Nằm bên dòng Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng, cách thành phố Huế 40km là làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), một trong những ngôi làng cổ hiếm hoi còn lại ở cố đô lưu giữ được nhiều giá trị về văn hóa - lịch sử truyền thống.
Sắc xuân ở làng cổ Phước Tích
Nằm bên dòng Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng, cách thành phố Huế 40km là làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, huyệ Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), một trong những ngôi làng cổ hiếm hoi còn lại ở vùng quê cố đô lưu giữ được nhiều giá trị về văn hóa - lịch sử truyền thống.
Đến với Phước Tích, có lẽ cảm nhận đầu tiên của du khách là giữa những bộn bề, ồn ả không thể cưỡng lại của đời sống hiện đại, không gian ngôi làng quê đậm chất Bắc Trung bộ này vẫn còn được lưu giữ nhiều giá trị truyền thống tiêu biểu đang dần mai một theo thời gian.
Hiện làng cổ Phước Tích vẫn còn lưu giữ 38 ngôi nhà rường cổ có tuổi đời trên 100 năm, trong đó có 12 ngôi nhà có giá trị đặc biệt về kiến trúc, nghệ thuật. Tất cả những ngôi nhà rường này đều được chạm khắc những họa tiết, hoa văn cực kỳ tinh xảo. Nhà nào cũng có vườn rộng nối liền nhau bởi những hàng rào bằng cây chè tàu bao quanh.
Ngoài ra, nơi đây còn có hệ thống các di tích tín ngưỡng, tôn giáo như đình, chùa, miếu; các di tích của nền văn hóa Chăm Pa; những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, những bến nước, sân đình... Tất cả như tạo nên cảnh quan đặc trưng của một làng quê Việt cổ kính.
PV: Ông NGUYỄN NGỌC NAM, Phó Giám đốc BQL di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích
Sau làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), làng cổ Phước Tích là ngôi làng cổ thứ 2 được Nhà nước công nhận và cấp bằng Di tích quốc gia. Thời gian gần đây, làng cổ Phước Tích đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Để phục vụ nhu cầu tham qua của du khách, hiện BQL di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích đã triển khai được 9 loại dịch vụ gồm: Tham quan nhà vườn, homestay, trải nghiệm làm bánh, làm gốm, đạp xe, đi thuyền trên sông Ô Lâu, thả đèn hoa đăng và tham quan du lịch. Bên cạnh đó, làng cổ Phước Tích hiện có 11 nhà vườn tham gia dịch vụ nhà vườn cổ, trong đó có 4 nhà tham gia dịch vụ homestay.
Nói đến Phước Tích là nhắc đến nghề làm gốm nức tiếng một thời. Với 12 cửa lò, 12 bến nước là chứng tích còn lại của một thời huy hoàng của nghề gốm. Gốm Phước Tích xưa kia đã vượt qua nhiều sản phẩm gốm nổi tiếng khắp các vùng trong nước để trở thành lựa chọn duy nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn.
Theo nhiều lão nghệ nhân, sở dĩ gốm Phước Tích được lựa chọn bởi không chỉ gần kinh thành Huế mà gốm của làng được nung rất kỹ, lò đắp kiên cố nhiệt cao, lửa lúc nào cũng đượm hồng, nhờ thế mà sản phẩm không nứt, không giòn, giữ nhiệt, giữ hương vị. Hoa văn trên những sản phẩm của Phước Tích được trạm chổ tinh tế và rất đặc trưng không lẫn với bất kỳ sản phẩm nào.
Sản phẩm của Phước Tích mang đậm dấu ấn riêng của miền quê kế cận Kinh thành Huế. Xưa kia, không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong vùng, gốm Phước Tích vươn xa vào xứ Quảng hay ngược ra các tỉnh thuộc xứ Thanh, Nghệ... Đến nay, đân gian vẫn truyền tụng câu ca rằng: “Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế / Sen Hà Trì quý thế Phú Xuân” để nhắc nhớ về một thời vàng son của nghề gốm Phước Tích.
PV: ANH LÊ BẢO VIỆT du khách
PV: ÔNG LƯƠNG THANH HIỀN, Nghệ nhân làng cổ Phước Tích
Trong nỗ lực góp phần hồi sinh nghề gốm Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua chủ trương bảo tồn, phát huy giá trị di sản làng cổ Phước Tích gắn với phát triển du lịch bền vững và tạo sự kết nối, phát triển không gian kinh tế - văn hóa và xã hội. Đây cũng là tiền đề để quảng bá, nâng tầm giá trị cho làng cổ Phước Tích để thu hút du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời, góp nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư tại điểm du lịch.
PV: ÔNG HOÀNG VĂN THÁI, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền
Một mùa xuân nữa lại về ở ngôi làng cổ Phước Tích. Hi vọng, cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương, cùng những tích cực trong việc gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của người dân, làng cổ Phước Tích là một trong những gam màu đặc sắc, điểm tô cho bức tranh văn hóa xứ Huế.