Tết đến Xuân về, thay vì được đoàn tụ bên gia đình thì những cán bộ kiểm lâm phải ăn nằm giữa rừng để thực hiện sứ mệnh giữ rừng thêm xanh.
Tết đến Xuân về của những người giữ rừng xanh
Tết đến Xuân về, thay vì được đoàn tụ bên gia đình thì những cán bộ Kiểm lâm, phải ăn nằm giữa rừng để thực hiện “sứ mệnh” giữ rừng thêm xanh.
Chốt cửa rừng Bản Bến, Trạm Kiểm lâm cửa rừng Phúc Sơn thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang những ngày đầu năm mới. Những cán bộ Kiểm lâm và lực lượng Tuần rừng đành phải gác lại các hoạt động vui xuân bên gia đình, bạn bè để canh giữ rừng.
Trên địa bàn huyện Lâm Bình hiện có trên 76.000 héc ta rừng trong đó có 67.000 héc ta là rừng tự nhiên hiện còn rất nhiều các loại cây gỗ quý được bảo vệ nghiêm ngặt. Với địa hình gần như toàn bộ là núi đá, rừng tại đây chủ yếu là cây gỗ nghiến loại gỗ quý hiếm hàng trăm năm tuổi.
Gần như ngày nào cũng vậy, mỗi cán bộ Kiểm lâm và các Tuần rừng tại đây luôn phải leo núi hàng chục kilomet vượt qua những mỏm đá cheo leo, nếu như không may trượt chân có thể nguy hiểm đến tính mạng để kiểm tra, đánh dấu, phân loại từng cây một.
Với nhiều người thì Tết là ngày đoàn viên, sum họp bên gia đình, bạn bè... Nhưng đối với những cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng thì đây lại là thời gian căng thẳng nhất, luôn phải đối phó với “lâm tặc” và nạn cháy rừng. Với họ, ngày Tết chỉ thật sự vui khi những cánh rừng luôn mang một màu xanh bát ngát.
Phỏng vấn
Ông MA PHÚC SÁNG
Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
Mặc dù là trong những ngày tết này thì rất là nhớ nhà và mở con cũng mong nhưng mà nhiệm vụ thì Đảng nhà nước giao chúng tôi vẫn phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù là công việc nó vất vả, nhưng chúng tôi cũng thấy rằng là những việc này mình cũng rất là tự hào vì công việc của mình.
Hầu hết, những trạm bảo vệ rừng thuộc quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang đều là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng những địa điểm này rất xa xôi, hẻo lánh.
Hôm nay, cán bộ Kiểm lâm Ma Văn Thắng, trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Bắc Vãng Hạt Kiểm lâm huyện Na Hang đang lựa những con cá to nhất mà trạm nuôi được trên hồ thuỷ điện để làm cỗ Tết.
Ở đây khách lạ đến du lịch sẽ thấy thú vị vì cảnh đẹp, không khí trong lành, nhưng đối với những người quanh năm suốt tháng sống ở nơi “thâm sơn” này mới thấu hiểu hết được cảnh sinh hoạt khi thiếu thốn trăm bề.
Phỏng Vấn
Ông NGUYỄN VĂN TOÁN
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
Các đối tượng vi phạm, thì thường lợi dụng vào những ngày lễ ngày Tết để lên rừng khai thác lâm sản trái phép và vi phạm pháp luật, nên là chúng tôi chỉ đạo kiểm lâm địa bàn cũng như là các trạm các chốt kiểm lâm, để trực và báo quân số duy trì hoạt động mà ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Tiết trời giao mùa cũng là lúc giữa thung lũng rừng già hun hút muôn loài thảo mộc, cỏ cây trỗi dậy đâm chồi non, khoe lộc biếc. Tiếng chim rừng thánh thót trên cây như báo hiệu mùa Xuân đã về nơi miền sơn cước.
Trực bảo vệ rừng dịp Tết ai nấy cũng đều nhớ nhà, nhớ người thân, nhất là bữa cơm tất niên cuối năm và không khí đón giao thừa ấm cúng bên gia đình. Tuy nhiên, vì nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trong dịp Tết đến Xuân về hết sức quan trọng nên mọi người đều duy trì lịch trực, cùng chia sẻ, động viên nhau vui xuân mới giữa rừng.
