Lực lượng khuyến nông cộng đồng có vai trò nòng cốt trong thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất, tập huấn kỹ thuật canh tác, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững.
Vai trò khuyến nông cộng đồng trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
MC: Kính thưa quý vị và bà con!
Ngày 27/11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1490/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Đề án đặt mục tiêu hình thành 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
MC: Để hiểu rõ hơn về Đề án quan trọng này, Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Phát huy vai trò khuyến nông cộng đồng thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL”.
Tham dự Tọa đàm có 2 vị khách mời:
1. Ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang.
2. Ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang.
Xin cảm ơn Ông Lê Văn Dũng và ông Lê Minh Thắng đã tham gia chương trình tọa đàm ngày hôm nay.
Trước khi đi vào thảo luận, xin mời 2 vị diễn giả, cùng quý vị và bà con theo dõi phóng sự sau:
Clip 1 “Triển khai thực tế Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vào đồng ruộng”.
Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ NN-PTNT cùng các đơn vị trực thuộc và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã bắt tay thực hiện các công việc cụ thể, triển khai đưa Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vào đồng ruộng.
Đề án được triển khai tại 12 tỉnh, thành ĐBSCL gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ, với tổng diện tích khoảng 1 triệu ha chuyên canh lúa đến năm 2030.
Tiền đề để triển khai Đề án là vùng ĐBSCL vừa thực hiện rất thành công Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam – VnSAT với hàng trăm ngàn hộ nông dân đã được đào tạo về kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến và áp dụng thực tế vào đồng ruộng trên diện tích khoảng 180.000 ha vùng dự án.
Căn cứ tiêu chí vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp của Đề án, các tỉnh, thành đã tiến hành xác định các vùng đạt tiêu chí, đăng ký và xây dựng kế hoạch thực hiện, bố trí kinh phí hoàn thiện các điều kiện ban đầu để triển khai Đề án trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Dựa trên các tiêu chí đăng ký tham gia Đề án, các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Bộ NNN-PTNT rà soát các diện tích đủ tiêu chí để mở rộng trong giai đoạn 2026-2030, hướng tới mục tiêu hình thành 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL vào năm 2030.
MC: Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn nhất vùng ĐBSCL và cũng là tỉnh đăng ký tham gia Đề án với diện tích lớn nhất, lên tới 200.000ha trong tổng số 1 triệu ha.
Xin ông Lê Văn Dũng cho biết đâu là cơ sở để tỉnh đăng ký tham gia Đề án với diện tích lớn như vậy và đến nay tỉnh đã triển khai Đề án như thế nào?
Trả lời: Ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang.
MC: Là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, Kiên Giang rất chú trọng công tác khuyến nông và đã thành lập Tổ chức Khuyến nông trước khi có Khuyến nông Quốc gia 2 năm. Và hiện nay, Kiên Giang cũng là một trong những tỉnh tiên phong thực hiện thí điểm Tổ Khuyến nông cộng đồng tại ĐBSCL.
Ông Lê Văn Dũng có thể chia sẻ về những đặc thù này của tỉnh với quý vị và bà con?.
Trả lời: Ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang.
MC: Hậu Giang là tỉnh trẻ nhất tại ĐBSCL khi mới bước qua tuổi đôi mươi, nhưng ngay từ khi thành lập tỉnh, Hậu Giang đã chú trọng đưa lực lượng khuyến nông về cơ sở, với việc thành lập Tổ Kỹ thuật nông nghiệp xã.
Xin ông Lê Minh Thắng cho biết cơ cấu tổ chức và hoạt động của khuyến nông Hậu Giang thời gian qua như thế nào?
Trả lời: Ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang.
MC: Với Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, Hậu Giang được Bộ NN-PTNT chọn là tỉnh đầu tiên trong vùng để khởi động Đề án.
Thưa ông Lê Minh Thắng, từ cánh đồng khởi động này, đến nay Hậu Giang đã duy trì và mở diện tích tham gia Đề án như thế nào?
Trả lời: Ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang.
MC: Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, là đề án lớn, với mục tiêu tổ chức lại sản xuất, thay đổi căn bản về kỹ thuật sản xuất lúa, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. Vì vậy, rất cần lực lượng cán bộ để hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, trong đó Tổ Khuyến nông cộng đồng đóng vai trò nòng cốt triển khai thực hiện.
Để hiểu rõ về vai trò này, chúng ta cùng theo dõi phóng sự sau:
Clip 2: “Vai trò Tổ Khuyến nông cộng đồng trong thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”.
Ngày 15/3/2024, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội thảo về vai trò, nhiệm vụ của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng thực hiện đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, đây là đề án rất lớn, để đạt được các mục tiêu đề ra, cần có sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ NN-PTNT với các Bộ, ngành Trung ương và đặc biệt là sự chủ động vào cuộc của các tỉnh vùng ĐBSCL. Trong đó, hệ thống khuyến nông, đặc biệt là lực lượng khuyến nông cộng đồng đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện, đồng hành cùng nông dân, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực và là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp.
Từ những tỉnh được chọn thí điểm ban đầu, các tỉnh, thành đã nhanh chóng củng cố lực lượng khuyến nông cơ sở, để thành lập Tổ khuyến nông cộng đồng ở hầu hết các xã, nhất là những vùng triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Đồng thời, phân công rõ vai trò, nhiệm vụ của Tổ khuyến nông cộng cồng trong thực hiện Đề án từ việc tham gia các hoạt động tuyền thông, đào tạo tập huấn kỹ thuật cho nông dân, tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị, xây dựng mô hình điểm và nhân rộng mô hình để đạt được diện tích mục tiêu đăng ký của từng tỉnh, thành.
MC: Từ 2 Tổ Khuyến nông cộng đồng được thành lập tại xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành và xã Mỹ Phức huyện Hòn Đất, đến nay Kiên Giang đã có quyết định thành lập và phủ kín Khuyến nông cộng động ở tất các xã trọng điểm về sản xuất nông nghiệp.
Thưa ông Lê Văn Dũng, cụ thể đến nay Kiên Giang đã thành lập được bao nhiêu Tổ Khuyến nông cộng đồng, với cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động như thế nào?
Trả lời: Ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang.
MC: Đối với Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, Tổ Khuyến nông cộng đồng được xác định là lực lượng có vai trò nòng cốt giúp nông dân tổ chức sản xuất, xây dựng các mô hình…
Vậy vai trò và nhiệm vụ của tổ Khuyến nông cộng đồng trong Đề án 1 triệu ha tại Kiên Giang được xác định như thế nào, thưa ông Lê Văn Dũng?
Trả lời: Ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang.
Mặc dù không thuộc các tỉnh tham gia thí điểm thành lập Tổ Khuyến nông cộng cộng nhưng Hậu Giang đã quan tâm, kiện toàn tổ chức khuyến nông, sớm thành lập các Tổ khuyến nông cộng đồng để tham gia thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại tỉnh?
Thưa ông Lê Minh Thắng, đến nay Tổ Khuyến nông cộng đồng tại Hậu Giang đang hoạt động như thế nào?
Trả lời: Ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang.
Mới đây, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tỉnh Hậu Giang 2024-2025, với nguồn kinh phí gần 154 tỷ đồng.
Cụ thể, nguồn lực này sẽ được phân bổ và triển khai thực hiện như thế nào?
Trả lời: Ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang.
MC: Tại Kiên Giang, có 2 cánh đồng tại Tân Hiệp và An Minh được Bộ NN-PTNT chọn tham gia Đề án và phối hợp với tỉnh triển khai khởi động. Sau đó, tỉnh Kiên Giang sẽ đồng loạt khởi động các cánh đồng ở 10 huyện còn vào vụ đông xuân 2024-2025. Như vậy, Kiên Giang sẽ có 12/15 huyện, thành phố tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
Thưa ông Lê Văn Dũng, đến nay tỉnh đã triển khai và phân bổ nguồn lực để thực hiện Đề án này như thế nào?
Trả lời: Ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang.
MC: Thưa quý vị và bà con!
Mục tiêu của Đề án là hướng tới hình thành 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như thu nhập cho nhà nông...
Một lần nữa xin cảm ơn 2 vị khách mời đã dành thời gian cho chương trình tọa đàm ngày hôm nay.
Xin cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại.