Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.
Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ
Từ đầu năm 2016, tỉnh Kiên Giang đã quyết định thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ với tổng diện tích khoảng 2.700 ha; trong đó, diện tích vùng lõi khoảng 1.070 ha, vùng đệm khoảng 1.630 ha, nhằm ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn sót lại ở ĐBSCL quản lý việc khai thác hợp lý, không làm kiệt quệ hệ sinh thái đồng cỏ, từ đó đảm bảo phát triển được làng nghề truyền thống bền vững và sinh kế ổn định cho người dân. Khu bảo tồn đang tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương, trong đó có 90% là bà con người dân tộc thiểu số. Đồng thời, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái kết hợp tham quan làng nghề thủ công.
Phát biểu Ông LÂM HOÀNG TUẤN - Phó Giám đốc Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang: (Tay nghề của dân sau khi chúng ta chuyễn giao thì tay nghề của họ được nâng lên, quan trọng nhất là giá của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì ngày càng được giá thì dân làm mức thu nhập ngày một nâng lên theo chúng tôi quan sát thì những người làm nghề này có mức thu nhập khoản 3 triệu đồng từ nghề đan cỏ bàng)
Việc khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương tại xã Phú Mỹ đến nay đã có khoảng 500 hộ dân tham gia, với diện tích dự án là 342 ha.
Nghề đan cỏ bàng hiện còn nhiều tiềm năng vì đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, rất được thị trường ưa chuộng, nhất là ở các nước phát triển, đồng thời sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP.
Bà NGUYỄN THỊ LỆ - Xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang: (Từ xưa tới giờ làm đệm thì không phát triển, bây giờ có cái nghề này thì mình làm nó phát triển hơn, hình quân mỗi ngày làm khoản 3 cái, một cái 37 ngàn,tính tháng thì khoản 2 triệu bẩy tám thì mình có ngày nghỉ)
Phát biểu Ông NGUYỄN VĂN TOÀN - Chủ cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ Toàn Phát, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang: (Mặt hàng rất nhiều mẫu nên nhiều công ty lấy làm mẫu đem trưng bày hội chợ quốc tế, khi họ thấy đẹp thì học đặt rồi năm sau đặt đơn hàng khác tùm lum mẫu hết… )
Ðể từng bước giúp người dân ổn định thu nhập, nâng cao đời sống, thời gian qua địa phương đã nghiên cứu đầu tư nhiều mô hình trong đó có nghề đan cỏ bàng đang tạo nên sức sống mới ở vùng biên.
Đến nay có 15 sản phẩm cỏ bàng của 03 chủ thể là Hợp tác xã Phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ - xã Phú Mỹ với 03 sản phẩm; Cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ Toàn Phát - xã Phú Lợi với 02 sản phẩm và Công ty TNHH Thảo Điền Phú Mỹ - xã Phú Mỹ với 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu đến liên hệ, liên kết tiêu thụ sản phẩm cỏ bàng tại địa phương.
Phát biểuÔng TẠ VĂN DŨNG - Chủ tịch UBND huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang: (Thời gian qua huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và các xã có đồng cỏ bàng này phối hợp các ngành của tỉnh tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, ccác cơ sở sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác đan đệm bàn, tiếp cận các chính sách về hỗ trợ các thiết bị để phục vụ các ngành nghề phát triển thêm, tham gia hội trợ, các hoạt động xuất tiến thương mại, nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu tập thể cỏ bàng Phú Mỹ)
Thời gian qua, khu bảo tồn đã phối hợp với Hội Sếu quốc tế thực hiện chương trình “Xây dựng mô hình trồng cỏ bàng trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ”; tổ chức đoàn công tác tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý, vận hành, phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao trình độ năng lực cho công nhân viên trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển làng nghề.