Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) và các nhà hảo tâm đã hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để xây mới cho nhiều gia đình những ngôi nhà bị sạt lở do cơn bão số 3 gây ra, để những gia đình này có thể trở lại sống ở mái ấm thân quen và thoát khỏi nỗi lo sạt lở.
Hỗ trợ người dân xây dựng nhà kiên cố, thoát nỗi lo sạt lở
Sạt lở đất do cơn bão số 3 gây ra đã khiến 2 ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Đông và gia đình con trai tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên bị đổ sập, thiệt hại trên 70%. Ngay sau khi lũ rút, gia đình bà Đông và con trai đã được chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm hỗ trợ cả trăm triệu đồng để xây dựng nhà kiên cố và nhu yếu phẩm ổn định cuộc sống. Vượt qua nhiều khó khăn, đến nay, bà Đông đã có thể trở lại sống ở mái ấm thân quen và không còn lo lắng tới nguy cơ sạt lở đất.
Bà NGUYỄN THỊ ĐÔNG - Xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Cùng chồng sinh sống nhiều năm nay cạnh quốc lộ 3, dưới chân núi cao, chị Lý Thị Hồng Chiêm hy vọng ngôi nhà mới khi hoàn thành sẽ giúp gia đình thoát khỏi nỗi lo về sạt lở đất, vốn đã gây nhiều ám ảnh cho những đứa con của chị Chiêm.
Chị LÝ THỊ HỒNG CHIÊM - Xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Yên Đổ là một trong những xã bị mưa lũ, sạt lở gây thiệt hại lớn nhất ở huyện Phú Lương do cơn bão số 3 gây ra. Trong 236 nhà dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất, có 10 nhà dân bị sập đổ phải xây mới và 26 ngôi nhà khác bị thiệt hại dưới 70% cần sửa chữa lại.
Trước tình hình trên, huyện Phú Lương đã khẩn trương thực hiện chính sách hỗ trợ 50 triệu đồng đối với nhà bị sập đổ, 25 triệu đồng đối với nhà sửa chữa. Địa phương cũng kết nối, vận động các nguồn lực xã hội hóa, huy động lực lượng bộ đội, nhân lực địa phương cùng chung tay hỗ trợ các gia đình dựng lại nhà mới, sửa chữa nhà hư hỏng để sớm ổn định cuộc sống.
Ông TRẦN VĂN THÔNG
Chủ tịch UBND xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Thời gian tới, huyện ủy - ủy ban nhân dân huyện Phú Lương đề nghị các xã, thị trấn cần tăng cường công tác thông tin, tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân bị thiệt hại, khôi phục sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, tiếp tục công tác xây dựng, sửa chữa xong toàn bộ nhà bị thiệt hại trước ngày 31/12.
Rà soát các điểm có nguy cơ cao sạt lở sau mưa bão ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân, đánh giá nguy cơ, nguyện vọng của hộ dân trong việc bố trí, sắp xếp nơi ở mới; tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống thiên tai. Qua đó, tạo điều kiện để hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới năm 2024.