Tôm nuôi đang phải đối diện với dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước và ngành thú y đưa ra nhiều giải pháp để tránh thiệt hại.
Giải pháp nào phòng ngừa dịch bệnh tôm nuôi?
Tôm nuôi đang phải đối diện với dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước và ngành thú y đưa ra nhiều giải pháp để tránh thiệt hại.
Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), năm 2022, tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại là trên 23,4 nghìn ha. Trong đó khoảng 7,1 nghìn ha được xác định tôm thiệt hại do dịch bệnh. Tôm bị chết do các bệnh chủ yếu như hoại tử gan tuỵ cấp tính, bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, bệnh do vi bào tử trùng và hội chứng phân trắng. Theo Cục Thú y, diện tích tôm bị thiệt hại này phân bổ chủ yếu tại 21 tỉnh và thành phố và con số này tăng 15,5% so với năm 2021.
Ông NGUYỄN VĂN LONG, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT
Trong số các dịch bệnh thì có các dịch bệnh rất quan trọng đã và đang xảy ra, thứ nhất là bệnh hoại tử gan tuỵ cấp đã xảy ra khoảng 2 nghìn ha tại 18 tỉnh, thành phố; bệnh thứ 2 là bệnh đốm trắng cũng tương tự như vậy. Thời gian gần đây nổi lên bệnh vi bào tử trùng. Sự hiện diện của mầm bệnh mới này rất là rộng trên phạm vi cả nước.
Ngành thú y cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại bởi nhiều yếu tố. Trong đó có 688 ha tôm thiệt hại do các loại dịch bệnh gây nên. Ngành thú y cũng chỉ ra tôm nuôi đang phải đối diện với vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước và các mô hình nuôi không kiểm soát.
ÔngNGUYỄN VĂN LONG, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT
Thời gian vừa qua, Cục thú y và các chuyên ngành thú y địa phương đã giám sát, chứng minh thấy 3 mầm bệnh virus IHHRV và mầm bệnh lưu hành nhiều nhất ở môi trường ao nuôi, đặc biệt là các mẫu giáp xác tự nhiên. Thứ 2 là do thức ăn tươi sống, thứ 3 là do nguồn tôm giống. Chính vì vậy, trong thời gian tới, biện pháp số 1 vẫn là nâng cao năng lực gíam sát, chủ động phát hiện để cảnh báo. Thứ 2 là kết quả mầm bệnh từ môi trường, giáp xác tự nhiên, thức ăn tươi sống cũng như giống thì quan trọng nhất là cải tạo xử lý môi trường ao nuôi thật tốt. Đặc biệt là có giải pháp xử lý các loài giáp xác tự nhiên vì đây là các loại mang mần bệnh rất nhiều. Bên cạnh đó, để xử lý giống nuôi an toàn dịch bệnh thì cần đẩy mạnh các cơ sở an toàn dịch bệnh. Đặc biệt là rà soát cơ sở hạ tầng nuôi đảm bảo an toàn sinh học… Để làm được việc đó thì phải tăng cường kiểm dịch. Đặc biệt là kiểm dịch nội vùng, cơ quan thú y không có nên phải đảm bảo tôm giống vận chuyển nội tỉnh phải đảm bảo yếu tố an toàn dịch bệnh.
Trong bối cảnh tôm nuôi đối diện dịch bệnh và chưa có vacxin phòng ngừa, mới đây, tại Hội nghị Phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ năm 2023 được tổ chức tại tỉnh Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã yêu cầu ngành thú y, thuỷ sản cần nắm bắt về đặc điểm dịch tễ, đường di truyền dịch bệnh trên tôm. Đặc biệt cần tìm giải pháp, phòng ngừa bằng sinh học. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng yêu cầu ngành thú y phải đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải pháp gắn với thực tế về môi trường. Tập trung phòng ngừa dịch bệnh bằng biện pháp sinh học.