Nếp Trứng Khe - Giống lúa kết tụ tinh hoa đất trời và tri thức bản địa, văn hóa Mường đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023. Với sự hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng, nếp Trứng Khe hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển quy mô, nâng cao giá trị và trở thành niềm tự hào của vùng đất này.
Công nhận đặc cách giống nếp Trứng Khe phát triển sản xuất quy mô hàng hóa
Trong văn hóa người Mường, cơm nếp là món ăn không thể thiếu trong lễ dâng cúng tổ tiên, thần thánh, ma quỷ và cả vía người.
Tại xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, gạo nếp Trứng Khe gắn với lịch sử, văn hóa ẩm thực của đồng bào bản địa. Giống lúa nếp cổ, có chất lượng tuyệt hảo được người Mường trân trọng gìn giữ. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng như các dịp lễ, Tết, hoặc có khách quý đến nhà, người Mường luôn có món ăn đặc biệt, được ví như hạt ngọc do ông Trời ban tặng.
Từ những hạt gạo dẻo thơm của bà con dân tộc Mường, năm 2023, huyện Lạc Sơn đã xây dựng 6 sản phẩm OCOP, trong đó có gạo nếp Trứng Khe của Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Miền Đồi. Hiện sản phẩm được bán rộng rãi tại một số cơ sở trưng bày sản phẩm OCOP của huyện, thu hút sự quan tâm của nhiều người dân trên địa bàn cũng như du khách thập phương.
PV Bà VŨ THỊ NỀN – Khách hàng
“Đây là gạo đặc sản của Miền Đồi, nổi tiếng ở Lạc Sơn Hòa Bình. Tuy nhiên thì mua ở ngoài không yên tâm thấy đây là sản phẩm OCOPcủa huyện, bày bán ở đây tôi đã mua thử ăn vài lần thấy rất ngon nên gia đình có công việc hay giỗ chạp đều mua sử dụng, chất lượng tốt nên tôi cũng giới thiệu cho bà con cùng mua ở đây”
PV Chị BÙI THỊ MƠ - Chủ cơ sở kinh doanh nông sản Mơ Đức
‘Gạo nếp trứng khe là 1 loại gạo ngon có từ xa xưa của người dân tộc Mường ở Lạc Sơn, đây là 1 sản phẩm bán rất chạy trong hệ thống cửa hàng của chúng tôi. Khách hàng thường tới mua sản phẩm để làm quà tặng cho bạn bè đối tác, gia đình và những người thân của họ”
Tận mắt chứng kiến quy trình canh tác của người dân tộc Mường mới thấy, để có một nắm xôi dẻo, thơm, đúng vị không hề đơn giản. Lúa nếp Trứng Khe chỉ trồng được 1 vụ trong năm, với năng suất khoảng 42-45 tạ/ha.
Một đôi lần, người Mường đã thử đưa giống lúa quý hạ sơn, đến những vùng thấp hơn thuộc xã Tân Lập, Nhân Nghĩa, Văn Nghĩa, nhưng cây lúa sinh trưởng kém, mùi vị cơm nếp không được thơm ngon như trồng ở Miền Đồi.
PV Chị BÙI THỊ LƯ – Người dân xóm Dóm Bái, xã Miền Đồi
“Giống lúa này tôi lớn lên thì ông bà đã có rồi, 1 năm chỉ cấy được 1 vụ thôi vì nó phù hợp với khí hậu thời tiết trên này, vụ kia cũng lên cây nhưng nó không trổ được bông”
Từ năm 2023, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hòa Bình bắt đầu chương trình phục tráng giống lúa nếp Trứng Khe và giao
Trung tâm giống cây trồng vật nuôi và thuỷ sản Hoà Bình phối hợp Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lạc Sơn để điều tra, khảo sát tại xã Miền Đồi.
Bước đầu, Trung tâm xác định đây là giống cảm quang, chỉ trồng được 1 vụ trong năm. Hiện Trung tâm đã đưa giống lúa nếp về Trại sản xuất Lạc Sơn để tiếp tục khảo nghiệm, phục tráng giống gốc ban đầu, đồng thời kiến nghị Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận đặc cách cho giống lúa nếp Trứng Khe.
PV Ông ĐINH ĐẠI QUANG, PGĐ Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản Hoà Bình
“Hiện nay chúng tôi đang cấy khảo nghiệm và phục tráng giống tại trại giống Lạc Sơn, qua đánh giá chúng tôi muốn xác định tính thích ứng của giống xem ngoài xã Miền Đồi có trồng tại các vùng khác của huyện hay không để có những điều tra khuyến nghị cho bà con, và căn cứ vào đó để mở rộng vùng sản xuất”.
Pv ông NGUYỄN HỒNG YẾN, Chi cục trưởng Chi cục TT-BVTV tỉnh Hòa Bình
Chúng tôi sẽ cùng địa phương rà soát và cấp mã số vùng trồng, mục tiêu lớn hơn chúng tôi đặt mục tiêu 3 năm nữa nguồn giống phục tráng ổn định, diện tích cấy đạt quy mô hơn 100ha, sp được thị trường biết đến nhiều hơn, chúng tôi sẽ hoàn thiện thủ tục đề nghị Bộ NNPTNT công nhận giống đặc cách để chính thức cho sản xuất và thương mại cho bà con có nhu cầu”
Bên cạnh việc ổn định an ninh lương thực, huyện Lạc Sơn xác định phát triển hơn nữa giá trị của lúa nếp Trứng Khe, từ đẩy mạnh các sản phẩm chế biến như xôi, cơm lam, đến tổ chức các tour, tuyến du lịch đến xã Miền Đồi.
Bằng cách sử dụng linh hoạt nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, cũng như sự góp sức của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, huyện Lạc Sơn hy vọng có thể đưa giống lúa quý sản xuất thành quy mô hàng hóa.