|
HÌNH HIỆU CHƯƠNG TRÌNH
|
1
|
Clip 1
|
Xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của Ban Thường trực uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, địa phương đã triển khai mô hình thi đua phấn đấu trở thành “Người Nông dân chuyên nghiệp”.
Khởi đầu vào năm 2020, mô hình triển khai thí điểm tại 5 huyện trong tỉnh. Mỗi địa phương chọn một xã, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng trọt.
Mô hình với mục tiêu nâng cao năng lực nông dân trong sản xuất; tham gia quản trị, thực hiện vai trò tự chủ, tự quản trong sản xuất và đời sống tại cộng đồng.
Thông qua đó, động viên và định hướng bà con liên kết, hợp tác, trách nhiệm trong sản xuất và đời sống…
Đến nay qua hơn 4 năm triển khai, mô hình “Người Nông dân chuyên nghiệp” đã từng bước thay đổi nhận thức từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, bà con được tham quan, học tập các mô hình hay, cách làm mới, chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Xây dựng được đội ngũ nông dân tiên phong, đi đầu trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững.
|
|
2
|
MC
|
Kính chào quý vị và bà con đến với chương trình tọa đàm của Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Thưa quý vị, mặc dù nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển và nâng dần chất lượng sản phẩm, nhưng vẫn gặp nhiều thách thức về quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có nhiều mô hình liên kết lớn, phương thức sản xuất truyền thống vẫn còn tồn tại…
Do đó để hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tri thức hóa nông dân.
Thông qua việc nâng cao trình độ, nhận thức và bảo đảm quyền làm chủ của nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 thật sự cần thiết.
Để bàn về sự cần thiết của việc tri thức hóa nông dân, xây dựng người nông dân chuyên nghiệp, xin được trân trọng giới thiệu đến quý vị 2 vị khách mời:
1. ÔNG LÝ VĂN GIÀU, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp.
2. TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT)
|
|
3
|
MC
|
Đầu tiên, TS Trần Minh Hải nhìn nhận tri thức hóa nông dân có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp?
|
|
4
|
TS Trần Minh Hải
|
|
|
5
|
MC
|
Ông Lý Văn Giàu có thể chia sẻ hiệu ứng từ mô hình thi đua “Người Nông dân chuyên nghiệp” lan tỏa như thế nào đến các cấp uỷ, chính quyền và bà con nông dân trong tỉnh Đồng Tháp?
|
|
6
|
Ông Lý Văn Giàu
|
|
|
7
|
MC
|
Để xây dựng một đội ngũ nông dân hiện đại, trang bị tri thức đầy đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, thời gian qua các cấp ngành từ trung ương đến địa phương đã đồng loạt triển khai nhiều chương trình như: chuyển đổi số, cơ giới hóa đồng bộ, tủ sách cộng đồng, tủ sách khuyến nông. Lồng ghép trong các chương trình, dự án cũng dành nội dung tập huấn, nâng cao năng lực, chuyển giao khoa học kỹ thuật… cho nông dân.
TS Trần Minh Hải đánh giá vai trò của nông dân trong việc định hình nội dung và hình thức tri thức hóa như thế nào?
|
|
8
|
TS Trần Minh Hải
|
|
|
9
|
MC
|
Thời gian qua, Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp đã có những mô hình thành công nào trong việc tri thức hóa nông dân có thể chia sẻ trong chương trình hôm nay thưa ông Lý Văn Giàu?
|
|
10
|
Ông Lý Văn Giàu
|
|
|
11
|
MC
|
“Làm thế nào để hình thành được đội ngũ nông dân chuyên nghiệp?” để trả lời được câu hỏi này có lẽ cần phải phân tích và chỉ ra rất nhiều vấn đề phải không TS Trần Minh Hải, quan điểm của ông như thế nào?
|
|
12
|
TS Trần Minh Hải
|
|
|
13
|
MC
|
Thưa quý vị, khu vực ĐBSCL tập hợp một đội ngũ nông dân khá lớn, giàu kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tạo ra những sản phẩm vừa cung ứng cho xuất khẩu, vừa cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do đó, các địa phương trong vùng đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình nâng cao tri thức và vai trò của nông dân trong khu vực.
