Mô hình cây trồng xen phù hợp cho cây mắc ca, giúp cải tạo đất, giảm xói mòn và cung cấp thức ăn gia súc tại huyện Tuần Giáo, Điện Biên bước đầu cho tín hiệu khả quan.
Trồng cỏ xen mắc ca giúp cải tạo đất, thêm nguyên liệu cho chăn nuôi
SAPO: Mô hình cây trồng xen phù hợp cho cây mắc ca, giúp cải tạo đất, giảm xói mòn và cung cấp thức ăn gia súc tại huyện Tuần Giáo, Điện Biên bước đầu cho tín hiệu khả quan.
Cây mắc ca được xác định là một loại cây trồng tiềm năng để phát triển kinh tế tại huyện Tuần Giáo. Theo Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, huyện Tuần Giáo hướng tới trở thành vùng trồng mắc ca chủ lực của tỉnh Điện Biên. Năm 2023, huyện này trồng mới 1.700ha mắc ca; trong năm 2024, huyện có kế hoạch mở rộng diện tích lên trên 6.000 ha.
Dù sự phát triển nhanh chóng vùng trồng mắc ca là tín hiệu tích cực, cho thấy giá trị kinh tế của cây trồng. Tuy nhiên, hệ quả trực tiếp từ việc phá rừng trong lịch sử để lại các vấn đề môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, tác động lớn nhất chính là sự suy giảm nguồn nước. Các giải pháp canh tác hiệu quả trên đất dốc được đặt ra với bà con xã Quài Nưa khi quyết tâm thoát nghèo, theo đuổi trồng mắc ca bền vững.
Ông QUÀNG VĂN THỦY – Chủ tịch Hội nông dân xã Quài Nưa, Tuần Giáo, Điện Biên
‘Sau khi đảng nhà nước cho khai phá, phá rừng để làm nương thì môi trường rất ảnh hưởng về khí hậu thời tiết. Nguồn nước cũng ít đi so với trước kia chưa có rừng thì nước rất nhiều. Phá rừng nhiều nguồn nước dần dần cạn kiệt, thứ 2 là tài nguyên của rừng cũng dần hết đi, nhưng bây giờ cạn kiệt, không còn gì. Người dân có diện tích nương trên rừng rất nhiều và có chủ hết rồi nhưng không có khả năng khai phá thêm, hết rừng’
Cùng với đó, chăn nuôi cũng là nguồn sinh kế quan trọng ở Tuần Giáo. Trong dự án Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái và hệ thống thực phẩm an toàn (ASSET), Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc (NOMAFSI) và Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp – Cộng hòa Pháp (CIRAD) đã triển khai giải pháp kết hợp trồng trọt và chăn nuôi trên đất dốc, thí nghiệm tại xã Quài Nưa với các loại cây che phủ và cải tạo đất như cỏ ruzi, cỏ Mulato II, đậu bướm, lạc dại. Trên đồi maca, khoảng cách trồng rộng 6-7 m, ở giai đoạn đầu, dễ xảy ra xói mòn và cỏ dại xâm lấn do che phủ mặt đất thấp, gây lãng phí tài nguyên đất.
Mục tiêu của dự án là xác định cây trồng xen phù hợp cho mắc ca, giúp cải tạo đất, giảm xói mòn và cung cấp thức ăn gia súc bước đầu cho tín hiệu khả quan.
PV Chị LÒ THỊ THỦY - xã Quài Nưa, Tuần Giáo, Điện Biên
‘Những ô đất mà chúng tôi trồng cây từ dự án mang về, sức khỏe đất rất tốt. Đất tơi xốp hơn, giữ ẩm tốt hơn, cây trồng phát triển mạnh mẽ hơn. Đất khỏe thì cây khỏe. Tôi hy vọng rằng các hộ gia đình khác cũng sẽ tham gia vào các mô hình như thế này”
Chị ĐỒNG THỊ NA - Điều phối viên Dự án ASSET Điện Biên
Về chính thức thì chưa có kết quả test về sức khỏe của đất, tuy nhiên qua phản hồi của bà con sau sức khỏe đất cũng được cải thiện rất nhiều khi thử nghiệm nhiều trồng xen các loại cây họ đậu như cây đậu stylo, đậu nho nhe, hay lạc dại đều có khả năng cố định đạm, giúp đất giàu dinh dưỡng hơn. Khi trồng xen với mắc ca, cây mắc ca cũng phát triển rất tốt.’
Sự thành công bước đầu của mô hình nông - lâm kết hợp không chỉ khích lệ nông dân xã Quài Nưa mà còn lan tỏa cảm hứng tới các địa phương lân cận. Với lợi ích kinh tế và môi trường rõ rệt, mô hình này được kỳ vọng trở thành giải pháp bền vững, giúp khai thác hiệu quả đất đai, tăng an ninh lương thực và thích ứng với biến đổi khí hậu.