Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản, kết hợp các giải pháp tài chính khác cùng cam kết dài hạn đang góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao vị thế của nông sản ĐBSCL.
Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản phát triển bền vững
Là đơn vị tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, TP. Cần Thơ mạnh dạn tham gia diện tích 100.000 ha. Công ty cho rằng, trước đến nay ngân hàng cũng đã cho ngành hàng lúa, gạo vay với số tiền rất nhiều, tuy nhiên nguồn vốn mang tính chất cục bộ không dài hạn.
Ông PHẠM THÁI BÌNH – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ: ( Hầu như xưa đến nay doanh nghiệp XK gạo chưa tiếp cận vốn vay dài hạn thì buộc phải lấy vốn ngắn hạn chuyển sang đã bấ hợp lý rồi chính vì giữa ngân hàng với doanh nghiệp chúng ta nên cân vào trong tiêu chí đề án mà cân lại nguồn vốn).
Công bố của Ngân hàng Nhà nước mới đây cho biết, kết quả triển khai một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được như kỳ vọng. Đơn cử, cho vay không có tài sản bảo đảm mới chiếm khoảng 20% dư nợ nông nghiệp nông thôn; dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với hợp tác xã còn thấp… bởi với nhiều rủi ro ngân hàng sẽ ít chấp nhận.
Tiến sĩ TRẦN DU LỊCH -Chuyên gia kinh tế: ( Là sao giải quyết được bài toán nầy bị vì ngân hàng người ta sẵn sàng nhưng phải giảm rủi ro mà trong lĩnh vực cho vay nông dân trong điều kiện thiên tai thành ra đây là bài toán mà tôi nghĩ là là hội thảo đã bàn luận như vậy và trong hội thảo lần nầy đã bàn thảo liên quan các vấn đề như vậy)
Vừa qua, tại hội thảo “Thúc đẩytín dụng cho ngành hàng nông sản - giải pháp tài chính, cam kết dài hạn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao vị thế của nông sản ĐBSCL” các đại biểu đã đề xuất sửa đổi các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới; các giải pháp thúc đẩy tín dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong các ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL từ 3 phía: Nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp, nhằm góp phần đưa ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững.