Chè Việt Nam hiện được xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng nằm trong tốp 5 quốc gia xuất khẩu chè nhiều nhất. Tuy nhiên, ngành chè trong nước hiện đối mặt với nhiều khó khăn về tổ chức sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, đáp ứng các yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe của các nhà nhập khẩu. Nhà báo Trịnh Bá Ninh và 2 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu cây chè, thương mại các sản phẩm chè hiến kế để nâng tầm ngành chè Việt Nam.
Chè Việt Nam hiện được xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu chè nhiều nhất. Năm 2023 xuất khẩu chè đạt 121.000 tấn mang về nguồn ngoại tệ trị giá 211 triệu USD. Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan đây lại là năm có sản lượng xuất khẩu chè thấp nhất trong 7 năm qua.
Mặt khác, giá xuất khẩu chè năm ngoái bình cũng cũng chỉ đạt 1.737 USD/ tấn, chỉ bằng 67% so với giá chè xuất khẩu bình quân của thế giới. Theo Bộ NN và PTNT có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là các quy định ngày càng khắt khe tại các thị trường chính và chè Việt Nam hiện mới chỉ xuất khẩu thô, hàm lượng chế biến sâu thấp. Mời quý vị cùng đến với tổng hợp ngắn sau đây để hiểu rõ hơn về nội dung này.
Câu hỏi đặt ra với ngành chè hiện nay là làm sao có thể giải quyết được những khó khăn đang hiện hữu để ngành chè Việt Nam không những nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu sang các thị trường mà còn xây dựng vị thế vững chắc cho trên thị trường thế giới cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng trong nước?
Ngay sau đây mới quý vị cùng đến với phần trò chuyện giữa Nhà báo Trịnh Bá Ninh và 2 vị khách mời là:
- PGS, TS Nguyễn Văn Toàn -Nguyên Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc- Chuyên gia, ông cũng là nghiên cứu viên cao cấp lĩnh vực cây chè.
- Ông Đoàn Anh Tuân – Giám đốc Công ty Chè Thế Hệ Mới - tỉnh Phú Thọ.
Tiềm năng của ngành chè Việt Nam là rất lớn, nhưng thách thức cũng không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh cảnh hội nhập thị trường thế giới, sức ép về hàng rào kỹ thuật, nhất là vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe, trong khi mức sống của người tiêu dùng ngày càng cao, yêu cầu sản phẩm không những chất lượng mà còn phải, đa dạng, đổi mới.
Việc tập trung vào xây dựng thương hiệu chè cao cấp, chú trọng quảng bá, tôn vinh văn hóa của ngành sản xuất chè Việt Nam chắc chắn sẽ giúp ngành chè trong nước tạo ra được những dòng sản phẩm dẫn dắt thị trường trong giai đoạn tới.