Chảy gôm là bệnh nguy hiểm và phổ biến trên cây bưởi. Video này Tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ Thực vật sẽ hướng dẫn cách nhận biết và phòng trị bệnh chảy gôm trên cây bưởi.
KỸ THUẬT PHÒNG TRỊ BỆNH CHẢY GÔM TRÊN CÂY BƯỞI
Bệnh xì gôm, chảy nhựa mủ trên bưởi do các loài nấm Phytophthora spp. gây ra, đây là loại bệnh nguy hiểm và khó phòng trị. Bệnh phát triển nhanh vào mùa mưa và nghiêm trọng nhất là vào tháng 7 và tháng 8, lây lan nhanh ở những vườn trồng qua nguồn nước. Nhiệt độ cao kết hợp với điều kiện ẩm độ đất và không khí cao là điều kiện thích hợp cho nấm Phytophthora spp trên cây có múi xâm nhiễm và gây bệnh.
Sự lan truyền của nấm bệnh
- Bệnh chảy gôm lây lan bằng bảo tử nhờ gió mưa, côn trùng và cả dụng cụ sản suất của người làm vườn. Loài nấm này có nguồn gốc thủy sinh cho nên để bảo tử có thể nảy mầm xâm nhiễm và sau đó nấm sinh trưởng phát triển, rất cần độ ẩm cao, độ ẩm ướt trong vườn cây.
- Thường bệnh phát sinh từ mùa hè và phát triển kéo dài tới cuối năm; trong vụ đông xuân do khô lạnh nên bệnh ngừng lại, tuy nhiên nấm vẫn tồn lưu trong vết bệnh trên cây và chính đó là nguồn bệnh để từ đó khi có điều kiện thuận lợi về ôn ẩm thì nấm phát tán lây lan.
Sau đây, chuyên gia… sẽ hướng dẫn bà con Kỹ thuật phòng trị bệnh chảy gôm trên cây bưởi.
Triệu chứng
Nếu nấm Phytophthora sp. gây hại xuống cả bộ rễ thì biểu hiện rất rõ ràng ở lá: lá vàng nhỏ không đều, mất màu xanh của diệp lục, gân lá cũng không còn màu xanh, cây còi cọc chậm phát triển, các chồi non thường nhỏ, đôi khi xoăn và chết lụi dần.
Phân biệt với các bệnh khác có cùng triệu chứng
Trên thân: Khi mới phát sinh vết bệnh thường bị sũng nước (phần sát gốc), sau đó thối nâu có thể ăn sâu cả vào gỗ và có mùi hôi. Khi bệnh nặng vết bệnh phát triển xung quanh phần gốc và có thể lan lên cành cấp 1. Tại các vết bệnh xuất hiện các dịch nhựa màu vàng. Sau một thời gian dịch vàng này mất nước (bị khô một phần) tạo ra một loại dịch dạng gel có màu vàng sẫm dẻo trông giống như gôm vì thế một số nơi còn gọi là bệnh xì gôm, chảy mủ.
+ Sử dụng cây chấp, chanh Volkameriana, cam đắng, cam 3 lá có khả năng chống bệnh làm gốc ghép; kinh nghiệm người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long sử dụng giống bưởi Long làm gốc ghép chống bệnh rất tốt.
+ Bố trí mật độ cây phù hợp với từng dòng, giống cây trồng sao cho phù hợp. Không trồng với mật độ quá dày, cây sẽ đan tán nhau, phần phía dưới gốc thường xuyên thiếu ánh sáng là điều kiện bệnh phát sinh, phát triển mạnh.
+ Thường xuyên cắt tỉa tán thông thoáng, định hình kiểu tán mở cho cây. Phần phía dưới tán nên định kỳ dọn và thu gom cỏ dại, không để cỏ dại phát triển mạnh.
+ Bón phân cân đối và đầy đủ, không thừa đạm, bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây. Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ sinh học (qua lá và gốc). Luôn duy trì ổn định hàm lượng hữu cơ trong đất, đất thiếu hữu cơ sẽ là tiền đề cho bệnh lây lan và phát triển mạnh, bộ rễ kém phát triển.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa cho vườn, tăng cường bón phân hữu cơ để làm giàu vi sinh vật đối kháng trong đất.
Ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Thừa thiên Huế và một số nơi có thói quen trồng cây bưởi sâu, chôn cổ rễ là một sai lầm kỹ thuật lớn, đưa đến bệnh này về sau. Cần phòng bệnh bằng trồng cạn, sao cho cổ rễ bằng với mặt mô.
Bệnh xì mủ thân xuất hiện trên nhiều cây: Cam, quýt, bưởi, hồ tiêu, ca cao, sầu riêng, bơ... Phòng bệnh phải tổng hợp nhiều biện pháp một lúc, theo thứ tự là: Đất phải thoát thủy tốt, chọn gốc ghép chống chịu bệnh, trồng cao, phòng bệnh đầu mùa mưa và trong suốt mùa mưa. Nếu đã thấy chảy gôm thì cạo sạch, bôi thoa thuốc ridomil, aliete, metalaxyl lên chỗ vừa cạo xong.
Lưu ý không để nước ngập do mưa ở gốc, nên chú ý nâng độ pH đất lên tầm 6-6,5 thì bệnh ít xuất hiện hơn là pH thấp.
Kỹ thuật trị bệnh
Khi thấy triệu chứng bệnh ở gốc (xì gôm, chảy nhựa mủ) tức là bệnh đã phát triển tương đối mạnh, lúc này phần vỏ cây và gỗ phía trong đã bị gây hại. Do đó cần tiến hành triển khai đồng bộ các biện pháp chăm sóc riêng cho những cây bị bệnh:
- Dừng các việc bón phân nuôi cây và nuôi quả. Nếu cây bị nhẹ có thể sử dụng các phân bón hữu cơ để bón. Thực hiện xử lý bằng thuốc hóa học (Agrifos 400, Ridomil gold 68 WG, Alliet… theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Dùng dụng cụ chuyên dụng chà xát, cạo sạch lớp vỏ đã bị bệnh (làm sạch bề mặt vỏ cây), xử lý cho khô vết đã cạo. Dùng các thuốc hóa học quét lên phần đã cạo, một ngày 2 lần vào sáng/chiều, kết hợp phun dung dịch thuôc trên pha theo khuyến cáo lên tán lá cây.
Cách 2: Bới thoáng vùng gốc cho đến khi thấy rễ tơ, sử dụng thuốc hóa học Agrifos 400, Ridomil gold 68 WG, Alliet… pha nồng độ 1% tưới quanh gốc vùng rễ bị tấn công để trừ nấm, kết hợp phun dung dịch thuôc trên pha theo khuyến cáo lên tán lá cây.
Phát hiện sớm bệnh nứt thân xì gôm chảy mủ trên cây bưởi là rất quan trọng, nhưng các dấu hiệu ban đầu có thể khó phát hiện. Do đó việc áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu thiệt hại do bệnh này gây ra.