| Hotline: 0983.970.780

Làng cổ Phước Tích lặng lẽ bên dòng sông Ô Lâu

Chủ Nhật 02/07/2023 , 11:14 (GMT+7)

Làng cổ Phước Tích ở huyện Phong Điền với nhiều dấu tích văn hóa, góp phần không nhỏ khẳng định giá trị di sản của vùng đất cố đô Huế trầm mặc và quyến rũ.

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu.

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu.

Làng cổ Phước Tích nằm lặng lẽ bên dòng sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Làng cổ Phước Tích là ngôi làng thứ hai ở Việt Nam (sau làng cổ Đường Lâm) được công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia từ năm 2009.

Ngôi làng thứ hai của Việt Nam được công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia.

Ngôi làng thứ hai của Việt Nam được công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia.

Dù hiện tại chưa nhộn nhịp du khách như làng cổ Đường Lâm, nhưng làng cổ Phước Tích cũng xứng đáng được ghi chú vào lịch trình khám phá văn hóa Việt.

Miếu Cây Thị với cây thị cổ có tuổi hơn 600 năm được công nhận là cây di sản, giống như 'trấn sơn chi bảo' của làng cổ Phước Tích.

Miếu Cây Thị với cây thị cổ có tuổi hơn 600 năm được công nhận là cây di sản, giống như "trấn sơn chi bảo" của làng cổ Phước Tích.

Theo các sử liệu, làng cổ Phước Tích từng nức tiếng với nghề gốm. Người dân làng cổ Phước Tích tự hào với 12 cửa lò và 12 bến nước là chứng tích còn lại của một thời huy hoàng của nghề gốm nơi đây.

Vẻ đẹp thanh bình của làng cổ Phước Tích.

Vẻ đẹp thanh bình của làng cổ Phước Tích.

Trong câu chuyện cởi mở và thân tình của người dân làng cổ Phước Tích, gốm Phước Tích mang nhiều yếu tố vượt trội để được lựa chọn làm các vật dung ở hoàng cung triều Nguyễn, với hai câu văn vần lưu truyền lừng lẫy “Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế/ Sen Hà Trì quý thế Phú Xuân”.

Nhà bảo tàng gốm cổ Phước Tích.

Nhà bảo tàng gốm cổ Phước Tích.

Vài nghệ nhân còn lại của làng cổ Phước Tích khẳng định, gốm Phước Tích được nung rất kỹ, lò đắp kiên cố nhiệt cao, lửa lúc nào cũng đượm hồng, nhờ thế mà sản phẩm không nứt, không giòn, giữ nhiệt, giữ hương vị. Hoa văn trên những sản phẩm gốm Phước Tích được trạm chổ tinh tế và rất đặc trưng, không lẫn với bất kỳ sản phẩm nào.

Một không gian tươi xanh và quyến rũ.

Một không gian tươi xanh và quyến rũ.

Làng cổ Phước Tích bao gồm một quần thể nhà rường cổ, hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ, di tích văn hoá Chăm Pa... Được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích không khác gì một không gian cổ tích, mà bước chân vào thì ai cũng được thả hồn theo những hồi ức miên man.

Hương xưa làng cổ.

Hương xưa làng cổ.

Làng cổ Phước Tích chủ yếu là những người cao niên, còn trai trẻ hầu hết đều đi làm ăn nơi xa. Tuy nhiên, bây giờ làng cổ Phước Tích vẫn có 11 nhà vườn tham gia dịch vụ nhà vườn cổ, trong đó có 4 nhà tham gia dịch vụ homestay.

Hoa văn lưu dấu quá khứ vàng son.

Hoa văn lưu dấu quá khứ vàng son.

Đến làng cổ Phước Tích, du khách không chỉ tham quan mà còn được trải nghiệm trải nghiệm làm bánh, làm gốm hoặc đi thuyền trên sông Ô Lâu, thả đèn hoa đăng.

Nắng trưa trên đường làng.

Nắng trưa trên đường làng.

Người dân làng cổ Phước Tích rất hiếu khách và rất trân trọng di sản cha ông để lại. Bà Hồ Thị Kiều có một cây vải hơn 100 năm. Có người đến mua gốc vải giá 2 tỷ đồng để chơi cây kiểng, nhưng bà Hồ Thị Kiều cương quyết không bán. Lý do bà Hồ Thị Kiều đưa ra, rất đơn giản: “Cây vải này do ông cố của tôi trồng, ông nội tôi và cha tôi bỏ công chăm bón thì tôi không thể phụ bạc tiền nhân. Dù số tiền ấy có thể giúp tôi có điều kiện để mưa cầu cuộc sống nhiều tiện ích hơn”.

Bà Hồ Thị Kiều bên gốc vải trăm năm.

Bà Hồ Thị Kiều bên gốc vải trăm năm.

Theo đồ án quy hoạch Thừa Thiên - Huế đến năm 2025 trở thành đô thị trực thuộc trung ương, thì huyện Phong Điền cũng được nâng cấp lên thị xã Phong Điền. Do đó, chắc chắn làng cổ Phước Tích cũng là điểm nhấn để phát triển bền vững cho thị xã Phong Điền.

Ngôi nhà rường của ông Lê Trọng Phú.

Ngôi nhà rường của ông Lê Trọng Phú.

Làng cổ Phước Tích sở hữu 26 ngôi nhà rường cổ có tuổi đời trên 100 năm, trong đó có 12 ngôi nhà rường có giá trị đặc biệt về kiến trúc, nghệ thuật. Nhiều ngôi nhà rường cổ khiến du khách mê mẩn như ngôi nhà rường của ông Lê Trọng Phú được xây dựng từ thế kỷ 19.

Sống trong bóng mát của người xưa.

Sống trong bóng mát của người xưa.

Làng cổ Phước Tích nằm cách trung tâm Huế khoảng 40 km về hướng Bắc. Làng cổ Phước Tích được thành lập từ năm 1479 dưới thời vua Lê Thánh Tông và có diện tích đến khoảng 49 ha.

Phế tích một thời vẫn được trân trọng lưu giữ.

Phế tích một thời vẫn được trân trọng lưu giữ.

Ban đầu, ngôi làng có tên là Phúc Giang, mãi đến thời vua Gia Long, ngôi làng mới được đổi tên thành Phước Tích với mong muốn tích được nhiều phúc đức để lại cho con cháu đời sau.

Xem thêm
Thông tin mới chuyên án tiếp viên hàng không xách ma túy từ Pháp về

Công an TPHCM tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, mở rộng chuyên án; lần theo dòng chảy ma túy để khui từng vỏ bọc của các 'ông trùm' ma túy.

Nadal lên sẵn kịch bản giải nghệ

Tay vợt người Tây Ban Nha cho biết có tinh thần thoải mái sẵn sàng thi đấu Davis Cup 2024 trên sân nhà cũng như việc sẽ giải nghệ ở đây.

VFF phạt nặng Nguyễn Xuân Nam và Vũ Văn Sơn

Ban kỷ luật VFF đã chính thức đưa ra án phạt. Theo đó, cả Nguyễn Xuân Nam và Vũ Văn Sơn đều bị phạt 20 triệu đồng và treo giò 4 trận

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.