Theo khảo sát của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, tỉnh hiện vẫn còn 34 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu và cần đảm bảo an toàn.
Thanh Hóa đảm bảo an toàn 34 vị trí đê, kè trọng điểm xung yếu
Theo khảo sát của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, tỉnh hiện vẫn còn 34 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu và cần đảm bảo an toàn.
Đây là đoạn đê từ K0+850-K0+900 trên tuyến đê tả sông Bưởi qua khu phố Ngọc Bồ (thị trấn Kim Tân) được UBND huyện Thạch Thành xác định là một trọng điểm đê cần bảo vệ trong mùa mưa lũ năm 2024. Ghi nhận tại hiện trường, trên mặt đê đã xuống cấp nghiêm trọng, tại vị trí mái đê phía đồng có hiện tượng thẩm lậu.
Bà Nguyễn Thị Hoa - Thị trấn Kim Tân,huyện Thạch Thành, Thanh Hóa
Đây là tuyến đê chắn nước lũ, nước lũ lớn, không an toàn dân sinh sống đây, đi lại rất khó cho nên muốn nhà nước quan tâm làm đê điều tốt cho người dân khỏi ảnh hưởng mùa lũ lụt, vì mùa lũ rất ảnh hưởng với người dân ở đây.
Bà Nguyễn Thị Lệ - Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa
Nhờ nhà nước quan tâm đường đê đang bị thế, đến mùa lũ nó cứ ọ c ạch thì chúng tôi chỉ bỏ của chạy lấy người, nên rất mong cấp trên làm được cái đê cho dân là sướng.
Để bảo đảm an toàn công trình đê điều, hồ đập, chủ động phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, thời gian qua huyện Thạch Thành đã triển khai các phương án đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng đê điều có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa bão năm 2024.
Ông Nguyễn Đức Luận - Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng huyện Thạch Thành, Thanh Hóa
Công trình kè chống sạt lở đang triển khai thi công 85% khối lượng, đúng tiến độ hợp đồng, Ban quản lý dự án huyện, chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu chủ động phòng chống lụt bão, chuẩn bị nhân lực, máy móc, thiết bị, sẵn sàng sứng phó thiên tai khi có sự cố xảy ra
Tương tự, Thành phố Thanh Hóa có 3 hệ thống sông, gồm sông Chu, sông Mã, sông Lạch Trường với nhiều tuyến đê kiên cố. Trước mùa mưa bão năm 2024, Thành phố Thanh Hóa đã tổ chức đánh giá hiện trạng công trình đê và các công trình trên đê, từ đó kịp thời tổ chức duy tu, bảo dưỡng.
Ông Lê Thiên Phúc - Phó trưởng phòng Kinh tế, UBND Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Trên hệ thống đê Có công trình cống qua đê Hoằng Đại đang đưa vào vị trí trọng điểm, cống xây dựng năm 1968, xây dựng theo kết cấu kè đá học nên có hiện tượng rò r ỉ mái cống, do đó thành phố đang xây dựng trọng điểm tập kết vật tư để chỉ đạo an toàn mùa mưa lũ, với phương châm thiệt hại thấp nhất và phát hiện kịp thời mối nguy trên đê ứng cứu kịp thời trong mùa lũ)
Để chủ động phòng chống bão lũ, UBND Thành phố Thanh Hóa đang tập trung vật tư dự trữ để chống tràn cho 20km/36,7km đê và các sự cố có thể xảy ra khi có lũ.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa
Thời gian tới, Sở sẽ bám sát hiện trạng đê điềuu, quy hoạch đê điều, tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh cân đối nguồn lực, đầu tư đồng bộ các tuyến đê, vị trí xung yếu đê điều, những cống qua đê không đảm bao an toàn, để đảm bảo an toàn lâu dài hệ thống đê điều tỉnh thanh hóa, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất cho người dân và nhà nước)
Được biết, tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực triển khai các phương án đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng đê điều có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão năm 2024. Hiện Thanh Hóa đang triển khai, thi công 65 công trình đê điều, hồ đập, trong đó có 26 công trình được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của trung ương và 39 công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh./.