Trong thời đại chuyển đổi xanh, rong biển được ví như một 'kho báu', nhờ vào tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Từ thực phẩm, mỹ phẩm đến năng lượng tái tạo, rong biển không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững.
Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn để phát triển ngành rong biển, tuy nhiên, diện tích trồng rong của nước ta vẫn còn khiêm tốn. Theo Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), năm 2023, diện tích trồng rong của cả nước chỉ đạt gần 17.000 ha, sản lượng khoảng 150.000 tấn. Con số này còn khá thấp so với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng hàng năm là 5,4 triệu tấn.
Ngành rong biển đang đối mặt với nhiều thách thức như chất lượng giống giảm do thoái hóa, làm giảm hàm lượng các chất chiết xuất. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh không gian với các ngành kinh tế khác, cùng tác động từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm biển và thiên tai, cũng gây khó khăn lớn.
Tuy vậy, tiềm năng phát triển ngành rong biển Việt Nam là rất đáng kể. Thị trường toàn cầu đang có giá trị từ 16 - 20 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm. Nhu cầu về thực phẩm xanh và xu hướng sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường mở ra cơ hội lớn để Việt Nam khai thác tiềm năng này, góp phần thúc đẩy nền kinh tế bền vững.
Trong thời đại chuyển đổi xanh, rong biển được ví như một “kho báu”, nhờ vào tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Từ thực phẩm, mỹ phẩm đến năng lượng tái tạo, rong biển không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững.
Việt Nam, với tiềm năng biển phong phú, có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này để đáp ứng xu thế xanh hóa toàn cầu.
Trong chương trình Tọa đàm hôm nay của Báo Nông nghiệp Việt Nam, chúng ta sẽ găp gỡ hai vị khách mời để cùng nhau khám phá những tiềm năng to lớn của rong biển, cũng như những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của ngành này tại Việt Nam.
Ông Đinh Xuân Lập, Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS)