PGS.TS Nguyễn Văn Giáp, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng ông Lê Hải Đồng, Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thú y Amavet chia sẻ những giải pháp phòng, chống hiệu quả các biến chủng virus cúm gia cầm tại Việt Nam.
NHẬN DIỆN CÁC BIẾN CHỦNG VIRUS CÚM GIA CẦM TẠI VIỆT NAM VÀ QUY TRÌNH PHÓNG CHỐNG HIỆU QUẢ
Cúm gia cầm là bệnh phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Cúm gia cầm đã và đang gây thiệt hại lớn tới ngành chăn nuôi của nước ta kể từ khi bùng phát lần đầu tiên năm 2003 và lây lan mạnh năm 2005 sau đó.
Công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn hơn khi dịch bệnh nguy hiểm này liên tục xuất hiện những biến chủng mới khiến hiệu lực bảo hộ của vacxin suy yếu theo thời gian và không hiệu quả như mong muốn.
Vậy, bệnh cúm gia cầm tại đang diễn biến như thế nào, phương pháp phòng, chống phổ biến hiện nay ra sao, loại vắc xin mới nhất được Cục Thú y cấp phép lưu hành bảo hộ được những chủng virus nào?
Để giúp người chăn nuôi hiểu rõ hơn về loại bệnh cúm gia cầm cũng như đưa ra một số giải pháp phòng, chống tiên tiến nhất, hôm nay chúng tôi mời đến trường quay hai vị khách mời:
Trân trọng giới thiệu
TS Nguyễn Văn Giáp, Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ông Lê Hải Đồng - Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thú y Amavet
Cảm ơn hai khách mời đã dành thời gian tham dự chương trình của chúng tôi ngày hôm nay.
Trước khi bước vào phần thảo luận về chủ đề này, kính mời quý vị cùng theo dõi phóng sự do Báo Nông nghiệp Việt Nam vừa ghi nhận.
Qua chia sẻ của hai vị khách mời, bà con chăn nuôi đã phần nào hiểu được việc các chủng virus cúm gia cầm biến chủng theo thời gian là quy luật tiến họa tự nhiên hết sức bình thường theo quy luật cân bằng sinh học.
Do đó, để chăn nuôi hiệu quả và bền vững, bà con chăn nuôi trước tiên vẫn cần phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Trong đó, việc lựa chọn đúng vắcxin cúm gia cầm bảo hộ được đúng chủng virus đang lưu hành tại địa phương đóng vai trò quyết định tới việc giữ được đầu đàn và tối ưu hóa hiệu quả chăn nuôi.
Một lần nữa cảm ơn hai vị khách mời đã nhận lời tham gia chương trình và xin kính chào tạm biệt!