Phỏng vấn
Ông MA VĂN THẮNG
Hạt Kiểm Lâm huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Khi đã vào ngành, chúng tôi đã biết được cái nhiệm vụ của chúng tôi là như vậy rồi, cho nên là chúng tôi cũng rất là san sẻ và chia sẻ với nhau thôi đến ca trực của ai thì anh em lúc nào cũng phải đề cao cái trách nhiệm của mình và hoàn thành nhiệm vụ. Khi về với gia đình thì chúng tôi cũng yên tâm vì nghĩa nhiệm vụ của mình đã hoàn thành.
Phỏng vấn
Ông DƯƠNG VĂN XY
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang
Hiện nay thì trên tổng 8 đến trạm chốt trong đó là 40 chốt chặng kiểm tra của Kiểm lâm ở các chốt nằm sâu ở những khu rừng trọng điểm nên là cái việc sinh hoạt của cán bộ Kiểm lâm cũng như là gặp rất nhiều khó khăn. Cái thứ hai là cái việc áp dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo quản lý, bảo vệ rừng ở các vùng cũng không đồng bộ cũng không thuận lợi vì kể cả sắm tivi cũng không có nên là anh em cũng rất vất vả. Cái thứ 3 nữa là công tác đi chuyển các chốt nằm sâu trong rừng cơ bản phải đi bộ có điểm đi bộ đến 5 tiếng.
Mùa xuân - mùa của lễ hội và những chuyến du xuân mang nhiều niềm vui, ý nghĩa với mọi người. Trong khi đó, những người làm nhiệm vụ giữ rừng, nhất là ở các trạm vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới thường phải tạm gác lại hạnh phúc riêng tư, vui Tết, đón Xuân giữa những cánh rừng già xanh thẳm. Ở đó dường như mọi người chỉ làm bạn với cỏ cây, lắng nghe khúc nhạc giao mùa từ các loài chim muông thân thuộc.
Phỏng vấn
Ông MA BÁ TRỊNH
Nhân viên tuần rừng Hạt Kiểm lâm huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Ngày Tết thì anh em ai cũng muốn ở bên gia đình vợ con nhưng do tính chất công việc đặc thù, cho nên là anh em cũng đã khác lại niềm vui của mình để làm nhiệm vụ để thực hiện tốt kế nhiệm vụ và cơ quan đơn vị giao.
Được biết, ngoài các lực lượng được giao trọng trách bảo vệ rừng như Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ. Trong những năm qua, chính quyền địa phương các cấp tại Tuyên Quang đã có những chính sách thiết thực như giao một số diện tích rừng này cho người dân cùng bảo vệ, chăm sóc. Từ đó hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng tại đây luôn được nâng cao. Người dân cũng được hưởng lợi lớn từ rừng.
Ông MA PHÚC HIẾN
Xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
Trước đây tôi ở địa trên địa phương thì việc quản lý và bảo vệ rừng thị trường tốt lắm thì hiện nay có chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng. Ví dụ như hỗ trợ tiền gạo để cho người dân được cải thiện đời sống và người dân có trách nhiệm có tốt hơn. thì những năm gần Tết thì cũng có một số lượng gạo tiền để ăn Tết vui vẻ và đầm ấm hơn. cuộc sống bực nâng cao hơn.
Ông DƯƠNG VĂN XY
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang
Những năm gần đây với các lực lượng hỗ trợ lực lượng kiểm dừng với lại cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, ví dụ chương trình mục tiêu quốc gia cung cấp cái hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như là các cái hỗ trợ về công việc công tác khoán bảo vệ rừng, công tác chi trả bảo vệ rừng cũng có rất nhiều nguồn thu cho nên những vụ vi phạm bảo vệ rừng đã giảm đi đáng kể, đời sống của người dân được nâng cao cho nên việc tác động phá rừng đã giảm đáng kể.
Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, Gian khổ biết dành phần ai”, đúng vậy, lời bài hát trong ca khúc “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn như muốn khắc họa những công việc khó khăn, nặng nhọc, mà ở đây có thể hiểu là những người đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ giữ rừng. Họ vất vả, nhưng luôn tràn đầy ước vọng, niềm tin, cùng quyết tâm giữ màu xanh cho những cánh rừng.
Mùa Xuân tiết trời hanh hao rét ngọt, trăm hoa đua nở, tỏa hương, khoe sắc. Những cánh rừng già xanh thẳm ở Tuyên Quang đang bừng sáng sắc Xuân. Để có bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, thơ mộng phải kể đến những người giữ rừng xanh làm nhiệm vụ giữ rừng, góp phần làm giàu vốn rừng, cho mùa Xuân thêm tươi mới, ngập tràn hương sắc.