Báo Nông nghiệp Việt Nam tọa đàm cùng với hai vị khách mời Trung Quốc đại diện cho doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp logicstic về nội dung 'Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trước tác động của Lệnh 248, 249'.
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc và tác động của lệnh 248, 249
Việt: Hiện nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thực hiện lệnh 248, 249 với nông sản nhập vào nước này. Sau khi hai lệnh trên có hiệu lực, tình hình nhập khẩu nông sản vào Trung Quốc như thế nào?
ZhaoZiQiang (Áo đen): Thực ra, hai lệnh 248 và 249 được Tổng cục Hải quan Trung Quốc căn cứ vào thông lệ quốc tế. Phải nói rõ là lệnh này không chỉ được áp với nông sản Việt Nam mà với toàn bộ nông sản các nước trên thế giới nhập vào Trung Quốc. Lệnh này cũng giúp nông sản Việt Nam khi nhập vào Trung Quốc được diễn ra với mức độ quy chuẩn tốt hơn. Từ các khâu thu hoạch, đóng gói, truy xuất mã số vùng trồng, đều thống nhất, dễ quản lý. Mặt khác, với nền tảng quy chuẩn như vậy, doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu cũng được xử lý nhanh hơn, tiết kiệm thời gian thông quan. Việc này cũng giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu, đánh giá sản phẩm, nếu làm tốt, rõ ràng nó sẽ khiến giá cả tiệm cận mức mong muốn của doanh nghiệp.
Việt: Về phương diện logicstic, ông Lưu có nhận xét thế nào sau khi lệnh 248 và 249 có hiệu lực?
LiuNanCai (áo ghi): Tôi thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp đăng ký về mã số truy xuất vùng trồng và các yếu tố liên quan đến hai lệnh này. Tuy nhiên, ở phương diện logicstic, tôi rất mong các doanh nghiệp Việt Nam chú ý đến chuỗi làm lạnh từ kho hàng đến xe hàng. Kỹ thuật đảm bảo độ tươi cho hoa quả cũng cần được đầu tư nhiều hơn.
Việt: Từ khi hai lệnh 248 và 249 có hiệu lực, so với trước đó là năm 2021, tình hình nhập khẩu nông sản Việt Nam có gì khác ở thị trường Trung Quốc?