Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, đã có phác đồ điều trị bò sữa bị tiêu chảy tại Lâm Đồng và sẽ sớm công bố nguyên nhân hiện tượng này.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đã có phác đồ điều trị tiêu chảy trên bò sữa
Chiều ngày 7/8, nghe Cục Thú y báo cáo tôi gọi điện về Sở Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng để nắm tình hình. Sáng mùng 8/8 họp với Cục Thú y để có những giải pháp cơ bản; và ngày 10/8 vào Lâm Đồng khảo sát thực địa và họp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh Lâm Đồng với công ty Navetco và chuyên gia các đơn vị của Cục Thú y, các doanh nghiệp dịch vụ về công tác thú y trên địa bàn tỉnh. Phải nói thế này, khi có thông tin như thế thì đã chỉ đạo cuộc Cục Thú y cử đoàn công tác vào và đến ngày mùng 9/8 thì tăng cường thêm đồng chí Cục trưởng và một số đồng chí khác. Như vậy, các đơn vị của Cục Thú y gồm Thú y Vùng 6, Trung tâm chẩn đoán quản lý thuốc, khảo kiểm nghiệm và dịch tễ, yêu cầu lấy mẫu để giải trình tự gen kiểm tra và trong ngày hôm nay sẽ có kết quả.
Như chúng ta biết cái số lượng tiêm là gần 9 nghìn con, số bò mắc bệnh trong số đó là 4 nghìn 900 con. Hôm qua thay mặt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tiêm vắc xin có sự ảnh hưởng đến dịch bệnh.
Bộ đã điều động Cục Thú y gồm: Thú y Vùng 6, Trung tâm chẩn đoán và các đơn vị chuyên môn vào để tập trung lấy mẫu xét nghiệm giải trình tự gen với độ chính xác cao để chúng ta kết luận nguyên nhân. Về giải pháp, hôm nay phải nói là có những cái rất chung trong xử lý về vắc xin. Như sau khi tiêm ngâm bệnh trong thời gian đến 7 ngày thường phát bệnh, 8 ngày là cao trào mầm bệnh; 15 ngày đến 21 ngày thì bệnh dịch đi.
Cái chung đó thì tôi đã chỉ đạo Cục Thú y vào sáng mùng 8 đã có giải pháp cơ bản và đến hôm qua vào, sau khi rà soát thực địa xong nghe các bên báo cáo đã chốt lại được cái phác đồ điều trị sát với đối với từng đối tượng để đưa lại hiệu quả và trong ngày hôm nay sẽ có kết quả xét nghiệm giải trình gen để chúng ta kết luận nguyên nhân.
Như vậy, một mặt với giải pháp mang tính chung nhất, sát nhất, một mặt là tiếp tục xác định nguyên nhân và khi nguyên nhân đã rõ nếu như phác đồ điều trị chưa sát và chưa chặt chẽ thì chúng ta tiếp tục điều chỉnh cho sát thực tiễn hơn để đưa lại hiệu quả tích cực hơn.
Về phác đồ điều trị về tổng thể là an toàn sinh học trong phòng chống dịch bệnh vì độc lực của vi rút, đường lây chuyền của vi rút rất phức tạp, do vậy an toàn sinh học phải là giải pháp đầu tiên. Thứ hai cho phân loại các đàn bò, con nào triệu chứng nhẹ, con nào đã nhiễm bệnh, con nào mắc bệnh nặng thì giải quyết như phác đồ điều trị đã thống nhất, xử lý truyền dịch thế nào, giải quyết thuốc uống thế nào, cho dùng kháng sinh, thuốc bổ trợ như thế, liều lượng hướng dẫn thế nào và liệu trình điều trị phải làm rất chặt chẽ, thứ nữa là về việc xử lý xác bò chết không đúng quy trình, không đúng địa điểm sẽ ảnh hưởng nguồn nước ngầm ảnh hưởng lây truyền trong môi trường, do vậy Bộ đã phối hợp với các đơn vị chỉ đạo thống nhất rất cao về xử lý về xác bò chết đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.