Sau hơn 20 năm mở cửa biển đưa nước mặn vào đồng ruộng để phát triển mô hình nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ lúa (mô hình tôm – lúa), đã khẳng định đây là giải pháp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa 1, 2 vụ/năm.
Phát triển Hệ thống canh tác tôm - lúa bền vững tại Kiên Giang
Sau hơn 20 năm mở cửa biển đưa nước mặn vào vào đồng ruộng để phát triển mô hình nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ lúa (mô hình tôm – lúa), đã khẳng định đây là giải pháp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa 1, 2 vụ/năm canh tác tôm - lúa
Kiên Giang là tỉnh ven biển nằm trong Vịnh Thái Lan của biển Tây, có nhiều lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm nước lợ và nuôi cá lồng bè trên biển. Là tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn, hiện đứng thứ 2 trên toàn quốc. Năm 2023, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh ước đạt trên 136.000 ha, chủ yếu là canh tác tôm - lúa với diện tích thả nuôi hơn 106.000 ha, nuôi quảng canh cải tiến 25.600 ha và nuôi thâm canh công nghiệp, bán công nghiệp 4.340 ha, sản lượng thu hoạch cả năm ước khoảng 121.000 tấn tôm nguyên liệu, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu.
Sau hơn 20 mở cửa biển, đưa nước mặn vào đồng ruộng để phát triển mô hình nuôi luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa (hay còn gọi là mô hình tôm – lúa), đã khẳng định đây là giải pháp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa 1, 2 vụ/năm. Để thảo luận sâu hơn về mô hình sản xuất tôm – lúa, nâng cao giá trị cả con tôm và cây lúa, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Phát triển Hệ sinh thái tôm - lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Kiên Giang”