Tại ‘thủ phủ’ hành lá Yên Nội người dân đã chuyển đổi phương thức sản xuất từ phân hóa học sang phân hữu cơ, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong canh tác.
Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân hữu cơ trong canh tác cây hành
Tại ‘thủ phủ’ hành lá Yên Nội người dân đã chuyển đổi phương thức sản xuất từ phân hóa học sang phân hữu cơ, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong canh tác.
Chẳng ai nhớ nghề trồng hành lá ở làng Yên Nội, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm có từ bao giờ, họ chỉ nhớ từ khi còn nhỏ đã gắn bó với cây hành lá.
Để cây hành sinh trưởng và phát triển tốt, theo kinh nghiệm của những người trồng hành tại đây thì khâu làm đất là khâu quan trọng nhất.
Với mỗi một vụ hành mới người dân sẽ đánh phay đất lên, làm thành từng luống cao từ 30-40cm rồi ủ đất trong 1 tuần cùng các loại phân hữu cơ.
Ông HOÀNG VĂN QUYỀN - Làng Yên Nội, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đôi bàn tay thoăn thoắt trên từng luống hành, ông Thường đang tất bật trồng hành cho kịp vụ Tết năm nay. Theo ông, hành là loại cây trồng dễ chăm sóc nhưng đòi hỏi kỹ thuật và phương thức canh tác đúng.
Việc đảm bảo độ ẩm cho cây hành trong khoảng thời gian 2 tuần đầu là rất quan trọng. Để đảm bảo cây hành không bị héo ông Thường đã dẫn nước về từng luống hành.
Cây hành sẽ sinh trưởng và phát triển trong khoảng từ 50 đến 60 ngày sẽ cho thu hoạch, một sào năng suất đạt 250 đến 300 kg, với giá bán bình quân từ 30 đến 40 nghìn đồng/1kg.
Ông NGUYỄN VĂN THƯỜNG - Làng Yên Nội, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Những năm trở lại đây người dân đã chủ động chuyển đổi phương thức sản xuất từ phân hóa học sang phân hữu cơ, và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Qua đó không chỉ giúp cây chống lại sâu bệnh, sinh trưởng tốt mà còn đảm bảo an toàn cho cả sản xuất và người tiêu dùng.
Ông NGUYỄN VĂN THƯỜNG - Làng Yên Nội, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Về làng Yên Nội, ai cũng đều bắt gặp hình ảnh những gia đình tấp nập nhặt hành, bó thành từng bó gọn gàng để giao cho thương lái.
Nhờ việc tuân thủ quy trình sản xuất, cây hành Yên Nội nức tiếng gần xa và trở thành loại cây chủ lực, giúp bà con phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.