Các trò chơi dân gian như: đánh tù lu, ném pao, đánh cầu lông gà của đồng bào dân tộc Mông được gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt của bà con vùng cao.
Ném pao từ lâu đã trở thành trò chơi dân gian không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về của thanh, thiếu niên vùng cao. Ném pao không chỉ chơi vui mà còn là dịp để thanh niên nam, nữ tìm hiểu, gửi gắm tình cảm, hỏi thăm những bạn từ xa đến. Ném pao được tổ chức theo hình thức nam, nữ cùng ném một quả hoặc ném cùng một lúc 2 quả hoặc các bạn nữ tự ném cho nhau.
Chị GIÀNG THỊ DUNG
HuyệnSìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Dịch:Tổ chức đón tết xong thì chúng tôi chuẩn bị khâu nhiều quả pao đi vui xuân. Trò chơi này được tổ chức nhằm để gaio lưu gặp gỡ bạn tình nếu không tìm hiểu được ai kết duyên thì cũng là đi ném cho vui để năm mới ai cũng phấn khởi yên tâm lao động sản xuất.
Chị LÝ THỊ NU
Xã Pa Tần, huyệnSìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Dịch: Một năm mới, các chị em luôn chủ động làm quả pao để đi xui xuân, đồng thời cũng tham gia đánh cầu lông gà. Đây là hai trò chơi được tổ chức hàng năm để bước sang một năm mới có thêm động lực lao động sản xuất được nhiều hơn năm cũ.
Nếu như ném pao có sự tham gia của nam thanh, nữ tú thì trò chơi đánh tù lu lại chỉ dành riêng cho phái mạnh. Trò chơi này được tổ chức ở nơi không có đông người, bởi tù lu được làm bằng gỗ cứng trên núi đá, khi dùng sức có thể đứt dây dễ gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Cách tổ chức phụ thuộc vào sự thống nhất như chia đội hoặc đánh tự do. Trước khi đánh mỗi đội cử 2 người và chọn quả tù lu quay tít nhất để thi quay, nếu quả nào quay lâu hơn sẽ được đánh trước. Đánh tù lu không chỉ để vui chơi ngày Tết mà còn để lựa chọn những người chơi hay, đánh chuẩn xác nhất để thành lập đội thi đấu trong các lễ hội như: Lễ hội Gầu Tào, Ngày văn hoá dân tộc Mông hoặc giao lưu với các bản trong xã.
Anh GIÀNG A MA
Bản Pho 2, xã Pa Tần, huyệnSìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Dịch: Đánh tù lu là một trò chơi không thể thiếu trongmỗi dịp tết. Chúng tôi đã chuẩn bị làm tù lu trước tết, tham gia chơi vài hôm còn bắt tay vào công việc lao động sản xuất nên năm nào cũng chơi để giữ gìn bản sắn văn hoá của dân tộc.
Rồng ấp trứng cũng là một trò chơi dân gian của đồng bào Mông và trò này cũng chỉ dành riêng cho nam giới khi có Lễ hội được tổ chức. Trò chơi này có 4 ngươi tham gia, một người ấp 3 quả trứng (thể hiện bằng 3 hòn đá), còn lại sẽ nhặt trứng và chơi có thắng, thua. Khi nào nhặt hết số quả trứng mà không đá chạm được ai thì con rồng ấp trứng sẽ thực hiện việc đảo trứng bằng cách cho lên lưng 2 quả, 1 quả cho lên gáy rồi đứng lên nếu trứng rơi thẳng vào ai thì người đó sẽ thay thế ấp trứng. Hiện, trò chơi này ít thấy và chỉ có khi có Ngày hội thì các bản Mông mới chọn những người biết để tham gia.
Ông GIÀNG A LÙNG
Bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyệnTam Đường, tỉnh Lai Châu
Dịch:Từ lúc nhỏ tôi đã thấy các anh tổ chức trò chơi rồng ấp trứng. Người Mông có rất nhiều trò chơi gian nhưng bây giờ không thấy lớp trẻ tổ chức. Để giữ gìn các rò chơi thì mong muốn những người lớn tuổi dạy cho các em nhỏ)
Ông GIÀNG A SÌNH
Phó Chủ tịch UBND xã Tả Lèng, hyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Để giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc, xã cũng khuyến khích và tổ chức cho bà con Nhân dân với chơi như: đánh tù lu, ném pao…
Kết thúc các trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền cũng là khép lại năm cũ và bước sang một năm mới. Bà con dân tộc Mông từ người già đến trẻ nhỏ, ai cũng vui vẻ, phấn khởi với khí thế mới để cùng nhau bắt tay vào công việc lao động sản xuất, phát triển kinh tế của năm mới. Việc tổ chức các trò chức dân gian không chỉ giữ gìn được bản sắc văn hoá của dân tộc Mông, mà còn góp phần làm phong phú thêm văn hoá các dân tộc tỉnh Lai Châu.