Đọc:Chăn nuôi gia cầm thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh khác nhau, gây ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gia cầm cũng như năng suất và kinh tế. Trong đó, các bệnh do virut gây ra được đánh giá là rất nguy hiểm. Ví dụ như: Cúm gia cầm; Newcastle (hay còn gọi là dịch tả); Gumboro (viêm túi Fabricius); bệnh Mareck và Salmonela… Ngoài ra còn có một số loại bệnh thông thường như: bệnh ký sinh trùng; bệnh hô hấp và bệnh do môi trường… (Kiếm ít hình gà bệnh…)
Trong chăn nuôi gia cầm hiện nay, để điều trị bệnh hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại thì người chăn nuôi cần tuân thủ theo quy trình “3 bước, 5 đúng”.
Bắn bảng chữ :
BƯỚC 1: VỆ SINH – SÁT TRÙNG
TS. ĐÀO ĐOAN TRANG
Công ty cổ phần Thú y xanh Việt Nam
Khi xử lý vệ sinh sát trùng thì bà con cần chú ý kết hợp cả 2 bước vệ sinh và quy chuẩn quy trình chăm sóc. Đặc biệt đối với đường tiêu hóa và hô hấp thì cần xử lý môi trường để giảm thiểu ảnh hưởng mầm bệnh đến từ môi trường. Bà con cần phun sát trùng định kỳ khi vật nuôi bị bệnh thì 1 lần/ngày….
Bắn bảng chữ :
BƯỚC 2: DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
TS. ĐÀO ĐOAN TRANG
Công ty cổ phần Thú y xanh Việt Nam
1 – Đúng thuốc: Dùng đúng thuốc đặc trị - để làm được điều này cần chẩn đoán đúng bệnh, dựa trên chẩn đoán bệnh sẽ lựa chọn các loại thuốc phù hợp, ví dụ:
+ Điều trị CRD, Coryza: Doxycycline, Tylosin, Florfenicol,… (MG-200; Tylandox; Fendox oral…)
+ Điều trị viêm ruột, tiêu chảy do E.coli; Samonlla; Clostridium perfringens: Colistin, Amoxycyline, BMD… (Coli-200; G Mox Max; Clavet; Clos BMD)
+ Điều trị cầu trùng: Diclazuril; nhóm Sulfamide; Amprolium… (Diclacox, Ripcox, Vetpro 60%...)
2 – Đúng thời gian: nên điều trị sớm khi có dấu hiệu bệnh.
3 – Đúng liều: với thuốc, kháng sinh điều trị tính liều thuốc dựa trên kg thể trọng (khối lượng cơ thể). Ngày đầu tiên nên dùng liều tấn công = 1.5 – 2 lần liều điều trị.
4 – Đúng lượng: Chia tổng lượng thuốc cần dùng cho uống 2 lần/ngày (sáng – chiều), mỗi lần cho uống trong 3 – 4 tiếng.
5– Đúng liệu trình: cho uống thuốc theo đúng liệu trình được nhà sản xuất khuyến cáo trên nhãn.
Bắn bảng chữ:
BƯỚC 3: SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM BỔ TRỢ NHƯ MEN TIÊU HÓA, VITAMIN, GIẢI ĐỘC GAN, THẬN…
Đọc:Việc sử dụng các sản phẩm bổ trợ như men tiêu hóa, vitamin, điện giải…sẽ giúp đàn vật nuôi sớm khôi phục thể trạng, gia tăng sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh và phục hồi cơ năng, năng suất sau điều trị bệnh. (Dùng hình quay trong chuồng)
TS. ĐÀO ĐOAN TRANG
Công ty cổ phần Thú y xanh Việt Nam
Những sản phẩm đậm đặc bổ sung hàm lượng cao về men rất cao như là Decazym Max hoặc là Allzym. Tiếp theo là điện giải giúp cân bằng nội môi trong cơ thể, chống stress, tăng sức đề kháng giúp cung cấp…thành phần này rất ưu việt.
Bắn bảng chữ: SỬ DỤNG SẢN PHẨM
Đây là đàn gà hơn 3.500 con này được xác định bị thương hàn và cần xử lý sớm.
TS. ĐÀO ĐOAN TRANG
Công ty cổ phần Thú y xanh Việt Nam
Để xử lý vấn đề này…..
Đọc:Trong trường hợp điều trị các căn bệnh gây viêm ruột, tiêu chảy, bệnh cầu trùng bà con cũng cần sử dụng các chế phẩm giúp phục hồi các tổn thương trên đường ruột, kích thích mọc lông nhung, dày thành ruột trở lại để vật nuôi phục hồi khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn./.