Tiếp theo chương trình mời quý vị cùng lắng nghe một vài chia sẻ của những nông dân tiên phong trong hành trình tri thức hóa này.
|
|
14
|
Clip 2
|
Ông HUỲNH TRUNG THU – Xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang:
Ông NGUYỄN VĂN THÍCH - Phó GĐ HTX Tân Long, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Ông LÊ PHƯỚC TÁNH, Chủ nhiệm Thuận Tân Hội quán, ở ấp Tân Dân, xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Ông NGUYỄN VĂN TRUYỆN, Chủ nhiệm Hội quán Minh Tâm, xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
|
|
15
|
MC
|
Vâng, qua những chia sẻ vừa rồi của bà con có thể thấy rõ, chính bà con cũng đã nhận thấy được vai trò, trách nhiệm chủ thể của mình, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới…
Theo TS Trần Minh Hải, chính sách nào là cần thiết để thúc đẩy tri thức hóa nông dân một cách bền vững?
|
|
16
|
TS Trần Minh Hải
|
|
|
17
|
|
Hội Nông dân được xem là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong quá trình tri thức hóa nông dân như: đào tạo, cung cấp kiến thức; kết nối, hợp tác; hỗ trợ nguồn vốn; tăng cường tính cộng đồng…
Theo ông Lý Văn Giàu, làm thế nào để đảm bảo rằng những kiến thức và thông tin được truyền đạt phù hợp và có thể áp dụng thực tiễn cho bà con.
|
|
18
|
Ông Lý Văn Giàu
|
|
|
19
|
MC
|
Thưa TS Trần Minh Hải, hành trình tiến tới tri thức hóa nông dân đang tồn tại những rào cản gì? Và làm thế nào để vượt qua được những vấn đề đó?
|
|
20
|
TS Trần Minh Hải
|
|
|
21
|
MC
|
Những phương pháp nào hiện đang được Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp áp dụng và chứng minh được hiệu quả trong việc truyền đạt kiến thức cho nông dân ở vùng nông thôn thưa ông Lý Văn Giàu?
|
|
22
|
Ông Lý Văn Giàu
|
|
|
23
|
MC
|
TS Trần Minh Hải đánh giá như thế nào về vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc tri thức hóa nông dân? Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có thể kết nối nông dân với các nguồn lực nghiên cứu và hỗ trợ từ các tổ chức khác ra sao?
|
|
24
|
TS Trần Minh Hải
|
|
|
25
|
MC
|
Vâng thưa quý vị, tri thức hóa nông dân là quá trình quan trọng và cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển nông nghiệp bền vững.
Để đạt được điều này, cần chú trọng công tác đào tạo một cách liên tục cho nông dân, từ kiến thức kỹ thuật cho đến quản lý kinh doanh.
Khuyến khích bà con sử dụng công nghệ thông tin và thực hiện hiệu quả công tác truyền thông để truyền đạt kiến thức, thông tin kịp thời, chuẩn chỉnh nhất đến nông dân.
Bên cạnh đó là tạo ra mạng lưới hỗ trợ đó là các mối liên kết giữa nông dân, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Mặt khác, có chính sách hỗ trợ của nhà nước về vốn, kỹ thuật và thị trường để tạo điều kiện cho bà con dễ dàng tiếp cận tri thức mới.
Khi những yếu tố này được thực hiện đồng bộ, tri thức hóa nông dân sẽ không chỉ nâng cao năng lực sản xuất mà còn góp phần cải thiện đời sống và phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Chương trình tọa đàm của Báo Nông nghiệp Việt Nam đến đây cũng kết thúc, xin cám ơn 2 vị khách mời đã dành thời gian cho chương trình.
Xin cám ơn quý vị và bà con đã quan tâm theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại.
|
|
26
|
HÌNH HIỆU CHƯƠNG TRÌNH
|
|