, Manmohan Agarwal, Brian C. Baldwin và Sambuddha Goswami, hơn 1.000 trang đã phân tích năm tổ chức quốc tế (FAO, UNDP, WB, CGIAR và IFAD) và vai trò của họ trong chuyển đổi nông nghiệp thế giới.

 

Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất và tiếp cận lương thực toàn cầu đã phải đối phó với nhiều áp lực. Tình trạng xung đột, các hiện tượng thời tiết cực đoan và sự trì trệ của nền kinh tế trong những năm gần đây đã đẩy mục tiêu không còn nạn đói vào năm 2030 vượt quá tầm với của nhiều quốc gia. Đây là một số thông điệp chính của Tuyên bố về An ninh Lương thực và Dinh dưỡng Thế giới do Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) chủ trì.

Trong khi tác động của Covid-19 vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, các biến thể virus mới và dịch bệnh bùng phát đang ảnh hưởng đáng kể đến các nước nghèo, nơi mà có hệ thống chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. Không còn nghi ngờ gì nữa, đại dịch đang làm gia tăng nạn đói và suy dinh dưỡng trên toàn cầu.

Theo quan điểm trên, cuốn sách mới xuất bản “Lương thực cho mọi người: Các tổ chức quốc tế và sự chuyển đổi nông nghiệp” đặc biệt phù hợp với Việt Nam. Các tác giả phác thảo cách thức năm tổ chức quốc tế đóng góp vào việc chuyển đổi hệ thống lương thực trên thế giới. Cuốn sách nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp, một trong những trụ cột của hệ thống lương thực, có thể trở thành động lực tăng trưởng; các quốc gia không nhận thức được vai trò cơ bản của nó đối với sự phát triển đã phải đối mặt với tình trạng tụt hậu về tăng trưởng và nền công nghiệp chậm phát triển.

Cuốn sách đánh giá cao những tiến bộ đặc biệt của Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh trong những năm gần đây - nơi nông nghiệp đã thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng kết hợp với các chính sách công nghiệp hóa hợp lý.

Trong giai đoạn nhiều biến động này, việc đầu tư vào các hệ thống sản xuất nông sản thực phẩm bền vững - bao gồm giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển - là quan trọng hơn bao giờ hết. Trong một thế giới hậu Covid-19, nông nghiệp có thể tạo ra lương thực và nguyên liệu, thu nhập hoặc lao động dư thừa, nhưng cũng cần duy trì các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng và bảo đảm sức khỏe con người và hành tinh. Một số thông điệp chính của cuốn sách có thể được xem là trung tâm của ngành nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Trong những năm tái thiết khi Mỹ cấm vận, Việt Nam đã nợ Liên hợp quốc rất nhiều. Đất nước vươn lên từ một cuộc chiến tranh lâu dài với tầm nhìn phát triển, ý chí chính trị và sự hỗ trợ từ bên ngoài, trong đó có Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế - IRRI (lúa ở sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long) và FAO, ví dụ như cà phê (khu vực Tây Nguyên) và các loại cây trồng có giá trị khác. Cuốn sách nêu bật được cách thức, khi mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các ngân hàng phát triển khác đi vào hoạt động, Việt Nam đã liên tục thực hiện tốt nhất các dự án của WB, tiếp theo là Trung Quốc.

Trong giai đoạn sau chiến tranh, FAO là một đối tác quan trọng và là tổ chức có đóng góp to lớn trong việc hỗ trợ kỹ thuật cho ngành nông nghiệp của đất nước. Trong những năm 1980, chương trình quốc gia của FAO là chương trình lớn thứ ba trên thế giới sau Ấn Độ và Trung Quốc, vẫn được Chính phủ ghi nhớ đến ngày nay.

Năm 1990, hơn 20 Trưởng cố vấn kỹ thuật (CTA’s) đã làm việc cho các dự án do FAO thực hiện, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). FAO và UNDP đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam để tiến hành đánh giá ngành nông nghiệp lần đầu tiên, mở ra cánh cửa để thúc đẩy đầu tư và và phát triển công nghệ những năm tiếp theo. Một cơ hội đã được tạo ra cho Câu lạc bộ Paris - một nhóm các quan chức từ các quốc gia chủ nợ lớn với vai trò tìm kiếm các giải pháp phối hợp bền vững cho những khó khăn trong việc thanh toán nợ của các quốc gia. Điều này rất quan trọng đối với lãnh đạo đất nước có nợ trong bối cảnh các nước này tiến hành các cải cách nhằm khôi phục kinh tế vĩ mô và tài chính.

Trong những năm 1990, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một quốc gia điển hình trong chương trình châu Á mở rộng về Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPM); một trong những chương trình thực địa thành công nhất của FAO trên toàn thế giới. Với sự hỗ trợ từ Australia, Hà Lan và các quốc gia khác, các chương trình giảm đầu vào đầy tham vọng đã tập huấn cho nông dân về các nguyên tắc nông nghiệp sinh thái và cắt giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp trên hàng triệu trang trại, đồng thời bảo toàn sản lượng và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Các chương trình IPM đã giảm đầu vào thuốc trừ sâu lên tới 82% trong sản xuất lúa gạo. Trong các hoạt động canh tác, những sáng kiến này đã tăng doanh thu của nông dân lên 20%. Sự kết hợp hiệu quả giữa FAO và Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) và sự tham gia chặt chẽ của nông dân Việt Nam là những yếu tố then chốt để thành công. Nếu việc đào tạo IPM được liên kết với việc thay đổi chính sách, các tác động có lợi của chương trình sẽ được cảm nhận cho đến ngày nay. Tuy nhiên, để có thể thổi luồng sinh khí mới vào các chương trình này cần kết hợp nghiên cứu ứng dụng cấp nông hộ với các công cụ kỹ thuật số và phương tiện truyền thông đại chúng.

Trong Hội nghị COP 26 vào tháng 11/2021, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã nhấn mạnh cách thức mà nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế và có thể tận dụng lợi thế của mình về năng lượng tái tạo. Ngành nông nghiệp cũng có thể được giảm thiếu khí các bon bằng cách hạn chế phát thải khí mêtan trong hoạt động sản xuất lúa gạo, tăng cường hấp thụ các bon trong đất canh tác và cắt giảm đầu vào có nguồn gốc từ dầu mỏ.

Cần phải từ bỏ các phương thức canh tác tận thu ảnh hưởng đến chu kỳ dinh dưỡng và phục hồi các chức năng của hệ sinh thái. Do đó, thiết kế lại hệ thống canh tác có thể đảm bảo rằng nông nghiệp Việt Nam trở thành nơi hấp thụ các bon. Tuy nhiên, cũng như các chương trình IPM, cần phải thực hiện các biện pháp kiên quyết. Để đạt được mức phát thải bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam có thể sử dụng các nguồn lực của riêng mình, nhưng sự hỗ trợ của quốc tế là rất cần thiết.

Trong giai đoạn được cho là thập kỷ hành động, Việt Nam cần áp dụng chiến lược đa lĩnh vực - tăng cường năng lực khoa học, kỹ thuật và thể chế. Như đã nêu rõ trong cuốn sách “Lương thực cho mọi người”, vốn quốc tế phải được huy động để hạn chế sự di cư vào thành thị, giữ chân lực lượng lao động có tay nghề cao ở nông thôn và thúc đẩy phát triển nông thôn tổng hợp.

Tham vọng của Việt Nam có thể được củng cố hơn nữa bằng cách liên kết chặt chẽ các nhà khoa học với các tổ chức quốc tế và bằng cách đảm nhận vai trò lãnh đạo ngoài việc yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật và cho vay vốn của các ngân hàng phát triển. Các hoạt động trong nước của CGIAR cũng cần được sắp xếp hợp lý và tác động của các tổ chức nghiên cứu quốc tế phải được xem xét kỹ lưỡng.

Như vậy, với sự hợp tác của FAO/UNDP/WB/CGIAR/IFAD, có thể đạt được những bước tiến lớn để đảm bảo rằng ngành nông nghiệp của Việt Nam không chỉ tạo ra của cải, lương thực hoặc nguyên liệu thô mà còn ngăn chặn tình trạng suy giảm đa dạng sinh học, trái đất nóng lên và dịch bệnh động vật xuất hiện. Nhờ đó, người nông dân Việt Nam có thể đóng góp vào việc phát triển bền vững “thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn cho tất cả mọi người” và nông dân Việt Nam có thể đóng góp cho phúc lợi xã hội.

Uma Lele, tác giả chính của cuốn sách Thực phẩm cho mọi người, nhấn mạnh: "Mục tiêu chung hướng đến 2 yếu tố: phổ biến với công chúng về các tổ chức quốc tế và cách thức hoạt động của họ và cung cấp đánh giá của 130 quốc gia về mức độ thực hiện trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, ví dụ như chuyển dịch ra khỏi nông nghiệp đồng thời nuôi sống đủ cho người dân của họ".

Đầu tư là cần thiết, nhưng kiến thức và trí tuệ cũng cần rất cần thiết. Việt Nam đã chứng tỏ rằng với tầm nhìn xa và bản lĩnh chính trị, đất nước và con người Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa.

  • Tags:
Xem thêm
Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...