Người dân huyện Phú Tân, tỉnh An Giang rất phấn khởi khi tham gia trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp vì giúp phát triển bền vững và thân thiện môi trường.
Nông dân An Giang hào hứng trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Đây là cánh đồng lúa 15 ha canh tác theo quy trình chất lượng cao, phát thải thấp tại xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân. Giống lúa được trồng là OM 5451 với lượng giống gieo sạ là 80 ký /ha. Đây là mô hình thực hiện triệt để theo các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra theo đề án.
Ông NGUYỄN PHÚ THỨ - Xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
“Bà con rất là sợ vì chỉ sạ có 8 ký, trước giờ sạ hai mươi mấy ký, nhìn nó thưa nên ngán ngại quá, ăn ngủ không được luôn. Qua tới chăm sóc rồi đếm chòi nó đạt, 500 chòi trở lên, nhìn thấy mê, quá trời đẹp, thẳng hàng thẳng lối.”
Ông NGUYỄN VĂN CHƠI - Xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang: “Tham gia lần đầu tiên nên cũng ngại, mình cũng là nông dân thứ thiệt, làm lúa đó giờ nhưng thấy làm theo kiểu truyền thống nó không có lời. Mình làm thử một mùa coi ra sao, giờ thấy nó đạt gần 90% rồi.”
Theo nngành chức năng địa phương, quy trình canh tác mới này không quá khó, chỉ cần một 1 đến 2 vụ là bà con đã có thể thuần thục. Thực hiện theo quy trình, nông dân cắt giảm được chi phí, năng suất lúa tăng cao, không những thế, lúa còn được bao tiêu với giá cao hơn so với thị trường. người dân
Ông NGUYỄN THIỆN TÂM - Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang“Chúng ta làm theo quy trình này bán được giá hơn. Chúng tôi đã liên hệ với bên thu mua, sau này thu hoạch, đơn vị này sẽ mua cao hơn thị trường 200 đồng.”
Bà NGUYỄN THỊ MỸ LINH - Phó Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Phú Tân, tỉnh An Giang: “Đến thời điểm này đã đạt 80% theo sự mong muốn của ngành chuyên môn. Còn 20%, nếu thời tiết ủng hộ thì sẽ ổn 100%.”
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, hiện địa phương đã triển khai 22 mô hình với diện tích hơn 1.100 ha, trong đó có 4 mô hình thực hiện triệt để thiêu các tiêu chí của đề án. Bước đầu các mô hình này đều có kết quả khá tốt, giúp người dân thay đổi tập quán sản xuất truyền thống chuyển sang canh tác theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.